Tuy có nhiều dị bản khác nhau về sự ra đời ngày Tết, nhưng truyền thuyết về sự tuẫn tiết của Khuất Nguyên vì bị gian thần vu oan là nổi tiếng hơn cả, và Tết Đoan Ngọ ra đời như sự tưởng nhớ về một vị quan tài giỏi, trung kiên. Các hoạt động chủ yếu của ngày này là đua thuyền rồng, ngắm lồng đèn và ăn những món ăn truyền thống cùng gia đình.
Zongzi (粽子 Tông tử)
Tông tử hay còn gọi tắt là Tông, một món bánh truyền thống của Trung Quốc, làm từ gạo nếp và nhân đậu, bọc lá trúc rồi đun sôi cho đến khi chín mềm. Bánh tông có thể nấu theo phương pháp luộc hoặc hấp.
Mianshanzi (面扇子 Miên phiến tử)
Một món ăn được làm chủ yếu từ bột mì và trứng sau đó tạo thành hình cánh quạt. Tập tục ăn Mianshanzi trong hội thuyền rồng được cho là bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc.
Jiandui (煎堆 Tiên đồi)
Có hình dạng tựa như bánh rán mè của Việt Nam, vàng ươm với lớp vỏ giòn rắc mè và nhân đậu ngọt ngào ở bên trong. Thường thì người ta dùng đậu đỏ như biểu trưng cho sự may mắn.
Dagao (打糕 Tá cao)
Đây thực chất là một loại bánh gạo và thường được ăn bởi dân tộc Hàn sống ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Bánh được làm từ bột gạo, mật ong, đường và rất dẻo ngọt.
Chayedan (茶葉蛋 Trà diệp đản)
Một món ăn khá nổi tiếng và đặc trưng cho ngày Tết chính là trứng hấp trà. Chính việc thay nước thường thành trà loãng để luộc, mà lớp vỏ trứng có màu sậm hấp dẫn cùng phần lòng trắng dai hơn thơm hơn so với bình thường.
Huangshan (黄鳝 Huỳnh thiện)
Tập tục ăn lươn vào ngày này chiếm phần đông ở khu vực Vũ Hán phía Đông Trung Hoa. Mọi người thường ăn món này đơn giản vì thời gian diễn ra ngày Tết cũng chính là mùa lươn, với giá trị dinh dưỡng cao và ngon ngọt nhất trong năm.
Xionghuangjiu (雄黄酒 Hùng hoàng tửu)
Loại rượu này thường được uống vào ngày Tết Đoan Ngọ, vì được cho là sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Thậm chí trẻ em còn được người lớn chấm Hùng hoàng và vẽ chữ Vương trên trán để xua đuổi tà ma.
Minh Hằng (JK) / Theo:Bepvang
No comments:
Post a Comment