Saturday, October 15, 2022

SAU KHI TÔ ĐÔNG PHA CHẾT, THANH DANH BỊ HÃM HẠI, THÁI GIÁM CHẠY TỚI NÓI VỚI VUA: "CHA THẦN MẮC TỘI GÌ?"

Có nhiều câu chuyện vì tham vinh hoa giàu sang phú quý mà nhận giặc làm cha thỉnh thoảng vẫn diễn ra, nhưng trường hợp gia cảnh đang sa sút lại có nhân vật lớn tới thăm nhận làm người thân, thì nên vui mừng chấp nhận hay là ái ngại từ chối đây?


Vào thời Nhà Tống, cũng như nhà Đường đều giống nhau ở chế độ một vợ, và nhiều thiếp. Thê tử thì phải môn đăng hậu đối, phù hợp lễ chế, thê thiếp thì không đòi hỏi cao, ngay cả họ cũng không được lưu lại.

Thị thiếp của Tô Đông Pha là Vương Triêu Vân nguyên là một ca nương, năm 12 tuổi được ông chuộc thân, 18 tuổi được nạp làm thiếp.

Triều đại nhà Tống hậu đãi quan văn, đại bộ phận quan viên trong nhà đều nuôi dưỡng ca cơ (nữ ca sĩ). Bởi vì các quan văn thường có các buổi hội họp văn nhân, danh sĩ từ 20-30 người, nên các ca cơ này thường hỗ trợ cho các buổi tiệc rượu, hội họp thơ văn, phụ hát xướng.

Trong lịch sử, Tô Thức (Tô Đông Pha) là một văn nhân đứng đầu thời Bắc Tống, ngoại trừ thị thiếp là Vương Triêu Vân, một số thê thiếp khác của Tô Thức đều không để lại tên tuổi.

Tô Thức là văn nhân hàng đầu trong lịch sử văn học Trung Quốc, đứng đầu trong triều đại Bắc Tống suốt đời bộc trực, cương trực, lên tiếng vì nước, vì dân nhưng đời tư lại vô cùng náo nhiệt. Do đó, vào thời ông sống, rất nhiều người tự hào vì có thể được giao tiếp với Tô Thức.

Tô Đông Pha và tiểu thiếp. Nguồn: dkn

Có điều họ cũng không thể so sánh với một người họ Lương, bởi vì người này tuyên bố rằng Tô Thức chính là cha của mình, chuyện gì đã diễn ra ra? Nói không chừng đây cũng là một trong những người muốn trở thành con trai của Tô Thức vì độ nổi tiếng của ông.

Tuy nhiên người họ Lương này cũng không phải nhân vật bình thường, ông ta là Thái Giám được sủng ái nhất, kề cận sát bên hoàng đế Tống Huy Tông, ngay cả thái sư Thái Kinh, tất cả các quan thần trong triều lớn bé đều luôn tươi cười chào đón ông ta.

Người này đương thời được người ta gọi là “Ẩn Tương” chính là Đại thái giám Lương Sư Thành.

Căn cứ theo lời kể của Lương Sư Thành, năm đó Tô Thức đang bị giáng chức ra ngoại thành nên cuộc sống sinh hoạt vô cùng túng quẫn, may mà có sự giúp đỡ của người bạn tốt là Lương Thị, Tô thức cũng rất trượng nghĩa bèn đem nữ tỳ hầu hạ bên cạnh đưa cho Lương Thị.

Nhưng điều bất ngờ là, tỳ nữ đến Lương gia sau đó lại sinh ra một đứa con trai, chính là Lương Sư Thành, bởi vậy Lương Sư Thành luôn một mực nhận mình là con trai của Tô Thức do tiểu thiếp sinh ra.

Khi Tống Huy Tông lên ngôi, triều đình ban hành đại xá, Tô Thức được quay về triều phục chức, nhưng mà không may ngay khi vừa mới tới cổng thành thì lại lìa đời hưởng thọ 65 tuổi.

