Friday, May 13, 2016

CẢM NGỘ KHI ĂN XỦI CẢO

Một ngày nọ, Vương Hi Chi 王羲之 đi ngang qua chợ, thấy một tiệm bán xủi cảo có tiếng người ồn ào, vô cùng náo nhiệt, nhất là cặp đối hai bên cửa làm mọi người chú ý, cặp đối có 10 chữ, viết rằng:
Kinh thử quá bất khứ
Tri vị thả thường lai
经此过不去
知味且常来
(Đã đi ngang qua đây thì không thể nào đi được nữa
Đã biết mùi vị ở đây rồi thì thường tới nơi đây)
Tấm biển bên trên viết:
“Áp nhi giảo tử phố”
鸭儿饺子铺
(Tiệm xủi cảo con vịt)
Nhưng chữ viết lại cứng, thiếu công lực.
Xem xong, Vương Hi Chi nghĩ bụng: chữ viết như vậy mà cũng phối với tấm biển? lại suy nghĩ hai câu
Kinh thử quá bất khứ
Tri vị thả thường lai
Rốt cuộc là người nào buôn bán đây, sao mà lại khoa trương như thế? Tiến lại gần để xem, thấy trong tiệm có một chảo nước sôi lớn đặt bên cạnh vách tường thấp. Những bánh xủi cảo làm bằng bột trắng bọc kĩ giống như những con chim trắng nhỏ, từng con từng con bay vượt qua tường, rơi đúng vào chảo nước đang sôi. Chảo đầy xủi cảo, không cần nói, “chim nhỏ” dừng lại không bay qua nữa. Đợi đến lúc luộc chín, vớt hết ra, Những “chú chim nhỏ” lại sắp hàng bay vượt qua tường, rất chính xác không trật.
Vương Hi Chi vô cùng kinh ngạc, thuận tay lấy ra mấy đồng bạc vụn mua một bát xủi cảo, sau đó ngồi xuống. Lúc bấy giờ mới phát hiện, từng bánh xủi cảo tinh xảo lung linh giống như những chú vịt đang đùa trên sóng nước, quả thật đẹp hơn cả hoá công tạo ra. Vương Hi Chi dùng đũa gắp xủi cảo lên từ từ đưa vào miệng, nhẹ nhàng cắn một miếng. Lúc ấy mùi thơm xộc vào mũi, vị ngon tràn cả miệng. Bất giác Vương Hi Chi bưng cả bát xủi cảo ăn sạch.



Ăn xong, Vương Hi Chi nói với chính mình: bánh xủi cảo con vịt quả thật rất ngon, chỉ có điều chữ trên cặp đối ở cửa viết kém quá, không xứng với vị ngon của xủi cảo. Vương Hi Chi ta sao không nhân dịp này viết cho họ, cũng không phụ mình lần nầy đến đây. Nghĩ đến đây Vương Hi Chi bèn hỏi người chạy bàn:
Xin hỏi, chủ nhân của tiệm ở đâu?
Người chạy bàn lấy tay chỉ nơi bức tường thấp, nói rằng:
Bẩm tướng công, chủ tiệm ở sau bức tường kia.
Vương Hi Chi rảo qua tường, thấy một bà lão tóc trắng ngồi trước bàn bột, một mình cán bột làm vỏ xủi cảo, rồi lại gói nhân, loáng một cái là xong, động tác cực kì lanh lẹ. Điều khiến người ta kinh ngạc đó là: sau khi bọc xong, bào lão thuận tay quăng xủi cảo qua tường, xủi cảo con vịt từng cái từng cái lần lượt rơi đúng vào trong chảo.
Tài nghệ cao siêu của bà lão khiến Vương Hi Chi kinh thán không ngừng. Vương Hi Chi vội tiến đến hỏi:
Thưa cụ, công phu thâm hậu của cụ phải mất thời gian bao lâu mới luyện thành?
Bà lão đáp rằng:
Không dấu gì ông, tập cho rành phải cần 50 năm, cho thành thục lão luyện phải cần cả một đời người.
Nghe xong, Vương Hi Chi trầm mặc một lát, giống như đang thưởng thức mùi vị của câu nói, sau đó lại hỏi:
Tay nghề của cụ cao siêu như thế, sao câu đối nơi cửa không nhờ người viết cho đẹp một chút?
Bà lão đáp rằng:
Tướng công có chỗ không biết đấy thôi, không phải tôi không muốn nhờ người viết, chỉ có điều khó nhờ lắm. Người viết có được chút danh tiếng đã vác mặt lên trời, làm gì chịu viết cho dân thường như chúng tôi. Thực ra theo tôi thấy, công phu viết chữ của họ không bằng công phu quăng bánh của tôi đâu.



