Vua nước Vệ một lần đề xuất ra một kế hoạch không thỏa đáng, nhưng triều thần ai nấy đều thi nhau tán dương phụ họa. Thấy vậy, Tử Tư (là một học trò của Khồng Tử) nói: “Ta thấy Vệ quốc thật sự là ‘Vua không ra vua, thần chẳng ra thần’ rồi!“.
Công Khâu Ý Tử hỏi: “Sao lại nói như vậy?”.
Tử Tư nói: “Vua tự cho rằng mình đúng, thì quần thần còn ai muốn đề xuất ý kiến của mình. Xử lý mọi việc mà không nghe được ý kiến nào của quần thần để đối chiếu, thì cũng giống như là bài xích ý kiến của quần thần. Huống hồ giờ đây quần thần lại còn đều phụ họa a dua theo ý kiến sai lầm! Không xem xét sự tình đúng sai thế nào mà lại để quần thần tán tụng bản thân, đó là vô cùng hôn ám; không phán đoán sự việc có đạo lý hay không mà lại đồng loạt a dua nịnh nọt, đó là vô cùng u mê siểm nịnh. Vua hôn ám còn thần u mê, như thế mà trị vì trăm họ, thì trăm họ đều bất mãn. Nếu mãi như vậy không thay đổi, thì quốc gia chẳng thể an định lâu dài”.
Tử Tư lại tâu với Vua: “Quốc gia của Ngài mỗi ngày một tệ”. Nhà Vua hỏi: “Tại sao lại như vậy?”. Tử Tư nói, “Sự tình xuất hiện đều là có nguyên nhân. Ngài nếu cho rằng mình đã hoàn hảo, thì đại thần không ai dám cải chính sai lầm của Ngài; các đại thần đều cho rằng mình luôn luôn đúng đắn, thì sỹ nhân trăm họ không ai dám sửa sai cho họ. Quân thần đều tự cho rằng mình tài đức và thuộc cấp cũng đều đồng thanh tán tụng rằng họ tài đức; nếu tâng bốc thuận theo thì được ban thưởng, nếu chỉ ra sai lầm liền bị khép tội ngỗ nghịch, như thế làm sao dẫn đến kết quả tốt đẹp cho được?”. Trong “Thi Kinh” có nói: “Đô Thuyết Tự Kỷ Thánh Hiền, Thùy Năng Phân Biện Ô Nha Đích Thư Hùng Ni?” (Tạm dịch nghĩa: “Ai cũng tự cho mình là Thánh hiền, thì làm sao phân định được trắng đen hay dở đây?”), chẳng phải là tương hợp với tình huống Vua tôi của Ngài đó sao?”.
Không chỉ có Vua quan trách nhiệm trị quốc mới cần chú ý, kỳ thực chúng ta đối nhân xử thế cũng đều phải biết đạo lý này, cần tránh tự cho mình là đúng, mà nên lắng nghe nhiều và chọn lọc ý kiến, như vậy mới có thể tránh khỏi tổn thất và giúp chúng ta có được thành tựu lớn hơn. Có câu thành ngữ: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn). Quan điểm của mọi người cũng giống như nước từ trăm sông, nếu tự cho mình luôn luôn đúng đắn thì cũng giống như biển kia tự mình cắt khỏi trăm sông, như vậy cho dù biển lớn đến đâu, thì cũng sớm ngày khô kiệt.
Thực ra, ý tưởng tự cho rằng bản thân mình luôn luôn đúng đắn là xuất phát từ tâm ích kỷ và tự tôn. Khi chúng ta cố gắng tự sửa mình, giải thể tư duy văn hóa Đảng (luôn tự cho mình là “Vĩ đại, quang minh, đúng đắn”, và không bao giờ chịu nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác), chúng ta nên biết ơn khi người khác chỉ ra thiếu sót của mình. Đó là những giá trị truyền thống của nền Văn hóa nửa-Thần mà cha ông ta đã gìn giữ trong suốt nhiều ngàn năm lịch sử.
Thanh Ngôn
(Sưu tầm trên mạng)
勿自以为是 善纳众人言
文: 清言
文: 清言
卫国国君有一次提出了一个不合适的计划,而群臣却如出一口般的附和,子思说:“我看卫国真是‘君不象君,臣不象臣’啊!”
公丘懿子问:“为什么会这样?”
子思说:“君主自以为是,那么众人就不敢提出自己的意见。即使事情做对了而没有听取众人的意见,这也是在排斥众人的意见,更何况现在众人都附和错误见解,助长邪恶之风呢!不考察事情的是非而乐于让别人赞扬自己,这是无比的昏暗;不判断事情是否有道理而一味阿谀奉承,这是无比的谄媚。君主昏暗而臣下谄媚,这样居于百姓之上,老百姓是不会满意的。长期这样不改,国家就不象国家了。”
子思又对卫国国君说:“你的国家将一天不如一天了。”国君问:“为什么?”子思说:“事出有因。国君如果说话自以为是,那么卿大夫中就没人敢改正你的错误;卿大夫们说话也会自以为是,士人百姓也都不敢改正他们的错误。这样君臣都自以为贤能,而下属们都同声称贤,称贤就是顺从就会有好事,如果指出错误就是忤逆就是有罪,这样怎么会有好结果呢?《诗经》中说:‘都说自己圣贤,谁能分辨乌鸦的雌雄呢?’这不也像你们这些君臣吗?”
不只君臣治国理政需要注意,其实我们待人处事也是这个道理,能够避免自以为是,多听取和采纳众人的建议和意见,这样才能避免损失,以博取众长,取得大的成就。“海纳百川,有容乃大。”一词用在这里也颇恰当,将众人之言比作百川,自以为是就如同是自断百川,这样广袤之海也会很快干涸枯竭的?
其实,自以为是无非就是跳不出“私”和“自我”的小圈子,我们在解体“伟光正”恶党文化的同时,不要忘记“闻过则喜”才是我们神传文化中先贤圣哲们所推崇的在听到他人的意见和指出自己过错后的态度。
(網上搜查)