Tô thức mất không lâu, thái sư Thái Kinh đã trở thành người đứng đầu trong triều đình, nắm được quyền lực trong tay sau đó bắt đầu ra sức thanh toán các thành viên của bè đảng cũ. Kể cả Tư Mã Quang, Văn Ngạn Bác, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên cũng bị liệt vào danh sách 309 người những kẻ phản bội, tên của họ bị khắc vào bia đá, rất nhiều tác phẩm của họ cũng bị tiêu hủy một lượng lớn.

Lúc bấy giờ, nhiều tác phẩm của Tô Đông Pha khi còn sống cũng nằm trong danh sách bị tiêu hủy, tuy nhiên, vào thời điểm quan trọng này, thì thái giám Lương Sự Thành đã trực tiếp đến gặp Tống Huy Tông để giải oan và nói rằng: “Tiên thần có tội gì?” ý là “Cha của thần đã mắc tội gì?” – Tiên thần là tên mà các quan chức vào thời cổ đại đặt cho người cha đã khuất của họ trước mặt Hoàng đế.

Ảnh: nhân vật Thái Giám Lý Sư Thành. Nguồn: twgreatdaily

Vào thời điểm đó, Lương Sư Thành rất quyền lực, Thái Kinh cũng không dám công khai chống lại ông ta, vì vậy nhiều tác phẩm của Tô Đông Pha mới được bảo tồn cho đến ngày nay.

Thế nhưng, con trai của Tô Thức là Tô Quá tại kinh thành thì cuộc sống lại rất túng quẫn, biết được chuyện này Lương Sư Thành đã ra chỉ thị cho cấp dưới của mình rằng: “Nếu như tiểu Tô học sĩ dùng tiền, dưới 1000 quan, các người không cần báo cáo ta.

Như vậy Lương Sư Thành có thực sự là con trai riêng của Tô thức?

Theo ghi chép lịch sử nhà Tống: Lương Sư Thành đã yêu cầu Tô Nguyên Lão, chắt của Tô Hoán, chú của Tô Đông Pha, cho một văn bản với tư cách là con trai của Tô Đông Pha, nhưng Tô Nguyên Lão đã bị giáng chức sau khi ông từ chối.

Tô Nguyên Lão cảm khái nói: “Nhan Hồi đi theo đức Khổng tử đức hạnh hiển lộ rõ ràng, bản thân mình làm gia đình bị liên lụy, bất quá đây cũng là một loại vinh dự!”

Có thể thấy, một đời tổ tông đến hậu nhân của Tô Thức đều gặp phải gia cảnh túng quẫn, ngay đến Tô Đông Pha những năm tháng cuối đời cũng vô cùng khó khăn thiếu thốn, tuy nhiên những người nhà họ Tô đều không nhận Lương Sư Thành mặc dù trong hoàn cảnh cùng cực, nhưng họ cũng không vì thế mà nhận bừa người thân để tranh thủ lợi dụng.

Bàn về thân thế của Lương Sư Thành thì có nhiều ý kiến trái chiều.

Có ý kiến cho rằng Lương Sư Thành là con trai của Tô Thức, bởi vì thừa hưởng gen tốt của cha nên Lương Sư Thành là một người rất thông minh, bề ngoài biểu hiện trung hậu nhưng bên trong sự hiền lành ấy là ẩn giấu sự sắc xảo, lém lỉnh.

Từ khi còn nhỏ tuổi được một người bằng hữu đưa vào cung sau trở thành đại thái giám. Ông ta vì thông thạo ngữ pháp, tìm hiểu lễ nghĩa và quan sát lời nói, cách diễn đạt nên dần dần từng bước ông được Tống Huệ Tông đánh giá cao và tin tưởng.

Rất tiếc là sau này Lương Sư Thành lại trở thành một trong 6 viên quan lại tham nhũng nhất thời đại Bắc Tống, khiến cho Bắc Tống sụp đổ và có kết cục không mấy tốt đẹp.

Nhưng điều ông ta làm được tốt nhất chính là đã giúp lưu lại những tác phẩm bất hủ của đại văn nhân Tô Đông Pha cho đời sau, đây cũng là một mối duyên phận thật lớn có tầm ảnh hưởng tới nhiều đời sau.

Biên tập Minh Thư
Theo Lý Tĩnh Nhu – Soundofhope
Link tham khảo: