Thursday, May 19, 2016

KIẾN BẤT ĐÃI VĂN (見不逮聞)

Hồi nào tới giờ có một giai thoại văn học mà hôm nay tôi mới biết. Có rất nhiều người thích làm thơ nhưng nếu làm thơ tự sướng cho vui nhà vui cửa, post lên để anh em cùng cười vui thì đó là một điều tốt, còn làm thơ mà tự nghĩ mình là thi sĩ thì thôi tội nghiệp lắm. Một bài thơ phải làm người đọc đồng cảm và hiểu được điều mình muốn chia xẻ chớ không phải thơ chỉ là một bài văn vần mà ngày xưa gọi là thơ "con cóc" và ngày nay với đà văn minh hiện đại theo đúng nhịp sống thời đại sang trọng, cao quý hơn nên gọi là thơ "Tuyết Giáp" (雪蛤 Đúng phải gọi là "Tuyết Cáp" nhưng VN quen dùng Tuyết Giáp).
Theo Nguyên Khôi, ông nói như thế này:
" Thơ là nỗi lòng (tiếng lòng) được cất lên thành lời (ngôi lời) bằng hình tượng thơ sống động với một thứ chữ (ngôn ngữ) tinh luyện, mang trọn một (những) tứ thơ (ý kết thành tứ) bao hàm cả Tình- Cảnh- Sự (mà trong đó TÌNH là Người, CẢNH là Trời, SỰ là sự việc hợp cả Trời Đất mà quán thông...tất cả nhằm "thông điệp" (gửi đến) bạn đọc một ý tưởng nào đấy.
Trong Thơ thì chữ đẻ ra nghĩa vì "ngôn ngữ là ngôi nhà của tồn tại. Ngôn ngữ là tồn tại. Một tồn tại Người".
Người xưa (kể cả Trung Hoa & Việt Nam) thì từ buổi sơ khai (chưa có chữ viết) các bậc huynh trưởng đã dùng Thơ Ca dạy bảo con em để chúng trở thành người chính trực ôn nhu, rộng lượng kiên nghị, cứng cỏi mà không thô bạo, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ để nói Chí, Ca dùng để ngân dài lời Thơ. Thơ ở trong lòng là Chí, phát ra lời là Thơ (Chí có nghĩa là "dừng" ở trong lòng nên nó được gắn với hai chữ TÌNH và Ý).


Toàn Đường Thi gồm 42.863 bài thơ của 2520 Thi sĩ đời nhà Đường. Tuy nhiên, có vài Nhà Thơ chỉ có "một câu" để đời...như Nhà thơ một câu Thôi Tín Minh (崔信明), ông sáng tác hàng trăm bài thơ nhưng chỉ có một câu được người đời ca ngợi, truyền tụng đó là "Phong lạc Ngô giang lãnh" (枫落吴江冷) - lá Phong rụng làm sông Ngô lạnh, quả là tuyệt tác."
Thực tế có những nhà thơ nổi tiếng và cuộc đời chỉ có mấy bài, còn như Thôi Tín Minh với tất cả các bài thơ người đời chỉ thích có một câu duy nhất. Nhưng chắc còn hơn không có câu nào.
Câu chuyện này tình cờ tôi mới đọc được trong một bài có tựa đề:

KIẾN BẤT ĐÃI VĂN 
見不逮聞
Giải thích: bất đãi 不逮: không kịp. Ví những gì mà chính mắt trông thấy không bằng những gì mà tai nghe trước đây, hình dung chỉ có hư danh.
Xuất xứ: Hậu Tấn . nhóm Lưu Hu 刘昫: Cựu Đường thư 旧唐书.
Đầu đời Đường có một văn nhân tên Thôi Tín Minh 崔信明 rất thích làm thơ. Câu thơ Phong lạc Ngô giang lãnh 枫落吴江冷 của ông viết rất hay, đặc biệt nhận được sự tán thưởng của Dương Châu Lục sự tham quân Trịnh Thế Dực 郑世翼, nhưng hai người lúc bấy giờ chưa gặp mặt nhau.


Một lần nọ, Trịnh Thế Dực đi thuyền trên Trường giang, ngẫu nhiên gặp được Thôi Tín Minh. Trịnh Thế Dực lập tức dừng thuyền, mời Thôi Tín Minh sang thuyền mình nhiệt tình khoản đãi, bàn về bài thơ đó, khen tặng mấy câu, đồng thời hỏi Thôi Tín Minh có bài nào mới có thể xem được không. Thôi Tín Minh nghe qua không ngăn nổi vui mừng lập tức lấy ra một xấp bản thảo đưa cho Trịnh Thế Dực xem.
Trịnh Thế Dực lật vài trang, càng xem càng ngán, đột nhiên giơ cao tay quăng xấp bản thảo xuống sông và nói rằng:
"Những gì mắt thấy không giống với tai nghe."
Lập tức sai nhổ neo lên đường, bỏ lại Thôi Tín Minh đang vô cùng ngượng nghịu.


Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng

Dịch từ nguyên tác Trung văn
KIẾN BẤT ĐÃI VĂN
见不逮闻
Trong quyển
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004.
(Sưu tầm trên mạng)


成语故事:见不逮闻
  唐初有个崔信明,爱写诗,很自负。他有“枫落吴江冷”的诗句, 颇得当时的“扬州录事参军”郑世翼的赏识。不过那时他们两人还没见过面。有一次,郑世翼坐船行于长江上,偶然与崔相遇。崔求见。当郑世翼知道他就是崔信明时,表示作常欢迎,当即停船接待,并且谈起那句诗来,大大称赞了几句,同时问他有没有新作,可不可以看看。崔听 了,喜不自禁,立刻取出了一大堆来,递给郑世翼。郑翻了儿页,越翻越不感兴趣,竞举手往江里一扔,说了声:“所见不逮所闻!”意思是, 眼见的不及过去听说的好啊!立刻命令开船,头也不回就走了。
(網上搜查)