Nam vô tính như thiết, nữ vô tính như ma. Đây là câu nói bao hàm trí tuệ của cổ nhân. (Ảnh trong phim Đại Ngọc Truyện)
“Nam không ý chí giống như sắt”
Trong vế đầu tiên “Nam không ý chí giống như sắt”. Thoạt nghe, chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc, “sắt” cứng cáp như thế, sao lại đi ví với một người đàn ông không có ý chí? Kỳ thực, nếu lấy “sắt” đem so sánh với “thép” thì sẽ nhìn ra được dụng ý của cổ nhân.
Đàn ông nếu không ý chí, thì cũng giống như “sắt” vậy, tuy cùng là kim loại nhưng sắt chính là trạng thái chưa hoàn hảo, mang nhiều khiếm khuyết, rất dễ bị bẻ cong và han rỉ. Còn thép lại là một trạng thái tốt đẹp hơn, do đã trải qua tôi luyện mà thành nên vô cùng bền chắc.
Người Trung Hoa xưa vẫn thường có những câu tục ngữ so sánh giữa sắt và thép, như câu “Hận sắt không thành thép” là ví dụ cho những bậc cha mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái, mong muốn con mình sau này có thể thành long, thành phụng trong cuộc đời.
Các thi nhân xưa cũng từng có rất nhiều câu cổ miêu tả về thép, ví như trong “Đạo Thất Thu Dạ” của Lục Du có viết “Nhãn lực tân sinh độc, tâm nguyên bách liên cương”, nghĩa là mắt nhìn ắt phải sáng trong thấu tỏ như mắt sinh mệnh mới chào đời (bê con), tâm kiên định vững vàng thì phải tựa như sợi xích “thép”; hay Mã Ngọc của thời Nguyên cũng từng nói “Có thể nắm chặt thanh kiếm thép, thì ắt cũng ngậm được ly bạch ngọc”. Từ đó có thể thấy vị thế của “thép” trong mắt của người xưa được ví như đức hạnh ngoan cường và kiên trì của con người, vì thế mới cần phải luyện thép.
Còn từ “tính” “性” trong câu, thật ra là chỉ tính cách của một người. Câu nói này giải thích đơn giản là, nếu một người đàn ông tính cách quá yếu đuối sẽ rất giống với sắt, thời gian càng lâu càng dễ bị ăn mòn, các góc cạnh vốn có sẽ bị mài đi, như vậy không chỉ mất đi cái khí chất nam nhi, cũng sẽ không cách nào chống đỡ được chuyện gia đình, bảo vệ người nhà.
Có thể thấy bất luận là thời cổ đại hay hiện đại, câu nói này đều mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đàn ông tốt phải có chí khí cao, đội trời đạp đất, tính cách phải mạnh mẽ độc lập.
“Nữ không khí chất giống như vừng”
Vế còn lại của câu tục ngữ “Nữ không khí chất giống như vừng”, thì từ “vừng” đây ý chỉ kẹo vừng dẻo (mè xửng). Loại kẹo này thoạt đầu mới ăn thì thấy mùi vị rất ngon, vị ngòn ngọt, thơm thơm, nhưng ăn một lúc thì lại rất dính răng, đem lại cảm giác không mấy dễ chịu, ăn nhiều rồi sẽ cảm thấy không còn muốn ăn nữa.
Điều này cũng giống như một người phụ nữ, nếu không có khí chất thì cũng như chiếc kẹo vừng, lúc đầu sẽ được rất nhiều người yêu thích, nhưng khi tiếp xúc lâu sẽ khiến đối phương cảm thấy mau chán ghét.
Phụ nữ nếu không có khí chất thì cũng giống như kẹo mè, ăn nhiều sẽ thấy ngán. (Ảnh qua Pinterest)
Hàm ý ẩn sâu trong câu này còn chỉ tài đức của người phụ nữ luôn quan trọng hơn vẻ bề ngoài. Ví như nàng Chung Vô Diệm thời xưa, mặc dù vẻ ngoài tuy xấu xí, nhưng bà lại vô cùng thông minh, trí huệ tinh thông, trong nhà thì có thể giúp chồng dạy con. Đối với việc nước thì có thể giúp Tề Tuyên Vương quản lý tốt nước Tề, cuối cùng bà trở thành một liệt nữ thời đại ấy.
Vì vậy bất luận là nam hay nữ, đều cần có tính cách của riêng mình, không nên nước chảy bèo trôi, bảo sao hay vậy.
Đàn ông thì cần kiên cường, tự lập cánh sinh, không nên giống như “sắt” dễ bị thời gian mài mòn cạn kiệt. Còn phụ nữ thì phải có đức hạnh, không nên chỉ để ý đến dung mạo mà bỏ qua nội hàm, giống như kẹo vừng chỉ ngọt miếng đầu tiên, nhưng về sau lại khiến người khác chán ngán.
Có thể thấy chỉ một câu tục ngữ đơn giản của người xưa, nhưng lại bao hàm cả một đạo lý bác đại uyên thâm. Nếu chúng ta có thể phân tích và lý giải được nội hàm của những câu tục ngữ, là có thể nhìn thấu được những ý nghĩa sâu sắc được ẩn giấu phía sau từng câu từ, đây cũng chính là thể hiện sự tinh hoa và mê lực của văn hóa Trung Hoa.
Chúc Di / Tinh Hoa
俗語文化流傳了千百年,教育了一代又一代人,即便是如今的我們,依然能從俗語中學到很多知識,增長很多見識。比如今天要說的這句俗語「男無性如鐵,女無性如麻」,裏面就有很多深層次的含義,那麼這句俗語要表達什麼意思,我們看後又能得到什麼啟示呢?
眾所周知,萬事萬物都分為陰陽兩種屬性,而人在性別上,也有男女之分,男女不僅僅體現在外表的差異上,也有很多是性格上的區別。古人是非常善於觀察的,他們通過長期的觀察和總結,發現有時候男人也有女人的性格,女人有時候也十分的「女漢子」,這便是這句俗語創立的初衷。
男無性如鐵
我們首先來看俗語的上半句「男無性如鐵」,這裏的「性」指的是一個人的性格,而這裏的「鐵」其實是相對「鋼」而言的。父母教育自己的子女,通常都會「恨鐵不成鋼」,古人也曾「千錘百鍊」才能打造一口好鋼。
比如宋代的賀鑄在《冬夜寓直》中說「壯毛抽寸霜,烈膽磨尺鋼」,陸遊在《道室秋夜》也曾提到「眼力新生犢,心源百鏈鋼」。鋼,代表着堅韌,擁有着堅強不屈的品格,而且不容易被腐蝕。鐵就不一樣了,如果長時間放置在一邊,鐵的表面就會慢慢氧化,最後就會成為一堆廢鐵,再沒有利用的價值。
所以「男無性如鐵」的意思是說,一個男人要始終保持自己獨立的性格,要像鋼一樣堅韌,同時要志存高遠,性格獨立,才能成就一番事業,打出一片新天地。如果整天遊手好閒,不務正業,人生也不會有什麼起色,自然被人指責為鐵一樣的性格了。
我們再來看俗語的下半句「女無性如麻」,古代是一個男女地位不平等的社會,通常男人在外打拚,女人一般都在家相夫教子,做好賢內助的工作。而男人娶女人,通常也是看着外表,觀察其性格,用現在的話來講,那就是看她是不是過日子的人。
這裏的「麻」指的是麻糖,麻糖第一次吃到嘴裏很香甜可口,但是時間久了非常的粘牙,這當然是一種很不好的體驗。有很多女人一開始惹人喜愛,感覺很聽話乖巧,但是如果長時間相處下來,就會讓人感覺到十分的粘人,甚至影響了對方的工作,讓人非常厭煩,正如麻糖初次入口香甜,最後十分粘牙一樣。
這句俗語說的是女人要有自己的性格特點,不要太依附於別人。誰說女子不如男呢,古代的花木蘭替父從軍是何等的勇敢和淳樸、樊梨花與薛丁山平定西北邊亂,縱橫沙場的故事也是家喻戶曉、還有穆桂英挂帥、梁紅玉擊鼓退金兵、秦良玉保家衛國的英雄事跡等等。
男人要像鋼一樣,學會自力更生,闖出一片天地,女人也不要只注重外貌美,而忽略了內在德行的修養。就像麻糖一樣,僅僅停留在入口的甜美,但卻不能讓人細細品味。
其實這句俗語,就是告訴我們,其實不論男人還是女人,都要擁有自己的個性,一個有個性和有原則的人,別人才會欣賞你,從而會有更多成功的可能性。不要被生活磨平了稜角,人云亦云地做事,失去了自我是很可憐的。(摘自網絡)
原文網址:kknews.cc