Thứ nhất, tu Phật
Một người đến tu viện hỏi thiền sư.
Thiền sư hỏi: “Ông muốn làm gì ở đây?”
Người đàn ông trả lời: “Tôi đến để tu Phật.”
Thiền sư trả lời: “Phật không có hỏng, không cần ông tu sửa, ông tốt hơn là tự tu sửa chính mình.”
Cảm ngộ: Tu là sửa mình, không phải sửa người.
Nguồn: aboluowang
Thứ hai, tu tâm
Khi một người đàn ông đi qua bãi biển, anh ta phát hiện một bức tượng Phật bị bỏ rơi, vì vậy anh ta cung kính cúng dường bức tượng Phật trên đá, cho nên anh ta đã đạt được thành tựu của mình.
Lại có một người khác đi ngang qua đây, nhìn thấy tượng Phật an vị trên đá, ông lo lắng rằng bức tượng Phật bị ướt bởi mưa, vì vậy ông cởi giày của mình và che bức tượng Phật, do đó ông ta cũng đạt được thành tựu của mình.
Người thứ ba đi ngang qua, nhìn thấy tượng Phật bị giày che, cảm thấy bất kính với tượng Phật, vì vậy liền lấy gỡ giày ra rồi vứt đi, anh ta cũng bởi vậy mà đạt được thành tựu của mình.
Cảm ngộ: Phật pháp coi trọng tâm hơn là hình thức, quan trọng nhất là tâm, tu hành chính là quá trình tu tâm.
Nguồn: aboluowang
Thứ ba, buông tay
Sư huynh cùng sư đệ đang muốn băng qua một con sông nhỏ, phát hiện một vị cô nương trẻ tuổi cũng muốn qua sông, nhưng lại không muốn ướt quần áo. Sư huynh liền nói: “Cô nương, để ta cõng cô qua sông”. Cô nương gật đầu đồng ý, sư huynh liền cõng cô nương qua bờ sông bên kia.
Trên đường đi, sư đệ nhịn không được hỏi sư huynh: “Sư huynh, chúng ta xuất gia không gần nữ sắc, sao có thể cõng một cô gái qua sông đây?”
Sư huynh hỏi ngược lại: “Ta cõng cô gái qua sông thì đã đặt cô ta xuống từ lâu rồi, vì sao sư đệ vẫn còn cõng cô ta mà chưa buông vậy?”.
Cảm ngộ: Mạnh Tử nói: “Nam nữ thụ thụ bất thân, là lễ nghi. Nếu chẳng may chị dâu rơi xuống sống thì hãy dùng tay để cứu, là việc nên làm (Bởi vì giải cứu là một biện pháp khẩn cấp, cần biết rằng trong tình huống đó tính mạng con người đang bị đe dọa!)”. Đừng cố chấp trong mọi việc mà hãy học cách thích nghi với hoàn cảnh.
Nguồn: aboluowang
Thứ tư, đánh người mắng chửi người
Đệ tử hỏi: “Sư phụ, người có đôi khi đánh người mắng chửi người, có đôi khi lại nho nhã lễ độ, tại sao vậy ạ?”
Sư phụ nói: “Đối đãi với người thượng đẳng, chỉ thẳng vào lòng người, lấy chân diện đối đãi, có thể đánh có thể mắng; Đối đãi với đám người trung đẳng chỉ có thể dùng phương thức ẩn dụ, phải chừng mực, bởi vì hắn chịu không nổi sự đánh đập, mắng nhiếc. Đối đãi với người hạ đẳng, phải mỉm cười, khách khí, bởi vì hắn rất yếu ớt, tâm nhãn tương đối nhỏ, chỉ có thể dùng lễ tiết thế tục đối đãi hắn.”
Cảm ngộ: Chúng sinh căn cơ khác nhau, cách đối đãi với mỗi người cũng nên có những phương thức khác nhau, đây gọi là cơ duyên.
Nguồn: aboluowang
Thứ năm, tự sát
Lão hòa thượng cứu được một người tự sát, người nọ liền nói: “Lão pháp sư, không cần hao tâm tổn trí cứu tôi, tôi không muốn sống nữa.”
Lão hòa thượng hỏi: “Vậy ta không thể cứu ngươi, nhưng ngươi đã trả hết nợ chưa?”
Người đàn ông nói: “Nhưng tôi đâu có nợ ai?”
Lão hòa thượng nói: “Mạng người mượn cha mẹ, cơm ăn áo mặc mượn trời đất, kiến thức mượn thầy, ngươi đã trả hết chưa?”
Người đàn ông nói: “Vậy làm sao tôi có thể trả được?”
Lão hòa thượng nói: “Nhớ hai chữ “trân trọng” là đủ rồi.”
Cảm ngộ: Cha mẹ cho chúng ta sinh mệnh, người thầy cho chúng ta pháp thân tuệ mệnh, thiên địa vạn vật nuôi dưỡng thể chất và tinh thần của chúng ta, chỉ có biết trân trọng, mới có thể biết cảm ân, mới cảm nhận được độ dày của cuộc sống.
Kỳ Mai biên dịch
Vương Hòa – aboluowang
No comments:
Post a Comment