Có nhiều định nghĩa về cái “giàu“. Định nghĩa nào cũng đúng, tùy theo tâm tư / suy nghĩ / ước mơ / hoài bão của mọi người. Sẽ đến lúc bạn nhận ra, giàu sang không phải là đích đến cuối cùng của mình...
10 năm trước đây, tôi định nghĩa “giàu” không phải là có nhiều tiền – mà là có… rất nhiều tiền. Nhiều tiền có nghĩa là có nhà cao cửa rộng, có xe hơi, có máy bay, có du thuyền … Nói chung là có mọi thứ. Tôi nhìn thần tượng Bill Gate – và ước ao một ngày nào đó tôi cũng như ông ta, dù không trở thành người giàu nhất hành tinh – thì cũng là một người giàu sang quyền quý. Tôi sẽ cố gắng trở thành một nhân viên giỏi nhất, ưu tú nhất, xuất sắc nhất, có được mức lương cao nhất…
Cái “giàu” đó, bây giờ tôi gọi là “giàu sang“.
5 năm sau, khi đọc cuốn sách “Cha giàu – Cha nghèo” (Rich dad – poor dad), trong tôi hình thành một khái niệm mới về việc đi làm công cho người hoặc làm công cho bản thân mình. Lúc đó hoài bão về việc lập một doanh nghiệp riêng để tự làm giàu cho chính mình cao như đỉnh Thái Sơn vòi vọi. Tôi sẽ là một người thành đạt bằng chính đôi tay, trí óc của mình. Sau ngần ấy năm đi làm, tôi sẽ xây dựng được 1 cái gì đó để lại sau này, chứ không phải chỉ là 1 thằng đi làm thuê quần quật suốt ngày.
Cái “giàu” này, tôi cũng chỉ gọi là “giàu sang“.
Giờ đây, tôi lại có một định nghĩa khác về cái “giàu“.
Tôi vẫn còn đó mơ ước sẽ có cái nhà – không phải nhà cao cửa rộng kiểu villa biệt thự, mà đơn giản chỉ là 1 cái nhà nhỏ / xinh đẹp, có được mảnh sân vườn phía trước trồng 1 vài hoa lá. Thật ra ở nhà to để làm gì? Chúng ta cũng chỉ “ở trọ” thôi mà – có ai ăn đời ở kiếp sống mãi đâu. Tôi đi ở trọ trần gian – đã ở trọ thì một lúc nào đó cũng phải “chuyển” đi nơi khác.
Tôi cũng còn đó mơ ước có nhiều tiền, nhưng không phải cho bản thân mình. Mà cho người thân, cho gia đình, và cho nhiều người đang có mơ ước muốn “giàu” lên như tôi 10 năm về trước. Tiền nhiều rồi cũng thế. Có cố ăn thì cũng ăn no đến cổ rồi cũng ngừng. Ăn có ngon kiểu sơn hào hải vị, gan hùm lưỡi rồng rồi cũng… đi ra hết. Cũng có “giữ” được gì đâu…
Tôi định nghĩa cái “giàu” có nghĩa là chúng ta “giàu thời gian, sức khỏe" để có thể đi đây đó, để học thêm, trải nghiệm thêm về cuộc đời và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Chứ không phải “giàu” là cứ ra khỏi nhà lúc 7h sáng và trở về nhà lúc 10h tối – lương tháng vài chục ngàn USD – nhưng cứ phải quay cuồng trong con vụ cơm áo gạo tiền. Đến một lúc nào đó mệt mỏi, xuôi tay – mới nhận ra sao mình quá “nghèo” như vậy.
Tôi định nghĩa “giàu” là cả khi không có nhiều tiền, nhưng chúng ta vẫn sẵn lòng đến với người khác bằng cả tấm lòng giàu tình thương. Sẵn sàng giúp người khác trong khả năng mà mình có thể. Và biết tận hưởng cái “giàu” ngay cả trong cuộc sống khốn cùng. Địa ngục ở đây, và niết bàn cũng chính ở đây. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Địa ngục hay niết bàn cũng do chính ta mà ra cả.
Tôi gọi đó là “giàu có“.
Giàu sang có nghĩa là bạn giàu – nhưng khi chết đi, bạn phải sang nhượng lại toàn bộ những gì bạn có cho người khác, và chẳng mang được theo mình bất kỳ cái gì cho một cuộc sống mới. Nhiều người rất giàu, có rất nhiều tiền. Họ có cái may mắn có nhiều cơ hội để “làm giàu” hơn người khác, nhưng tiếc thay họ chỉ biết chiếm đoạt, ôm giữ – mà không biết san sẻ cho bất kỳ ai điều may mắn đó.
