Ba người con trai của chú Hỏa (từ trái): Huỳnh Trọng Tán, Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Bình - Ảnh tư liệu
Các tài liệu được dòng họ Hui Bon Hoa ở Pháp cung cấp cho hai tác giả Chen Bickun (trong bài viết tiếng Anh tựa đề là “Sự thật về Hui Bon Hoa và Chú Hỏa”) và Michel Dolinski (trong bài viết tiếng Pháp tựa đề là “Sự hữu dụng của một anh hùng Trung Hoa tại Việt Nam”) thì Chú Hỏa chỉ có ba người con trai.
Ba người con cự phách của Chú Hỏa làm rạng danh dòng họ Hui Bon Hoa
Các con của Chú Hỏa có tên tiếng Trung Quốc dĩ nhiên theo họ Huỳnh của cha, chữ lót là Trọng, nhưng tên tiếng Pháp của họ đều lấy cụm từ Hui Bon Hoa đứng sau là họ theo người phương Tây.
Do đó, ba người con trai của Chú Hỏa lần lượt là Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa).
Theo học giả Nguyễn Triệu (trong bài viết “Những Hoa kiều giàu nhất Việt Nam: Hui Bon Hoa (1845-1901) đăng trên tạp chí Văn Hóa Nguyệt San số 61, SG 1961) thì vào thời điểm năm 1961, ông Huỳnh Trọng Huấn và Huỳnh Trọng Tán đã mất từ lâu, mộ phần táng ở Biên Hòa, ngang núi Châu Thới, còn ông Huỳnh Trọng Bình lúc đó nếu còn sống đã 69 tuổi, như vậy ông Huỳnh Trọng Bình sinh vào năm 1892.
Con trai trưởng của Chú Hỏa là Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa) sinh năm 1876, lớn lên ở Hạ Môn (Phúc Kiến, Trung Quốc). Ông này đã theo cha đến Việt Nam khoảng năm 1896, lập gia đình và sống tại Sài Gòn để hỗ trợ cha mình trong việc điều hành công ty bất động sản “Cha con Hui Bon Hoa”.
Thập niên 1910, ông trở lại ở Phúc Kiến (Trung Quốc) mở Công ty địa ốc Huỳnh Vinh Viễn Đường. Khu nhà trụ sở công ty này ngày nay là một trong 10 di tích kiến trúc danh tiếng ở đảo Cổ Lãng, năm 2002 được liệt hạng di tích lịch sử kiến trúc trọng điểm của thành phố Hạ Môn, vừa là trường biểu diễn nghệ thuật, vừa là địa chỉ du lịch, phong cách xây dựng gần giống tòa nhà của ông ở Sài Gòn, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Huỳnh Trọng Huấn qua đời năm 1934, chôn cất ở khu vực dân gian thường gọi là “Mộ Chú Hỏa” ở P.Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ngày nay.
Người con trai thứ của Chú Hỏa là Huỳnh Trọng Tán (Thang Chanh Hui Bon Hoa) sinh năm 1877 tại Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc).
Sau khi lập gia đình ở quê hương, ông này cũng theo Chú Hỏa đến Sài Gòn để hỗ trợ cha mình. Dưới sự quản lý của ông, nhiều thửa đất ở Sài Gòn, Chợ Lớn được mua khi giá đất còn thấp, một mặt xây nhà để bán và cho thuê nhà, một mặt mua bán đất đai. Hui trở thành một trong những gia đình giàu có nhất trong thành phố.
Huỳnh Trọng Tán sống ở Sài Gòn và qua đời cùng năm với anh mình: năm 1934.
Sau cái chết của hai anh trai năm 1934, người con trai út của Chú Hỏa là Huỳnh Trọng Bình (Thang Phien Hui Ban Hoa) tiếp tục quản lý công việc gia đình và qua đời năm 1951.
Đời cháu chắt dòng họ Hui Bon Hoa tiếp nối cha ông
Sau khi ông mất, thế hệ con cháu của dòng họ Hui Bon Hoa đã kế tục quản lý và phát triển sự nghiệp kinh doanh của ông bà, cha mẹ để lại.
Học giả Vương Hồng Sển: “Đến nay (1960) các con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn, không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc (nay gọi là giải ngân)” (Sài Gòn năm xưa - SG, 1960).
Từ năm 1951, các thành viên gia đình và con cái của dòng họ Hui Bon Hoa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Trước ngày 30-4-1975, tất cả thành viên của dòng họ Hui Bon Hoa đã rời Việt Nam.
Tuy kể tách bạch từng người con của Chú Hỏa như vậy, nhưng trên thực tế công việc kinh doanh của Công ty “Hui Bon Hoa, cha và các con” thì luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa những thành viên trong dòng họ.
Ngay sau khi Chú Hỏa tạ thế (1901), các con Chú Hỏa đã sáp nhập Công ty Hui Bon Hoa của cha mình để lại với Louis Ogliatro (một người Pháp ở đảo Corse) mang tên Công ty liên doanh Ogliastro-Hui Bon Hoa quản lý các tiệm cầm đồ ở Sài Gòn.
Lĩnh vực chính của công ty liên doanh này kinh doanh cầm đồ và bất động sản. Đến năm 1919, công ty liên doanh này quản lý 25 nhà thuốc trên toàn Đông Dương, trong đó có 6 nhà thuốc ở Sài Gòn.
Trong những năm 1920, gia đình Hui Bon Hoa đã xây dựng mới ba tòa nhà nguy nga ngay trên phần đất khởi nghiệp của Chú Hỏa được bao quanh bởi các con đường: Alsace-Lorraine (nay là Phó Đức Chính), Bác sĩ Calmette, d'Ayot (nay là Nguyễn Thái Bình) và Hamelin (nay là Lê Thị Hồng Gấm, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).
1925, Tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa được thành lập để quản lý gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn – Chợ Lớn và đặt trụ sở tại tòa nhà chính giữa mang tên chữ Hoa là “Huỳnh Vinh Viễn Đường” trong 3 tòa nhà vừa xây dựng xong, tên giống với tên công ty địa ốc mà Huỳnh Trọng Huấn đã lập ở Hạ Môn (Phúc Kiến, Trung Quốc) năm 1910.
Từ đó, người ta gọi luôn 3 tòa nhà là “Nhà Chú Hỏa”. và con đường chạy ngang qua trước cửa của tòa nhà là đường Alsace Lorraine là đường Chú Hỏa.
Tuy kể tách bạch từng người con của Chú Hỏa như vậy, nhưng trên thực tế công việc kinh doanh của Công ty “Hui Bon Hoa, cha và các con” thì luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa những thành viên trong dòng họ.
Ngay sau khi Chú Hỏa tạ thế (1901), các con Chú Hỏa đã sáp nhập Công ty Hui Bon Hoa của cha mình để lại với Louis Ogliatro (một người Pháp ở đảo Corse) mang tên Công ty liên doanh Ogliastro-Hui Bon Hoa quản lý các tiệm cầm đồ ở Sài Gòn.
Lĩnh vực chính của công ty liên doanh này kinh doanh cầm đồ và bất động sản. Đến năm 1919, công ty liên doanh này quản lý 25 nhà thuốc trên toàn Đông Dương, trong đó có 6 nhà thuốc ở Sài Gòn.
Trong những năm 1920, gia đình Hui Bon Hoa đã xây dựng mới ba tòa nhà nguy nga ngay trên phần đất khởi nghiệp của Chú Hỏa được bao quanh bởi các con đường: Alsace-Lorraine (nay là Phó Đức Chính), Bác sĩ Calmette, d'Ayot (nay là Nguyễn Thái Bình) và Hamelin (nay là Lê Thị Hồng Gấm, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).
1925, Tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa được thành lập để quản lý gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn – Chợ Lớn và đặt trụ sở tại tòa nhà chính giữa mang tên chữ Hoa là “Huỳnh Vinh Viễn Đường” trong 3 tòa nhà vừa xây dựng xong, tên giống với tên công ty địa ốc mà Huỳnh Trọng Huấn đã lập ở Hạ Môn (Phúc Kiến, Trung Quốc) năm 1910.
Từ đó, người ta gọi luôn 3 tòa nhà là “Nhà Chú Hỏa”. và con đường chạy ngang qua trước cửa của tòa nhà là đường Alsace Lorraine là đường Chú Hỏa.
Xã Nessa, đảo Corse (Pháp) hiện nay cũng có một con đường mang tên Hui Bon Hoa, do dòng ho Hui Bon Hoa đã tặng cho dân làng khu vực này 25.000 fr để làm con đường này.(ảnh tư liệu)
Chỉ riêng ngành bất động sản với những công trình xây dựng lớn còn tồn tại trong đời sống xã hội cũng như văn hóa của thành phố Sài Gòn mà Chú Hỏa và các con cháu của ông đã chọn làm nơi ngụ cư, xem như quê hương thứ hai của mình cho đến ngày khuất bóng.
Bên cạnh đó, các thế hệ con cháu trong dòng họ Hui Bon Hoa cũng nối tiếp con đường của cha ông mình.
Họ tổ chức nuôi cơm những người vô gia cư và xây dựng các công trình công cộng góp phần xây dựng các công trình giúp ích cho cộng đồng.
Đó là Phước Thiện Y Viện năm 1909 (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Chẩn Y Viện năm 1937 (nay là Bệnh viện đa khoa Sài Gòn), Bệnh viện Maternité Indochinoise năm 1937 (tên Việt là Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn (1949), chùa Kỳ Viên (1949-1952), Thành Chí học hiệu, nay là (Trường THCS Minh Đức) …
Bên cạnh đó, các thế hệ con cháu trong dòng họ Hui Bon Hoa cũng nối tiếp con đường của cha ông mình.
Họ tổ chức nuôi cơm những người vô gia cư và xây dựng các công trình công cộng góp phần xây dựng các công trình giúp ích cho cộng đồng.
Đó là Phước Thiện Y Viện năm 1909 (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Chẩn Y Viện năm 1937 (nay là Bệnh viện đa khoa Sài Gòn), Bệnh viện Maternité Indochinoise năm 1937 (tên Việt là Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn (1949), chùa Kỳ Viên (1949-1952), Thành Chí học hiệu, nay là (Trường THCS Minh Đức) …
Thành Chí học hiệu, nay là (Trường THCS Minh Đức, Q.1, TP.HCM) do dòng họ Hui Bon hoa xây dựng khi Chú Hỏa mất đã lâu - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Từ Dũ) xây dựng trên miếng đất do dòng họ Hui Bon Hoa tặng và xây dựng trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh, Q.1, TP. HCM). tòa nhà xây dựng 1937, tức 36 năm sau khi Chú Hỏa qua đời (1901), hai người con trai đầu cũng qua đời (1934), chỉ còn con trai út (mất 1951) - Ảnh tư liệu
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn (Q.1, TP.HCM) do người con út dòng họ Hui Bon Hoa xây dựng và hiến tặng thành phố Sài Gòn năm 1937 - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Tổng công ty Hui Bon Hoa còn xây nhiều trụ sở ngân hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn, khách sạn Palace Long Hải (nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu)…
Khách sạn Majestic nằm ở đầu đường Đồng Khởi do Tổng công ty Hui Bon Hoa xây dựng năm 1925, gồm 3 tầng với 44 phòng, trang bị máy điều hòa không khí đầu tiên ở Đông Dương.Tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa đã góp phần tạo nên diện mạo của “Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông” với những dãy nhà phố nằm dọc theo mặt tiền của các con đường ở khu trung tâm mà nay là các đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi và nhiều khu vực khác khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và nhiều tỉnh ở Nam kỳ.
Khách sạn Majestic xây dựng năm 1925, khi Chú Hỏa đã qua đời 24 năm - Ảnh tư liệu
... và hiện nay, ở đầu đường Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: HỒ TƯỜNG
Hồ Tường/TTO
Link tham khảo thêm:https://www.philstar.com/lifestyle/sunday-life/2020/09/13/2041947/untold-vietnamese-filipino-love-story/amp/