THỦ TÚC VÔ THỐ
手足無措
手足無措
Thành ngữ “Thủ túc vô thố” được dịch sát nghĩa là “không đặt tay chân vào đâu được”. Thành ngữ này có xuất xứ từ thiên Tử Lộ trong Luận Ngữ, bộ sách sưu tầm những lời dạy của Đức Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử) và những người đương thời, được chép lại vào thời Chiến Quốc (475-221 SCN).
Nước Vệ vốn là một quốc gia hùng cường vào đầu thời Xuân Thu. Khi Vệ Linh Công qua đời năm 493 SCN, ông đã đưa cháu nội của mình lên kế vị, lấy hiệu là Vệ Xuất Công, bởi vì cha của Xuất Công là Khoái Quý đã bị trục xuất và lưu vong tại nước Tống.
Để giành lại ngai vàng, Khoái Quý đã tranh đấu với chính con trai của mình. Mối bất hòa cha con đã làm đất nước suy yếu và tổn hại thanh danh nước Vệ. Lúc ấy Xuất Công muốn mời Khổng Tử trợ giúp, nhưng Khổng Tử từ chối.
Tử Lộ – một đệ tử người nước Vệ của Khổng Tử – đã hỏi tôn sư rằng thầy sẽ xem xét điều gì đầu tiên nếu thầy đứng ra giúp nước Vệ.
Khổng Tử đã dạy học trò của mình về sự ‘chính danh’ rằng: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc. Cố quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn, vô sở cẩu nhi dĩ hỹ.”
Tạm dịch là: “Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói mà không thuận sẽ khiến việc chẳng thành. Việc chẳng thành khiến lễ nhạc không hưng thịnh được. Mà lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt chẳng đúng phép. Hình phạt không đúng nữa thì dân chúng chẳng biết đặt tay chân vào đâu. Thế nên người quân tử đã dùng danh gì thì tất nói ra được, mà nói ra được ắt làm được. Người quân tử đối với lời ăn tiếng nói quyết không thể cẩu thả được.”
Khoái Quý cuối cùng cũng đoạt được ngai vàng vào năm 478 SCN, với tên hiệu Vệ Hậu Trang Công. Ba năm sau ông bị sát hại và Xuất Công lại lên làm vua nước Vệ.
Thành ngữ “Thủ túc vô thố” ngày nay được sử dụng để mô tả một tình huống bức xúc, không thể giải quyết được hay là hoàn toàn không nói nên lời.
(Sưu tầm trên mạng)
*****
成語故事:手足無措
《史記.卷四七.孔子世家》有一段記載:衛靈公死後,衛人立蒯聵之子輒,是衛出公。這一年六月,趙鞅將蒯聵納於衛國的戚地,與輒對立。直到出公五年,衛君輒始終違抗父親蒯聵,諸侯們屢次以這件事責備衛國。
這時孔子門人子路等多在衛國任職,衛君輒想要請孔子主政。此刻蒯聵已在晉人的協助下回國,佔領了戚邑,父子相峙不下,盡失其應有的風度。在這種情形下,孔子自然不願為一個名不正、言不順的君主效力。
他向子路陳述「正名」的道理,說:「名分不正,所說的話就不合道理;說的話不合道理,事情就做不成;事情都做不成,當然安上治民的禮、移風易俗的樂就無法產生;禮樂不能產生,刑罰就因失去依據而不能輕重適中;刑罰失當,人民舉手投足都容易犯錯,就會惶恐終日,不知如何安放手腳。」孔子所講的此一席話,見於《論語.子路》。後來「手足無措」這句成語,就從孔子所說的「民無所錯其手足」演變而出,用來形容人惶恐不安,不知如何是好。
(網上搜查)