Giàu có có nghĩa là khi chết đi, bạn vẫn còn có cái để mang theo… Sau ngần ấy năm quần quật, tôi sẽ để lại cho người và cho cả chính mình những cái mà sẽ không mất đi khi tôi chết. Cái mà nhà Phật hay gọi là: “công đức, phước báu“…
Bạn muốn trở thành người giàu sang hay giàu có?
Cái “giàu” đó, bây giờ tôi gọi là “giàu sang“.
5 năm sau, khi đọc cuốn sách “Cha giàu – Cha nghèo” (Rich dad – poor dad), trong tôi hình thành một khái niệm mới về việc đi làm công cho người hoặc làm công cho bản thân mình. Lúc đó hoài bão về việc lập một doanh nghiệp riêng để tự làm giàu cho chính mình cao như đỉnh Thái Sơn vòi vọi. Tôi sẽ là một người thành đạt bằng chính đôi tay, trí óc của mình. Sau ngần ấy năm đi làm, tôi sẽ xây dựng được 1 cái gì đó để lại sau này, chứ không phải chỉ là 1 thằng đi làm thuê quần quật suốt ngày.
Cái “giàu” này, tôi cũng chỉ gọi là “giàu sang“.
Giờ đây, tôi lại có một định nghĩa khác về cái “giàu“.
Tôi vẫn còn đó mơ ước sẽ có cái nhà – không phải nhà cao cửa rộng kiểu villa biệt thự, mà đơn giản chỉ là 1 cái nhà nhỏ / xinh đẹp, có được mảnh sân vườn phía trước trồng 1 vài hoa lá. Thật ra ở nhà to để làm gì? Chúng ta cũng chỉ “ở trọ” thôi mà – có ai ăn đời ở kiếp sống mãi đâu. Tôi đi ở trọ trần gian – đã ở trọ thì một lúc nào đó cũng phải “chuyển” đi nơi khác.
Tôi cũng còn đó mơ ước có nhiều tiền, nhưng không phải cho bản thân mình. Mà cho người thân, cho gia đình, và cho nhiều người đang có mơ ước muốn “giàu” lên như tôi 10 năm về trước. Tiền nhiều rồi cũng thế. Có cố ăn thì cũng ăn no đến cổ rồi cũng ngừng. Ăn có ngon kiểu sơn hào hải vị, gan hùm lưỡi rồng rồi cũng… đi ra hết. Cũng có “giữ” được gì đâu…
Tôi định nghĩa cái “giàu” có nghĩa là chúng ta “giàu thời gian, sức khỏe" để có thể đi đây đó, để học thêm, trải nghiệm thêm về cuộc đời và tận hưởng cuộc sống hiện tại. Chứ không phải “giàu” là cứ ra khỏi nhà lúc 7h sáng và trở về nhà lúc 10h tối – lương tháng vài chục ngàn USD – nhưng cứ phải quay cuồng trong con vụ cơm áo gạo tiền. Đến một lúc nào đó mệt mỏi, xuôi tay – mới nhận ra sao mình quá “nghèo” như vậy.
Tôi định nghĩa “giàu” là cả khi không có nhiều tiền, nhưng chúng ta vẫn sẵn lòng đến với người khác bằng cả tấm lòng giàu tình thương. Sẵn sàng giúp người khác trong khả năng mà mình có thể. Và biết tận hưởng cái “giàu” ngay cả trong cuộc sống khốn cùng. Địa ngục ở đây, và niết bàn cũng chính ở đây. Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. Địa ngục hay niết bàn cũng do chính ta mà ra cả.
Tôi gọi đó là “giàu có“.
Giàu sang có nghĩa là bạn giàu – nhưng khi chết đi, bạn phải sang nhượng lại toàn bộ những gì bạn có cho người khác, và chẳng mang được theo mình bất kỳ cái gì cho một cuộc sống mới. Nhiều người rất giàu, có rất nhiều tiền. Họ có cái may mắn có nhiều cơ hội để “làm giàu” hơn người khác, nhưng tiếc thay họ chỉ biết chiếm đoạt, ôm giữ – mà không biết san sẻ cho bất kỳ ai điều may mắn đó.
Giàu có có nghĩa là khi chết đi, bạn vẫn còn có cái để mang theo… Sau ngần ấy năm quần quật, tôi sẽ để lại cho người và cho cả chính mình những cái mà sẽ không mất đi khi tôi chết. Cái mà nhà Phật hay gọi là: “công đức, phước báu“…
"Của nào bằng của làm lành
Cho đi có nghĩa để dành bấy nhiêu"
Còn bạn?Cho đi có nghĩa để dành bấy nhiêu"
Bạn muốn trở thành người giàu sang hay giàu có?
(Nguồn: vMoney)