Người trí tuệ, không phải lúc nào cũng đi phô diễn, thể hiện rằng mình thông minh hơn người. Trí tuệ thực sự, chính là biết được khi nào nên nói, khi nào không, có thể vận dụng khả năng của mình đúng lúc đúng chỗ.
Cổ nhân có câu: “Nước sâu chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn”. Mỗi người thông thường chỉ mất 2 năm để học nói nhưng phải mất hàng chục năm, thậm chí cả đời để học cách im lặng. Cho nên, nói là một loại năng lực, nói đúng chỗ đúng lúc lại là một loại trí tuệ.
Có câu chuyện kể rằng:
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Người tiều phu thấy vậy, chỉ mỉm cười đồng ý. Ông vốn không muốn phân tài cao thấp hay kiếm tiền từ việc cá cược nhưng ông muốn vị học giả hiểu ra giá trị sâu sắc hơn của trí tuệ nên đã đồng ý.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi”.
Học giả vô cùng sửng sốt, không nói được lời nào, còn vị tiều phu chỉ mỉm cười từ bi.
Khôn ngoan và trí tuệ không phải bạn học cao hay thấp, càng không do bạn có ít hay nhiều kiến thức, nó thực sự ở thái độ của bạn đối với tri thức như thế nào…
Chẳng phải khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, rằng tổ tiên của con người là loài vượn cổ, chối bỏ nguồn gốc từ Thần của con người, và người ta cũng đã từng coi đó là “chân lý” mà tôn sùng. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, cái Thuyết tiến hóa đầy sơ hở đó đã bị đưa ra ngoài ánh sáng, có nhiều nhà khoa học qua các nghiên cứu và tìm tòi đã dũng cảm lên tiếng vạch trần sự lừa dối này.
Ví như Tiến sỹ Ernst Chain đạt giải Nobel Y học và Sinh học cho công trình nghiên cứu về kháng sinh penicillin. Ông từng nói:
“Tôi thà tin vào chuyện cổ tích còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy của thuyết tiến hóa…”
Những điều bạn cho là đúng ngày hôm nay, rất có thể ngày mai lại không còn đúng nữa. Vậy nên con người cần có một tâm thái rộng mở để đón nhận những cái mới và khiêm tốn học hỏi, đó mới là người trí tuệ.
Như vị học giả kia, tự cho rằng mình có khả năng, thông tường tri thức, mà xem thường người tiều phu, không ngờ lại tự làm trò cười.
Có câu “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, thế nhưng có nhiều người không hiểu được điều đó, thường hay cho rằng mình có khả năng và trí tuệ hơn người mà thích thể hiện và phô diễn.
Người xưa đã dạy rằng: “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”.
Nước sâu chảy không nghe một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy thành tiếng róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn, chỉ nghe thấy ồn ào mà không có nội hàm bên trong. Còn người cao minh, khiêm nhường sẽ giống như một nguồn nước sâu, lặng lẽ mà uyên bác. Vậy bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?
Theo: Tinhhoa