Thời gian qua, thỉnh thoảng tôi post những bài về các món ăn ngon, lạ hoặc cầu kỳ cao cấp cho các bạn tham khảo. Trong phong cách ẩm thực có 2 quan niệm : "Sống để mà ăn" hay "Ăn để mà sống" ? Theo tôi cả 2 đều đúng và đó là việc không cần bàn cãi tùy theo quan niệm sống và cái túi tiền của mỗi người.
Ăn uống là một văn hóa của mỗi dân tộc, nó biểu hiện đời sống của người dân, từ những món quê nghèo hay thực phẩm hiếm quý đắc tiền, món nào cũng có cái ngon của nó. Ngon hay dở tùy theo tình cảm của người ăn. Lúc ăn mà lòng buồn bực thì "Nem công, chả phụng" cũng chẳng có mùi vị gì. Dù nghèo nhưng:
"Đầu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp gật dầu khen ngon."
Chồng chan, vợ húp gật dầu khen ngon."
Những đại gia trên thế giới, có người bỏ ra vài trăm ngàn đô để mua một cục nấm (truffle) về ăn là chuyện bình thường vì họ có tiền, có tiền thì họ muốn ăn gì mà không được. Nói như thế thì cũng không đúng hẳn, cái cách ăn và đạo đức của việc ăn uống mới là quan trọng. Có người muốn ăn những loại thú hiếm quý nên thuê người đi săn bắt cho dù đó là những động vật hiếm được bảo vệ...
Có một câu chuyện sau đây để các bạn tham khảo:
ẨM THỰC LÀ ĐỂ NO BỤNG
Lưu Nam Viên là Thượng thư bộ Công vào những năm Gia Tĩnh triều Minh. Lúc ông cáo lão về quê, có một vị quan Trực chỉ sử, thường xuyên về phương diện ẩm thực hà khắc trách phạt thuộc hạ, quan lại quận huyện đều rất sợ hãi. Lưu Nam Viên nói: “Đó là học sinh của tôi, tôi sẽ dạy dỗ ông ta”.
Vị Trực chỉ sử đến, Lưu Nam Viên chiêu đãi ông ta, nói với ông ta rằng: “Lão phu định làm yến tiệc mời, nhưng sợ làm phương ngại đến việc công, muốn mời ông một bữa cơm, nhưng thê tử đã đi mất không ai sửa soạn được, vậy làm một bữa cơm bình thường để ông cùng ta ăn uống vậy nhé?”. Bởi vì đây là mệnh lệnh của Sư phụ, Trực chỉ sử nào dám chối từ.
Suốt từ buổi sáng cho đến quá giữa trưa, bữa cơm vẫn chưa xuất hiện, Trực chỉ sử đã quá đói khó chịu đựng. Đợi được bữa cơm bưng lên, chỉ có cơm và một chén đậu hũ mà thôi. Ăn liền 3 bát, Trực chỉ sử thấy bụng đã no lắm rồi. Chốc lát sau, giai hào mỹ tửu mới được dọn lên, bày sắp la liệt, Trực chỉ sử đã rốt cục không ăn nổi nữa, nói: “Tôi đã quá no rồi, không thể ăn thêm nữa”. Lưu Nam Viên cười nói với ông ta: “Bởi vậy có thể thấy được rằng ẩm thực nguyên lai là không có phân biệt tinh thô, lúc đói thì dễ dàng ăn cơm, lúc no thì khó có thể ăn được gì, đạo lý chỉ là như vậy mà thôi”.
Mục đích của ẩm thực chính là no bụng, chỉ cần có thể làm đầy bao tử là được rồi. Chỉ có người vô Đức, xa hoa lãng phí mới có thể quá câu nệ, yêu cầu hà khắc và chấp trước vào mỹ vị. Vị Trực chỉ sử này tuân theo giáo huấn của thầy, từ đó về sau rốt cục không có hà khắc trách phạt người khác về phương diện ẩm thực nữa.
(Sưu tầm trên mạng)
饮食为果腹
刘南垣是明朝嘉靖年间的工部尚书,后来告老还乡。当时有位直指使(官名),经常在饮食方面苛责下属,郡县都非常害怕。刘南垣说:“这是我门下的学生,我应当开导他。”
等到这位直指使来了,刘南垣招待他,对他说:“老夫想设席宴请,恐怕妨碍了公务,特地留你吃一顿饭,可是我妻子到别处去了,没人做饭,家常便饭能同我一起吃吗?”因为这是老师的命令,直指使哪里敢推辞。
可从早上直到过了中午,饭还没有端出来,直指使已经饥饿难耐了。等到饭端上来,只有米饭和一碗豆腐而已。各吃了三碗,直指使觉得吃的过于饱了。不一会儿,佳肴美酒又上来了,罗列满席,直指使已经再也吃不下去了,刘南垣非要他吃,直指使说:“我已经太饱了,不能再吃了。”刘南垣笑着对他说:“由此可见饮食原来是没有精粗之分,饿的时候容易吃饭,饱的时候难以吃东西,是时势所导致成这样罢了。”
饮食的目地就是果腹,只要能填饱肚子即可。只有奢靡浪费的无德之人才会过份的苛求和执著美味。这位直指使遵从了老师的教诲,从此再也没有在饮食方面苛责他人。
(網上搜查)