Vào những năm 30 của thế kỷ trước, một nhà truyền giáo người Do Thái có thói quen đi bộ trên đường quê vào mỗi buổi sáng. Gặp ai, ông cũng hồ hởi chào: “Chào buổi sáng!”.
Vào thời điểm ấy, người ta vẫn ác cảm với người Do Thái nói chung và các nhà truyền giáo Do Thái nói riêng. Ở làng có một người tên là Miller, lúc nào cũng lạnh nhạt trước những lời chào hỏi của ông.
Nhưng sự lạnh nhạt của mọi người không làm thay đổi thái độ của nhà truyền đạo. Mỗi sáng thức dậy, ông vẫn gửi lời chào nồng nhiệt đến mọi người xung quanh, kể cả Miller.
Vài năm sau, Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức.
Nhà truyền giáo và tất cả người dân Do Thái trong vùng đều bị chính quyền Quốc xã bắt giam trong trại tập trung. Bước xuống tàu hỏa, họ xếp hàng đi về phía trước.
Một người lính Đức cầm gậy đứng đầu hàng người hô “trái – phải”. Những người được gọi qua trái thì cầm chắc cái chết, còn những người qua phải sẽ có cơ hội sống sót.
Khi vị giáo sĩ bước tới đầu hàng, trong thời khắc đó ông thấy run rẩy, sợ hãi. Ông tuyệt vọng ngẩng đầu lên thì chợt chạm phải ánh mắt của tên lính. Dù vậy, như một thói quen đã trở thành phản xạ tự nhiên, ông buột miệng:
– Chào buổi sáng, anh Miller!
Miller có chút bối rối vì thói quen kỳ cục của nhà truyền giáo. Anh hoàn toàn hiểu đó là một lời chào theo quán tính, nhưng trong khoảnh khắc quyết định sự sống chết của nhà truyền giáo, anh bỗng nhận ra sự tử tế chân thành trong thói quen cố hữu của vị giáo sĩ Do Thái già nua, mà ngay cả khi phải đối mặt với cái chết, ông vẫn không từ bỏ. Cũng như ông đã không từ bỏ dù anh chưa bao giờ đáp lại, hay bớt đi một chút lạnh lùng khi nghe câu chào đó.
“Chào buổi sáng!”. Giọng nói của Miller nhỏ đến mức chỉ có hai người nghe được.
Và cuối cùng, vị giáo sĩ được gọi qua phải. Có nghĩa là ông thoát khỏi cái chết.
Kỳ thực, nhà truyền giáo nọ, chẳng suy tính chi nhiều nhặn khi giữ cho mình thói quen chào mọi người mỗi ngày. Thói quen đó hẳn đã được dưỡng thành từ một tâm hồn chân thành, và đức tin vào những điều tử tế tốt đẹp mà ông có được từ những lời răn của Thượng đế.
“Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận.”Thói quen một khi đã hình thành thì không dễ từ bỏ. Vì thế, hãy chọn cho mình thói quen tốt bởi vì nó sẽ quyết định số phận của bạn, theo một cách, vào một lúc nào đó trong cuộc đời mà bạn không bao giờ biết trước.
HÃY ĐỂ THIỆN LƯƠNG TRỞ THÀNH THÓI QUEN
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tư lệnh tối cao của liên quân Châu Âu, ông Eisenhower tại vùng nào đó của nước Pháp ngồi xe quay về tổng bộ, tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Ngày hôm đó tuyết rơi khắp nơi, khí trời lạnh giá, xe hơi chạy một mạch rất nhanh.
Trên đường đi vắng không nhà cửa thôn xóm, Eisenhower đột nhiên nhìn thấy một đôi vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên đường, lạnh cóng run cầm cập.
Eisenhower lập tức ra lệnh dừng xe, kêu thông dịch viên ở bên cạnh xuống xe hỏi chuyện. Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở nói: “Chúng ta cần phải kịp thời đến tổng bộ họp, chuyện này vẫn nên giao cho cảnh sát địa phương xử lý đi”. Thật ra ngay đến bản thân vị tham mưu cũng biết, đây chẳng qua chỉ là một cái cớ.
Eisenhower cương quyết xuống xe để hỏi rõ, ông nói: “Nếu đợi đến lúc cảnh sát đến kịp, cặp vợ chồng già này có thể đã chết cóng lâu rồi.”
Sau khi hỏi thăm mới biết, cặp vợ chồng già này đi Paris để sống nhờ nhà con trai, nhưng xe hơi lại bị hỏng giữa đường. Trong bão tuyết mịt mù ngay đến một bóng người cũng không nhìn thấy, đang không biết phải làm sao.
Eisenhower nghe xong, không nói câu nào, lập tức mời họ lên xe, và còn đặc biệt đưa cặp vợ chồng già đến nhà con trai ở Paris trước, sau đó mới quay về tổng bộ.
Lúc này tư lệnh tối cao của liên minh Châu Âu không nghĩ đến thân phận của mình, cũng không xem thường thân phận người hoạn nạn, trong khoảnh khắc ông ra lệnh dừng xe, có lẽ ông cũng chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ xuất phát từ bản năng của nhân tính lương thiện.
Tuy nhiên, sau đó tình báo nhận được lại làm tất cả mọi người vô cùng kinh hoàng, đặc biệt là vị tham mưu ngăn cản Eisenhower cứu giúp người gặp nạn.
Thì ra, hôm đó lính bắn tỉa của phát xít Đức đã mai phục từ trước trên con đường mà họ chắc chắn phải đi qua, hôm đó Hitler nhận định là tư lệnh tối cao của liên quân Châu Âu chết chắc rồi, nhưng lính bắn tỉa đã không thành công, sau chuyện đó Hitler nghi ngờ tình báo không chính xác. Hitler đâu biết là, Eisenhower vì cứu cặp vợ chồng già đang trong cảnh nguy khó mà thay đổi tuyến đường đi.
“Một thiện niệm của Eisenhower né tránh được vụ ám sát, nếu không lịch sử của chiến tranh thế giới thứ hai phải viết lại rồi”.
Hitler đã không bao giờ ngờ là có chuyện ‘phi thường’ như thế xảy ra.
Vậy đó, thiện niệm là ý nghĩ xuất phát từ tâm hồn lương thiện muốn mang mọi tốt lành cho người khác mà không tồn tại lợi ích cá nhân trong đó. Nó không phải là sự tính toán hơn thiệt cho bản thân mà từ tấm lòng vô tư vô ngã chỉ nghĩ cho người khác, vì người khác.
Nó là món quà vô giá mà Chúa, Thượng đế đã trao tặng cho mỗi người, và ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của nó trong những thời khắc quan trọng của số phận....
Kinh Thánh ghi lại lời răn của Chúa: “Hãy phải yêu người khác như chính mình”. Bởi vì một ngày nào đó, ta sẽ sẽ hiểu những gì cho đi… chính là những điều sẽ nhận lại.
Đan Thanh / Theo: NTDTV-eMagazine
No comments:
Post a Comment