Lần đầu tiên về Việt Nam, chắc khoảng năm 1993, tôi ra có ra Huế. Lúc đó thành nội còn xơ xác lắm, tôi có ghé vào Thế miếu và quì lạy từng án thờ các vị vua triều Nguyễn mà lòng rất thương cảm. Ra bên ngoài, gia đình tôi ngồi nghỉ mát dưới bóng cây và uống nước dừa mua từ quán nước ở đó, ngồi ngắm "cửu đỉnh" đặt trước Thế miếu mà lòng thì nghĩ tới mấy cái đỉnh đặt ở Tử Cấm Thành. Đúng là một bâng quơ không giống ai phải không các bạn ?
13 đời vua Nguyễn trong 143 năm tồn tại từ 1802 đến 1945 bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu vinh quang và tủi nhục. Có các vị vua được nhắc đến nhưng cũng có các vị vua ít được biết nhiều trong đó có Dục Đức, ông vua 3 ngày mà chết oan ức tức tưởi. Thời đi học không ai nói đến, bây giờ biết rồi thì share lại cho mọi người cùng biết về vua Dục Đức.
VUA DỤC ĐỨC
Dục Đức (chữ Hán: 育德, 23 tháng 2, 1852 – 6 tháng 10, 1883), còn được gọi là Nguyễn Cung Tông (阮恭宗), là vị hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông lên ngôi vua ngày 19 tháng 7 năm 1883, nhưng tại vị chỉ được mấy ngày.
Dục Đức sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852 tại Huế. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1853). Ông là con thứ hai của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga, tên là Nguyễn Phúc Ưng Ái.
Năm 1869, 17 tuổi, ông được vua Tự Đức chọn làm con nuôi (vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên vua Tự Đức không có con) và đổi tên thành Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), đồng thời cho xây Dục Đức Đường (育德堂) để ở và giao cho Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên trông coi, dạy bảo. Năm 1883, ông được phong làm Thụy Quốc công (瑞國公).
Sử sách còn nêu nguyên do ông phải đổi tên vì Nguyễn Phúc Hồng Y sinh ra ông, tên Ái không có bộ thị, nên Tự Đức nhận ông làm con, đổi là Nguyễn Phúc Ưng Chân, tên này có bộ thị
Tự Đức mất để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, nhưng trong di chiếu có đoạn viết: "... Nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây." Các quan Phụ chính Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "không chắc đảm đương nổi việc lớn" nhưng vua Tự Đức từ chối.
Thọ lãnh di chiếu của Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 19 tháng 7 năm 1883. Lúc làm lễ lên ngôi, Ưng Chân đã cho đọc lướt đoạn này. Hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường bèn dâng lên Hoàng thái hậu Từ Dụ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn:
Muốn sửa di chiếu của vua cha: Ở đây nhà vua là con nuôi của Tự Đức, coi Tự Đức là "nhũ phụ" chứ không phải "phụ hoàng". Nhưng Tự Đức đã có di chiếu, Dục Đức lại coi Tự Đức như vua cha của mình. Tự Đức mất để lại di chiếu. Dục Đức thấy di chiếu còn thừa một đoạn nên cắt bớt đoạn đó.
Có đại tang mà mặc áo màu: Ở đây là lúc Tự Đức mất đi, các quan mặc áo tang để đi tang lễ Tự Đức. Dục Đức khi có tang lễ lại mặc áo màu, cởi áo long bào ra để an táng Tự Đức.
Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành: Ở đây muốn nói Dục Đức nghe tin có một giáo sĩ, sai người đưa giáo sĩ ấy vào. Phạm Thị Hằng thấy vậy kinh sợ, nhưng Dục Đức lệnh giáo sĩ phải ở lại.
Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha: Ở đây ý nói Tự Đức có 300 cung nữ, trong đó có bà Vũ Thị Duyên.
Sau khi nhận được sự đồng ý của Hoàng thái hậu Từ Dụ và Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên, hai quan Phụ chính liền ra chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883 và giam vua Dục Đức ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện, và cuối cùng là Ngục thất trong Kinh thành Huế. Ở đây, nhà vua bị bỏ đói cho đến chết. Vua Dục Đức mất ngày 6 tháng 10 năm 1883.
Vì chỉ làm vua được mấy ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường.
Năm 1892, hoàng đế Thành Thái, là con vua Dục Đức đã truy tôn cha mình là Cung Tông Huệ Hoàng Đế (恭宗惠皇帝). Lăng của vua Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
(theo Wikipedia)
DỤC ĐỨC (LÀM VUA 3 NGÀY)
Trước ngày đăng quang, Dục Đức bàn với ba đại thần phụ chánh là Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và Trần Tiến Thành sẽ không đọc một đoạn nhận xét về mình trong di chiếu tại lễ lên ngôi. Cả ba vị phụ chính đều đồng ý. Ngày hôm sau, khi Trần Tiến Thành đọc đến đoạn ấy, hạ giọng xuống hầu như không ai nghe rõ, thì Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết nổi giận bảo Nguyễn Trọng Hợp đọc lại rồi chia quân túc vệ canh gác trong ngoài thành thật nghiêm ngặt và bắt gọn 10 người thân tín của vua nối ngôi trong đó có Nguyễn Như Khuê.
Hai hôm sau, tại buổi thiết triều có đông đủ hoàng thân và đình thần, Nguyễn Văn Tường đứng lên tuyên cáo phế truất Dục Đức vì bốn tội:
Cắt bớt một đoạn trong di chiếu của vua cha
Tự tiện đưa một giáo sĩ vào hoàng thành
Mặc áo màu xanh trong khi để tang vua cha
Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha.
Dục Đức bị tống giam tại một phòng kín vừa được cấp tốc xây lên ngay trong biệt điện mình. Dục Đức bị đối xử như một tù nhân thường. Nhờ người lính gác thương tình chủ cũ, hàng ngày đút cho một nắm cơm và một chiếc áo cũ thấm nước, vắt ra uống, Dục Đức sống thoi thóp được gần một tháng thì chết, xác vùi trên một quả đồi, không quan tài và không ai được đi đưa tang.
Hơn 20 năm sau, con trai thứ 7 tức Thành Thái lên làm vua, Dục Đức mới được khôi phục lại đế hiệu và tôn là "Cung tôn huệ hoàng đế".
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment