Wednesday, May 25, 2016

DUNG NHÂN TỰ NHIỄU (庸人自扰)

DUNG NHÂN TỰ NHIỄU
庸人自扰
Câu thành ngữ “Dung nhân tự nhiễu” có nghĩa là người tầm thường thì thích khuấy động mọi thứ lên và tự làm khó mình. Nó được dùng lần đầu tiên trong quyển “Tân đường thư” – “Lục Tượng Tiên truyện”: “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi vi phiền nhĩ” (Thiên hạ vốn là không có chuyện gì, người thường tự sinh ra chuyện, từ đó tự chuốc lấy ưu phiền).
Vào triều vua Đường Duệ Tông, có viên quan Giám sát ngự sử tên là Lục Tượng Tiên. Ông không những khoan dung độ lượng, tài học cao siêu, năng lực xuất chúng, mà còn có tài can gián, được Hoàng đế hết sức kính trọng. Tuy vậy, có một lần ông làm Hoàng Đế nổi giận, bị giáng chức và chuyển đi Ích Châu nhậm chức Đại đô đốc phủ trường sử kiêm chức Kiếm Nam đạo Án sát sứ.
Sau khi đến Ích Châu, Lục Tượng Tiên đối với dân chúng mười phần khoan dung nhân từ. Ngay cả với phạm nhân, ông cũng không muốn dùng hình phạt thân xác. Thuộc hạ của ông nói: “Bách tính nơi này mười phần ngoan cố, rất khó quản giáo, ngài nên dùng hình phạt nghiêm khắc để kiến lập uy vọng cho mình. Nếu không, thì chẳng kẻ nào sợ ngài cả”. Lục Tượng Tiên nghe vậy lắc đầu bảo, “Ta có ý hoàn toàn khác. Dân chúng như vậy là bởi cai quản chưa tốt, nếu ông cai trị tốt, thì xã hội an định, trăm họ an cư lạc nghiệp, dân chúng vì thế mà phục tùng ông, cần gì phải dùng đến hình phạt nặng nề để mà dựng lập uy vọng chứ?”.
Vì vậy, Lục Tượng Tiên tự mình soạn ra một bộ pháp lý mà cai trị Ích Châu. Một lần, có một viên quan nhỏ phạm tội, Lục Tượng Tiên chỉ khiển trách ông ta, bảo không được tái phạm nữa. Thuộc hạ có người thấy thế cho rằng xử vậy quá nhẹ, nhẽ ra nên sử dụng hình phạt dùng côn mà đánh. Lục Tượng Tiên nghiêm túc nói với thuộc hạ rằng, “Người ta ai cũng có tình cảm, chỉ là người ít kẻ nhiều mà thôi. Ta trách tội ông ta, chẳng lẽ ông ta lại không để ý đến điều ta bảo ư? Ông ta là thuộc hạ của ngươi, ông ta phạm tội, chẳng lẽ ngươi lại không có trách nhiệm gì sao? Nếu ta dùng cực hình mà phạt, thì cần phải bắt đầu từ ngươi”.
Thuộc hạ nghe xong, hổ thẹn mà lui ra.


Từ đó về sau, Lục Tượng Tiên nhiều lần bảo các quan lại dưới quyền của mình rằng, “Thiên hạ vốn chẳng nảy sinh sự tình gì lớn, chỉ do một số ít kẻ thiển cận, hạng người tầm thường không có năng lực, tự mình làm cho sự việc lộn xộn, kết quả là những chuyện vốn dĩ giải quyết dễ dàng lại hóa ra hỏng cả. Ta cho rằng cần từ căn bản mà giải quyết mọi sự, sau này có thể giảm bớt rất nhiều phiền toái”.
Lục Tượng Tiên quả nhiên cai quản Ích Châu rất tốt, dân chúng có cuộc sống yên ổn, quan lại cũng mười phần bội phục ông.
Hoằng Nghi
(Sưu tầm trên mạng)

成语故事:庸人自扰
作者: 弘毅
“庸人自扰”这则成语指平庸的人无事生事,自找麻烦。它来源于《新唐书・陆象先传》:天下本无事,庸人扰之为烦耳。


唐睿宗时,朝廷中有个监察御使叫陆象先。他为人宽容,才学很高,办事干练,敢于直言,皇帝很器重他。可是,有一次他触怒了皇帝,被贬到益州任大都督府长史兼剑南道按察使。
陆象先到任后,对百姓十分宽厚仁慈。即使对于犯罪的人,也不轻易动刑。他的助手劝他说,“这里的百姓十分愚顽,很难管教,你应该用严厉的刑罚建立自己的威望。不然的话,就没有人怕你了!”陆象先听了,摇摇头说,“我的看法和你完全不同。老百姓的事情在于治理,你治理的好,社会安定,百姓安居乐业,他们便会服从你,为什么要用严刑来树立自己的威望呢?”
于是,陆象先用自己的一套办法来治理益州。有一次,一个小官吏犯了罪,陆象先只是训诫了他一顿,劝他以后不要重犯。而他的一个属下认为这样处理太轻,应该用棍子重重责打一顿。陆象先严肃的对他们说,“人都是有感情的,而且每个人的感情都相差不远。我责备了他,他难道会不理解我的话么?他是你的手下,他犯了罪,难道你就没有责任么?如果一定要用刑的话,一定从你开始。”
那个属下听了,满脸羞惭的退了下去。


后来,陆象先曾多次对他管辖的官吏说,“天下本来没有什么了不起的大事,只是一些见识浅陋的人,平庸无能之辈,自己骚扰自己,结果把一些很容易解决的事情办糟了。我认为要从根本上解决问题,以后就可以减少很多麻烦。”
陆象先果然把益州治理的很好,百姓生活安定,官吏也十分佩服他。
(網上搜查)

No comments: