Các thương hiệu thời trang xa xỉ luôn có những cách đi mới mẻ để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Họ muốn mình trở nên khác biệt, họ có những nỗi lo về hình ảnh thương hiệu sẽ bị “bình dân hoá”,.. Vì thế mà những chiến lược marketing của Chanel cực “độc”, cực “lạ”.
Giới thiệu về thương hiệu Chanel
Chanel là một thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, được thành lập năm 1909, bởi Coco Chanel tại Pháp. Ban đầu, Chanel chỉ là một cửa hiệu thời trang nhỏ dành cho phái nữ trụ tại số 160 đại lộ Malesherbes, Paris. Trải qua nhiều năm phát triển, thương hiệu đã mở rộng các mặt hàng của mình sang tất cả các lĩnh vực: từ quần áo, giày dép, phụ kiện sang nước hoa và đồng hồ,… Đồng thời, Chanel cũng nhanh chóng trở thành thương hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của nước Pháp.
Định vị trong tâm trí người tiêu dùng là thương hiệu thời trang cao cấp, mang hơi hướng cổ điển, các sản phẩm của Chanel phần lớn là được thiết kế cho các quý cô thanh lịch.
Chiến lược marketing của Chanel
1. Chiến lược marketing của Chanel “nói không với việc sale”
Ngay từ những ngày đầu tiên, Chanel đã hướng đến phân khúc khách hàng ở tầng lớp quý tộc trong xã hội, những người luôn yêu chiều bản thân và theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ những điều tốt nhất, những sản phẩm hoàn hảo nhất. Chính vì thế, những sản phẩm của Chanel dù được định giá rất cao nhưng vẫn luôn được người dùng đón nhận.
Những phân khúc sản phẩm khác nhau sẽ được thương hiệu định giá khác nhau. Nếu là dòng may đo cao cấp Haute Couture, sản phẩm sẽ có giá dao động từ 10.000 USD đến 60.000 USD, thậm chí có thể lên đến hơn 100.000 USD. Những trang phục may sẵn sẽ dao động ở tầm giá từ 1.000 USD đến 50.000 USD.
Đặc biệt, các sản phẩm của thương hiệu Chanel luôn “nói không với việc sale”. Nếu như các hãng thời trang nổi tiếng cùng ngành như Prada, Burberry, Versace hay Valentino thường cho ra thị trường những chiến dịch giảm giá theo thời vụ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số, thì Chanel lại luôn giữ vững quan điểm của mình. Hãng không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu, có chăng thì cũng chỉ là sự điều chỉnh giá khác nhau ở từng thị trường để phù hợp hơn với người dùng ở đó, và điều này không làm ảnh hưởng đến mức giá cố định ban đầu.
Mặc dù vậy, doanh số của Chanel vẫn liên tục tăng đều đặn. Thay vì giảm giá các sản phẩm, hãng lại chọn cho mình một hướng đi khác: phát triển những dòng sản phẩm bình dân để thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng chưa có khả năng mua dòng sản phẩm cao cấp. Điều này cũng khẳng định được vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng, đồng thời thể hiện sự đẳng cấp cho người dùng, bởi không phải tín đồ thời trang nào cũng có thể sở hữu sản phẩm của hãng (nếu không có đủ khả năng chi trả).
1. Chiến lược marketing của Chanel “nói không với việc sale”
Ngay từ những ngày đầu tiên, Chanel đã hướng đến phân khúc khách hàng ở tầng lớp quý tộc trong xã hội, những người luôn yêu chiều bản thân và theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ những điều tốt nhất, những sản phẩm hoàn hảo nhất. Chính vì thế, những sản phẩm của Chanel dù được định giá rất cao nhưng vẫn luôn được người dùng đón nhận.
Những phân khúc sản phẩm khác nhau sẽ được thương hiệu định giá khác nhau. Nếu là dòng may đo cao cấp Haute Couture, sản phẩm sẽ có giá dao động từ 10.000 USD đến 60.000 USD, thậm chí có thể lên đến hơn 100.000 USD. Những trang phục may sẵn sẽ dao động ở tầm giá từ 1.000 USD đến 50.000 USD.
Đặc biệt, các sản phẩm của thương hiệu Chanel luôn “nói không với việc sale”. Nếu như các hãng thời trang nổi tiếng cùng ngành như Prada, Burberry, Versace hay Valentino thường cho ra thị trường những chiến dịch giảm giá theo thời vụ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số, thì Chanel lại luôn giữ vững quan điểm của mình. Hãng không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu, có chăng thì cũng chỉ là sự điều chỉnh giá khác nhau ở từng thị trường để phù hợp hơn với người dùng ở đó, và điều này không làm ảnh hưởng đến mức giá cố định ban đầu.
Mặc dù vậy, doanh số của Chanel vẫn liên tục tăng đều đặn. Thay vì giảm giá các sản phẩm, hãng lại chọn cho mình một hướng đi khác: phát triển những dòng sản phẩm bình dân để thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng chưa có khả năng mua dòng sản phẩm cao cấp. Điều này cũng khẳng định được vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng, đồng thời thể hiện sự đẳng cấp cho người dùng, bởi không phải tín đồ thời trang nào cũng có thể sở hữu sản phẩm của hãng (nếu không có đủ khả năng chi trả).
2. Không hề quan tâm đến đối thủ cạnh tranh
Mặc dù, hiện nay, Louis Vuitton hay Gucci là hai hãng thời trang thu được nhiều lợi nhuận nhất, tuy nhiên chiến lược marketing của Chanel lại không hề để ý đến hai đối thủ tầm cỡ này. Hãng không chạy theo những xu hướng mới nhất, không muốn học theo những bài học của thương hiệu hãng mà thay vào đó là sự trung thành nhất quán với di ngôn của Coco “Thời trang có thể tàn phai nhưng phong cách là mãi mãi”.
Điều này dường như là một điều gì đó khá kỳ lạ đối với một hãng thời trang. Trong khi các nhà thiết kế muốn lăng xê chất liệu denim trong mùa thu đông, thì đáng lẽ ra các thương hiệu thời trang phải ngay lập tức “nhảy vào” để bắt kịp xu hướng và ra mắt bộ sưu tập mới hợp thời. Nhưng Chanel thì lại không, họ luôn tự thiết kế những dòng sản phẩm riêng và “cứng nhắc” tuân theo những nguyên tắc của chính mình đề ra.
Có thể thấy, chiến lược sản phẩm này nhìn có vẻ bảo thủ này hoá ra lại khiến Chanel định vị được sự khác biệt trên thị trường hàng hoá xa xỉ. Sản phẩm của hãng luôn có sự đồng nhất về phong cách, chất lượng và tinh thần, đồng thời, giúp các tín đồ thời trang trên thế giới dễ dàng nhận ra các sản phẩm của thương hiệu cho dù không nhìn thấy logo của hãng.
Đến thời điểm hiện tại, chiến lược này còn rất hiệu quả khi người tiêu dùng vẫn cảm thấy hài lòng về sự “cố chấp” của Chanel, đồng thời giúp hãng trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cùng ngành.
Một buổi trình diễn thời trang xuân hè của hãng Chanel ở thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
3. Hệ thống cửa hàng tạo nên thành công Marketing
Hệ thống cửa hàng của thương hiệu Chanel luôn được đặt ở những vị trí trung tâm thành phố đắt đỏ như New York, Boston, Amsterdam, Sydney,… Bạn còn có thể tìm thấy các cửa hàng tại một số địa điểm khác như quầy sân bay, các khách sạn năm sao nổi tiếng – nơi nhóm khách hàng thượng lưu thường lưu tới.
Hiện, hãng đang sở hữu khoảng 310 cửa hàng trên toàn thế giới. Trong đó có khoảng 2 cửa hàng ở Nam Mỹ, 128 cửa hàng tại khu vực Bắc Mỹ, 6 cửa hàng ở châu Đại Dương, 10 cửa hàng ở Trung Đông, 70 cửa hàng ở châu Âu và 94 cửa hàng ở châu Á.
Hơn thế nữa, vì tệp khách hàng của Chanel thuộc tầng lớp giàu có, do vậy việc lựa chọn vị trí cửa hàng là chiến lược được ưu tiên hàng đầu. Ở Nhật Bản, các cửa hàng Chanel sẽ được đặt chủ yếu ở các khu sinh sống cao cấp của quận Ginza. Tại vương quốc Anh, các cửa hàng sẽ được phân bổ chủ yếu tại hai thành phố lớn là London và Manchester.
Jennie (BLACKPINK) và G-Dragon (BIGBANG) là hai đại sứ thương hiệu của Chanel
Bên cạnh đó, các cửa hàng phải luôn đảm bảo thể hiện chính xác tinh thần xa hoa và sang trọng của thương hiệu. Các gam màu đơn sắc như trắng, đen, be sẽ được sử dụng chính để làm gợi nhớ về những đặc trưng riêng trong thiết kế của Chanel. Những gam màu này khi kết hợp với hộp đèn và bảng hiệu trang trí sẽ tạo nên một không gian nội thất vô cùng thanh lịch, đồng thời làm nổi bật các dòng sản phẩm thời trang.
Bắt kịp nhịp sống thời đại, Chanel cũng mở riêng cho mình một trang web mua sắm trực tuyến nhằm phục vụ những khách hàng ở xa và không có điều kiện đi tới cửa hàng để được trải nghiệm trực tiếp. Điều này một phần giúp hãng tối đa hoá lợi nhuận của mình.
4. Hãy đến tận showroom của Chanel, đừng mua hàng qua mạng xã hội
Nhằm mục đích giữ vị trí “đế vương” trong ngành thời trang cũng như “top of mind” trong lòng mỗi khách hàng mỗi khi nghĩ về một thương hiệu thời trang cao cấp, trong hơn 100 năm qua, Chanel không lúc nào thôi cẩn trọng trong việc tiếp thị. Từ những ngày đầu xuất hiện trên các tạp chí thời trang danh giá như Elle hay Vogue, cho tới khi social media bùng nổ trên toàn cầu, hãng vẫn luôn giữ cốt cách “kiêu ngạo” để tránh bị “bình dân hoá”.
Mặc dù cùng hoạt động trên mạng xã hội, nhưng thương hiệu không theo dõi bất kỳ tài khoản thương hiệu hay người dùng nào khác, cũng như không tương tác phản hồi bất kỳ điều gì đến với khách hàng. Đây được cho là một chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro và những sai sót làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu có thể xảy ra. Nếu bạn thực sự muốn mua hàng, bạn chỉ có thể đến các showroom để lựa chọn đồ trực tiếp, tại đây bạn mới thực sự là “thượng đế”.
Việc dùng mạng xã hội, thực chất là để Chanel cung cấp và chia sẻ những thông tin mới nhất về các sự kiện thời trang hay bộ sưu tập mới ra mắt của hãng. Chanel đã vẽ ra một thế giới riêng, nơi mà mọi người khao khát góp phần tạo nên một phong cách sống mới.
Với sự kiên định trong các chiến lược marketing của Chanel đã luôn giữ được trọn vẹn tinh hoa cổ điển của ngành thời trang cao cấp.
Thanh Thanh – MarketingAI