Kỷ Hiểu Lam đời nhà Thanh, trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” tập thứ 13 có ghi lại một câu chuyện như sau.
Ở Thương Châu có một vị ni cô Đạo hạnh cao thâm. Bà đi khắp nơi du ngoạn, khuyến khích người ta làm việc Thiện, nhưng bà không muốn những tín đồ ấy tới chùa của bà bố thí, mà lại muốn tự mình tới gia đình nhà người ta để hoằng dương Phật đức. Bất kể là nhà quan lại quyền quý hay là nhà nông dân nghèo khổ, ai muốn tiếp đãi bà thì bà đều sẽ tới. Đối xử bình đẳng, không phân biệt sang hèn, nhiệt tình khuyến Thiện, hóa giải những nỗi ưu phiền. Không lấy của bố thí, chỉ khuyến khích nhân dân bảo trì Thiện tâm, làm việc tốt. “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. (Tạm dịch: Không làm việc ác, làm nhiều việc Thiện).
Có một bà chủ họ Phạm, một hôm mời vị ni cô ấy về nhà, chiêu đãi cơm chay, còn trao cho ni cô một cuộn vải tốt để làm lễ vật bố thí. Ni cô tiếp nhận cuộn vải đặt lên bàn rồi nói: “Việc làm của thí chủ Thần Phật đã soi xét rồi. Đây quả là một cuộn vải tốt! Nếu thí chủ trao cuộn vải này cho tôi, tôi xin cám ơn thí chủ, như vậy cuộn vải này chính là của tôi. Giờ đã là tháng 10 mùa lạnh, tôi vừa mới nhìn thấy bà cô của Ngài còn mặc mỗi chiếc áo mỏng, chịu không nổi cái rét này. Tôi muốn trao tặng cuộn vải này cho bà cô của Ngài, để cho bà ấy làm một cái áo bông, có được không?”. Vị thí chủ kia sinh lòng xấu hổ, mồ hôi toát ra đầm đìa, nhất thời không nói được một câu nào, chỉ biết cuống quýt gật đầu đồng ý. Ni cô cũng gật đầu mỉm cười, chắp tay trước ngực: “A Di Đà Phật”, gửi lời chào từ biệt ra đi.
Từ đó về sau, vị nữ thí chủ kia đối với bà cô của mình vô cùng quan tâm chăm sóc và hiếu kính. Người viết bài này đọc đến đoạn văn ấy trong lòng rất cảm động. Vị ni cô ấy không tham lấy đồ bố thí của người ta, lại quan tâm đến người khác một cách tỉ mỉ chu đáo, đồng thời cũng giỏi việc khởi phát thiện tâm và giáo dục tín đồ, thật sự có được Phật tâm, thiện niệm sâu sắc. Việc làm của ni cô thật là đáng suy nghĩ sâu xa. Bất kỳ ai kính trọng và tin tưởng Thần Phật đều muốn làm người tốt, làm việc tốt. Ở nơi nào cũng làm điều Thiện giúp đỡ người khác, không thể làm hại ai. Nếu làm sai chuyện gì, làm việc xấu, cần phải lập tức sám hối sửa sai. Vị nữ thí chủ ấy bố thí cuộn vải cho ni cô, tâm là tốt, không thể chỉ trích nặng nề. Nhưng bà ấy thiếu quan tâm và không đủ hiếu kính đối với bà cô của mình, để cho bà phải chịu rét lạnh, quả thật là có chỗ chưa tốt. Bà chủ được ni cô dẫn dắt từng bước một, đã rất nhanh chóng sửa lại chỗ chưa tốt ấy, điều đó quả thật là vô cùng tốt đẹp! Nhưng mà, bất cứ ai đều không được có tà tâm, không thể vọng tưởng rằng dùng tiền có thể mua được Mệnh để mà đối đãi với Thần Phật. Người xấu muốn hối lộ, mua chuộc Thần Phật, có thể làm được chăng? Đó là phỉ báng Phật, sỉ nhục Phật.
Lục Văn
借布施而布施的女尼
文: 陆文
据清代纪晓岚《阅微草堂笔记》卷十三记载的故事:
沧州有一位道行高深的女尼姑,她四处云游,劝人行善,但她不要信众们到她那个寺庙里去布施,却喜欢到人们的家中去弘传佛德。无论是达官贵人,还是贫苦农民,谁想接她,她都肯去。一视同仁,不分贵贱,热忱劝善,排忧解烦。不收布施,只是劝人存善心,做好事。“诸恶莫作,众善奉行”。
有一位姓范的女主人,一天把这位女尼请到家中,招待她吃完斋饭,送给她一匹好布,作为布施之礼。
女尼接过布匹,放在桌上,说道:“施主的行为,神佛已经鉴察。这真是一匹好布啊!既然施主把这匹布送给了我,谢谢施主,那么这匹布就是我的了。现在已经是十月寒天,我刚才见到您的姑妈还穿着单衣,有不胜寒冷的样子。我想把这匹布送给您姑妈,让她老人家做一身棉衣,好吗?”那位女施主,心生惭愧,满脸冒出汗来,一时说不出话,只是连连点头,表示同意。女尼也点头微笑,复又双手合十,说声“阿弥陀佛”,致谢而去。
从此以后,那位女施主对她的姑妈,十分关切和孝敬了。
笔者读到这篇文章,心中很受感动。那位女尼,不贪取他人的布施,却无微不至的关心他人,并且善于启发教育信众,真是深得佛心,深具善念。
女尼的这种行为,是值得深思的。
任何敬信神佛的人,都要做好人,行好事。处处与人为善,不可伤害他人。如果做了错事、坏事,要立即忏悔改正。那位女施主,布施布匹给女尼,心是好的,无可厚非。但她对身边的长者、她的姑妈,关心和孝敬不够,让她受着寒冷,确实是有不足之处。她在女尼的循循善诱的启发之下,很快的改正了她的不足,仍然十分可嘉!
但是,任何人都不可心存邪念,不可妄想用钱买命的办法,去对待神佛。坏人想贿赂、收买神佛,那能行吗?那是谤佛、辱佛。
(網上搜查)