Lời của bà lão không nhất định ám chỉ Vương Hi Chi, nhưng Vương Hi Chi sau khi nghe qua mặt nóng ran, cảm thấy xấu hổ. Thế là Vương Hi Chi liền viết một cặp câu đối, cung kính tặng cho bà lão.
Dịch giả: Huỳnh Chương Hưng
Nguyên tác Trung văn
NGẬT GIẢO TỬ ĐÍCH CẢM NGỘ
吃饺子的感悟
Trong quyển
TRUNG QUỐC HỘI HOẠ VĂN HOÁ
中国绘画文化
Tác giả: Tần Mộng Na 秦梦娜
Thời Sự xuất bản xã, 2008.
(Sưu tầm trên mạng)
*****
吃饺子的感悟!
一天,王羲之路过集市,见一家饺子铺门口,人声喧嚷,热闹非常。尤其是门旁的那两幅对联,分外惹人注目,上面写着“经此过不去,知味且常来”十个字,横匾上写的是“鸭儿饺子铺”。但是字却写得呆板无力,缺少功夫。
王羲之看罢,心中暗想:这样的赖字,也配写匾?又一琢磨:“经此过不去,知味且常来”。——好家伙!这里到底是什么人的买卖,竟能如此夸口?



走近一瞧,见铺内有口开水大锅,设在一道矮墙旁边。包好的白面饺子,好似一只只白色的小鸟,一个接一个地越墙飞来,不偏不倚正好落入滚沸的大锅。一锅下满,不用招呼,“小鸟”就停飞了。等到这锅饺子煮好,捞完,“小鸟”又排队一样飞来,准确无误。
王羲之十分惊奇,就顺手掏出一些散碎银两,要了一大碗饺子,然后坐下。这时他才发现,饺子个个玲珑精巧,好象浮水嬉戏的鸭儿,真是巧夺天工的奇货!他用筷子将饺子夹起,慢慢地送到嘴边,轻轻地咬了一口。顿时,清香扑鼻,鲜美满口。不知不觉间,把那一大碗饺子,全吞到了肚里。
一顿饱餐之后,王羲之对自己说:这鸭儿饺子果然不错!只是门口那副对联的字写得太差,与这美味饺子实在不能相配,我王羲之何不乘此机会为他们另写一副对联,也不辜负我来此一场——想到这里,他便问店伙计:“请问店主人在哪里?” 店伙计用手指着矮墙说:“回先生,店主人就在墙后。”
王羲之绕过矮墙,见一白发老太婆坐在面板之前,一个人擀饺子皮,又包饺子馅,转眼即成,动作麻利极了。更令人惊奇的是,包完之后,白发老太婆便随手将饺子向矮墙那边抛去,鸭儿饺子便一个一个依次越墙而过。
老人的高超技艺,使王羲之惊叹不止。他赶忙上前问道:“老人家,象您这深的功夫,多长时间才能练成?”老人答道:“不瞒你说,熟练需五十年,深熟需一生。”
听了这话,王羲之沉默了一会,好象在品尝这句话的滋味。然后又问:“您的手艺这样高超,为什么门口的对子,不请人写得好一点呢?”



老人气鼓鼓地说;“先生有所不知,并非老身不愿意请,只是不好请啊!有的人写字刚有了点名气,就眼睛向上,哪里肯为我们老百姓写字。其实,照我看,他们写字的功夫,还不如我这扔饺子的功夫深呢!”老人的活不一定是指王羲之,可是王羲之听了,觉得脸上火辣辣的,羞愧难当。于是,他特意为老人题写了招牌、对联,恭恭敬敬地送给了这位老人家, 贴在门上。这以后,老人的饺子铺名气更大,生意也越发兴隆了。王羲之也更加虚心,刻苦地练习,后来成为名扬天下的大书法家。
(網上搜查)