4 câu chuyện ngắn nhưng triết lý thâm sâu: Thành bại đời người, phương thức tư duy và niềm tin là điều vô cùng quan trọng
Thay đổi phương pháp, thường sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.Nhiều khi, rất nhiều chuyện, một khi thay đổi phương pháp làm việc, sẽ có thể cho ra những kết quả vô cùng khác biệt. Sống ở đời, thành bại đời người, thay đổi phương thức tư duy và niềm tin là điều vô cùng quan trọng.1. Mua diêm
A đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 đồng, nhưng anh ta lại không có diêm, A nói với người bán hàng: "Tiện ông tặng tôi một bao diêm đi!" Chủ tiệm không tặng.
B đi mua thuốc lá, thuốc lá 29 tệ, anh ta cũng không có diêm, B nói với chủ tiệm: "Bán rẻ một đồng cho tôi đi". Cuối cùng, anh ta dùng 1 đồng kia để mua diêm.
Đây là ví dụ về hiệu ứng cận biên tâm lý đơn giản nhất.
Kiểu thứ nhất: Chủ tiệm cho rằng mình chỉ có thể kiếm được tiền từ một sản phẩm, cái còn lại mình không kiếm được tiền. Chỉ số cảm giác kiếm được tiền là 1.
Kiểu thứ 2: Ông chủ cảm thấy cả hai sản phẩm mình đều kiếm được tiền, chỉ số cảm giác kiếm tiền là 2.
Vậy thì tất nhiên tâm lý sẽ nghiêng về kiểu thứ 2.
Cũng như vậy, kiểu tâm lý này còn được áp dụng trong các chiêu mua một tặng một, khách hàng cho rằng có một sản phẩm mình không phải bỏ tiền ra mua, được miễn phí nên sẽ mua mà rất ít khi suy nghĩ, nhưng thực ra thì là hiệu ứng tâm lý đang "tác quái" mà thôi, thực ra số tiền bạn chi ra cho một sản phẩm cũng đã bằng chính số tiền của cả hai sản phẩm, bởi lẽ nhà bán hàng sớm đã tăng giá sản phẩm đầu tiền lên ít nhất là gấp đôi rồi!
Cảm ngộ:
Thay đổi phương pháp, thường sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.
Nhiều khi, rất nhiều chuyện, một khi thay đổi phương pháp làm việc, sẽ có thể cho ra những kết quả vô cùng khác biệt. Sống ở đời, thành bại đời người, thay đổi phương thức tư duy và niềm tin là điều vô cùng quan trọng.
Có nhà máy sản xuất kem đánh răng nọ, sản phẩm của họ rất xuất sắc, bao bì cũng rất tinh tế, rất được lòng khách hàng, doanh thu tăng 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10% đến 20%.
Nhưng vào năm thứ 11, hiệu suất bị đình trệ, và hai năm tiếp theo cũng vậy. Các nhà quản lý công ty đã tổ chức các cuộc họp cấp cao để thảo luận về các biện pháp đối phó.
Trong cuộc họp, chủ tịch công ty đưa ra lời hứa rằng nếu ai có thể giải quyết được khủng hoảng trước mắt, giúp lợi nhuận công ty tăng trở lại, người đó sẽ được thưởng 200 triệu. Có một giám đốc trẻ tuổi đứng lên, đưa cho chủ tịch một tờ giấy, chủ tịch sau khi xem xong, lập tức kí tấm séc 200 triệu cho cậu giám đốc này.
Trong tờ giấy viết: mở rộng phần đầu tuýp kem đánh răng hiện tại thêm 1mm. Người tiêu dùng mỗi sáng đều sẽ lấy một lượng kem đánh răng dài như nhau, nhưng lượng kem đó lại rộng thêm 1mm, vậy một ngày, lượng kem đánh răng được tiêu thụ sẽ là bao nhiêu?
Công ty ngay lập tức thay đổi bao bì. Năm thứ 14, doanh thu của công ty tăng 32%.
Cảm ngộ:
Đối mặt với những thay đổi của cuộc sống, chúng ta thường có thói quen tư duy theo kiểu truyền thống.
Thực ra, chỉ cần bạn mở rộng đường kính trái tim và trí tuệ mình ra thêm 1mm thôi, bạn sẽ nhìn thấy được rằng những thay đổi trong cuộc sống đều có mặt tích cực của nó, tràn đầy những cơ hội và thách thức.
3. Hiện tượng con ếch
Có người từng làm qua một thí nghiệm, bắt một con ếch bỏ vào một nối nước nóng, con ếch cảm nhận được sự thay đổi mạnh mẽ nên đã ngay lập tức nhảy ra ngoài, phản ứng vô cùng nhanh chóng.
Nhưng nếu cho con ếch vào nồi nước lạnh, rồi từ từ đun ấm lên, bạn sẽ phát hiện ra, con ếch khi mới bắt đầu vẫn rất vui vẻ bơi đi bơi lại trong nồi. Nhiệt độ trong nồi nước cứ ngày một nóng dần lên, nhưng con ếch lại không phát hiện ra điều này, vẫn vui vẻ tận hưởng.
Khi nhiệt độ trong nồi đã lên tới 70-80 độ, nó cảm thấy bị uy hiếp, muốn nhảy ra ngoài, nhưng đã không còn kịp nữa. Bởi lẽ chân con ếch đã không còn nghe lời nó, muốn nhảy cũng không nhảy được, cuối cùng đành chết bỏng trong nồi nước nóng. Đây chính là câu chuyện về "con ếch trong nồi nước ấm".
Cảm ngộ:
Thứ nhất, sự thay đổi của môi trường lớn có thể quyết định thành bại của chúng ta. Sự thay đổi của môi trường xung quanh nhiều khi rất khó để nhận biết, chúng ta luôn luôn phải ở trong trạng thái chú ý quan sát, học hỏi nhiều hơn, cảnh giác nhiều hơn, đồng thời hoan nghênh thất bại một cách vui vẻ, có như vậy, mọi thứ mới không trở nên quá trễ.
Thứ hai, môi trường quá thoải mái thực ra lại tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Phương thứ sống mà bạn quá quen thuộc cũng có thể là phương thức sống nguy hiểm nhất. Không ngừng đổi mới, sáng tạo, phá bỏ mô thức cũ, tin rằng mọi thứ đều có thể cải thiện.
Thứ ba, muốn phát hiện ra những thay đổi nhỏ trong xu thế, bạn phải "dừng lại" và suy nghĩ từ nhiều góc độ khác nhau, và không ngừng học hỏi là cách tốt nhất để phát hiện ra những thay đổi.
Có người hỏi một thiền sư rằng: "Thiền sư, Ngài có chỗ nào khác với người bình thường hay không?
Thiền sư nói: "Có"
"Là chỗ nào vậy?"
Thiền sư đáp: "Lúc thấy đói thì ta ăn cơm, lúc buồn ngủ ta sẽ đi ngủ."
"Đây làm sao coi là điểm khác biệt được, ai chẳng như vậy, có gì khác đâu cơ chứ?"
Thiền sư đáp: "Tất nhiên là khác rồi!"
"Tại sao vậy?"
Thiền sư đáp: "Người khác lúc ăn cơm vẫn luôn nghĩ tới chuyện khác, không chuyên tâm cho chuyện ăn uống; người khác đi ngủ cũng luôn nằm mơ, ngủ không ngon giấc. Còn ta ăn cơm là ăn cơm, chẳng nghĩ chuyện gì; nằm ngủ cũng không bao giờ mộng mị, vì vậy ngủ rất ngon. Đây chính là điểm khác biệt giữa ta và người khác."
Cảm ngộ:
Trên đời này, rất khó có thể bình thản, toàn toàn tâm ý để tận hưởng một cái gì đó, chúng ta phần lớn đều mất đi một "cái tâm bình phàm". Chỉ khi bạn dùng trái tim của mình đi cảm nhận sinh mệnh, cảm nhận những thứ tốt đẹp xung quanh, bạn mới có thể tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Theo Alexx
Pháp luật và bạn đọc