Một bữa tiệc khao quân của Hoàng đế (1758-1759) |
Bữa đại yến tiệc của triều đình
Trong suốt triều đại nhà Thanh (1644-1911), Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của người Mãn Châu đến từ phương Bắc. Từ đây, một cuộc xung đột sắc tộc giữa người Hán và người Mãn diễn ra sâu sắc. Hoàng đế Khang Hy khi đó nhận ra rằng để củng cố quyền lực của mình, cần thống nhất các dân tộc lại với nhau.
Vì vậy, vào ngày sinh nhật thứ 66 của mình hoàng đế Khang Hy đã tổ chức một đại yến tiệc triều đình Mãn Hán, hay còn gọi là “Mãn Hán toàn tịch”. Bữa tiệc này được tổ chức trọn 3 ngày với 6 bữa tiệc, quy tụ đầu bếp và các món ăn đến từ khắp mọi nơi.
Tại thời điểm này, Trung Hoa đã là một đế quốc rộng lớn bao gồm nhiều dân tộc và chư hầu. “Mãn Hán toàn tịch” mang đến những công thức nấu ăn tinh xảo cũng như các món ăn thượng hạng từ các khu vực. Rất nhiều món ngon vật lạ được săn lùng từ khắp núi thẳm rừng sâu. Sau đó, mang trở lại triều đình, để cho những đầu bếp nơi đây chiên, xào, hấp, luộc, nướng, om, hầm… Trong bữa tiệc này, những người tham dự có thể nếm qua hơn 300 món ăn đặc sắc.
Thực đơn có những gì?
Bữa đại tiệc bao gồm 6 buổi tiệc trong 3 ngày với tổng cộng 320 món, trong đó có 196 món chính và 124 món ăn nhẹ. Tùy theo cách đếm số món, ít nhất cũng phải có 108 món. Đại tiệc được chia ra tiệc trong cung và ngoài cung dành cho Vua và các đại thần cấp bậc khác nhau.
Các món ăn chính có thể kể đến: Bánh trứng, cá hồi nướng, thăn bò sốt dầu hào, lợn sữa nguyên con, bướu lạc đà hấp ruột cá, lưỡi cá chép với chân gấu, cháo tổ yến, trứng tôm và canh hến, vây cá mập và cua hầm, mì râu rồng, cháo hạt sen, tôm xiên nướng, nấm hương với hạt thông, chim cút, gà lôi, gà gô, ngỗng, gà sao, công, thiên nga, sếu, ốc xà cừ áp chảo, bào ngư với hoa quế, lợn rừng, gân hươu với nấm trắng, mực ống, san hô, hải sâm …
Trong đại tiệc Mãn – Hán, nhiều loại trái cây, bánh ngọt, và món khai vị cũng được phục vụ giữa các món ăn chính. Trong số đó phải kể đến một vài món tiêu biểu như lựu ướp đường, vải, nhãn, đào, bạch quả, anh đào, quất vàng, dưa hấu, mận, mía, củ năng, hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, các loại thảo mộc và rong biển, bánh kếp, các loại bánh bao mặn và ngọt, bánh hoa lê, mứt táo gai, cháo lá sen,… cùng các loại trà từ khắp vùng miền.
Bữa đại tiệc bao gồm 6 buổi tiệc trong 3 ngày với tổng cộng 320 món, trong đó có 196 món chính và 124 món ăn nhẹ. Tùy theo cách đếm số món, ít nhất cũng phải có 108 món. Đại tiệc được chia ra tiệc trong cung và ngoài cung dành cho Vua và các đại thần cấp bậc khác nhau.
Các món ăn chính có thể kể đến: Bánh trứng, cá hồi nướng, thăn bò sốt dầu hào, lợn sữa nguyên con, bướu lạc đà hấp ruột cá, lưỡi cá chép với chân gấu, cháo tổ yến, trứng tôm và canh hến, vây cá mập và cua hầm, mì râu rồng, cháo hạt sen, tôm xiên nướng, nấm hương với hạt thông, chim cút, gà lôi, gà gô, ngỗng, gà sao, công, thiên nga, sếu, ốc xà cừ áp chảo, bào ngư với hoa quế, lợn rừng, gân hươu với nấm trắng, mực ống, san hô, hải sâm …
Trong đại tiệc Mãn – Hán, nhiều loại trái cây, bánh ngọt, và món khai vị cũng được phục vụ giữa các món ăn chính. Trong số đó phải kể đến một vài món tiêu biểu như lựu ướp đường, vải, nhãn, đào, bạch quả, anh đào, quất vàng, dưa hấu, mận, mía, củ năng, hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, các loại thảo mộc và rong biển, bánh kếp, các loại bánh bao mặn và ngọt, bánh hoa lê, mứt táo gai, cháo lá sen,… cùng các loại trà từ khắp vùng miền.
Khách mời của hoàng đế là các quan chức đứng đầu của người Mãn và người Hán, cũng như hoàng thân từ các nước chư hầu, công sứ nước ngoài. Những nhân vật quan trọng này được vinh dự dùng bữa trong căn phòng lộng lẫy của cung điện Tử Cấm Thành.
Trong bữa ăn, bàn ăn được thiết lập lại bốn lần, mỗi lần bày biện được luân phiên giữa cách nấu ăn của người Mãn và người Hán. Những chiếc mâm lớn đựng thức ăn được tạo dáng giống với động vật (vịt, gà, cá, lợn) nóng hổi. Những vị chức sắc thưởng thức bữa ăn sử dụng các vật dụng bằng đồng, bạc và đồ gốm sứ đẹp mắt cùng với tiếng nhạc du dương. Khi mọi người ăn uống no nê, họ còn được tặng những món quà chia tay sang trọng.
Sau khi bữa tiệc kết thúc, kế hoạch của vị Hoàng đế cũng đã đạt được mục tiêu của nó. “Mãn Hán toàn tịch” trở thành một nét văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng góp phần giúp Hoàng đế Khang Hy trở thành một trong những vị Vua được kính trọng và trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tuệ Tâm / Theo: Tinh Hoa
Link tham khảo: