Trương Bá Câu (1898-1982)
Người đàn ông này tên là Trương Bá Câu (1898-1982), một trong "Tứ đại thiếu gia của Trung Hoa Dân Quốc" thời những năm đầu của thế kỷ 20, vốn là quý tử của một gia đình danh gia vọng tộc, có chú ruột từng là trọng thần thời cuối nhà Thanh.
Không như những gì người đời nghĩ về đại thiếu gia - vung tiền vào những thú vui chơi tốn kém, vô bổ, Trương Bá Câu danh toàn bộ số tiền/tài sản mình có để sưu tầm đồ cổ dân gian, di vật văn hóa trong đó có thư pháp và hội họa.
Amazon.com khi giới thiệu cuốn sách "Famous Collector Zhang Boju" (2023) (tạm dịch: Trương Bá Câu: Nhà sưu tầm nổi tiếng) đã viết, Trương Bá Câu là nhà sưu tầm nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời hiện đại, ông đã sưu tầm được hơn 100 bức tranh và tác phẩm thư pháp có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao. Sự cống hiến của ông trong việc bảo vệ các di tích và hiện vật lịch sử và văn hóa của Trung Quốc không chỉ vượt qua giá trị mà ông đặt vào tài sản gia đình mà còn cả mạng sống của ông.
Trương Bá Câu khi còn trẻ. Ảnh: Zhihu
Mỗi khi nghe tin bảo vật quốc gia lưu lạc ở nước ngoài, Trương Bá Câu "lòng như lửa đốt", tìm mọi cách để đưa bảo vật về quê hương.
Một trong những bảo vật vô giá mà Trương Bá Câu có được chính là Bức thư pháp của Lư Quán (256 – 194 TCN) - vị tướng khai quốc nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Dù coi Bức thư pháp này là báu vật nhưng cái lạ của Trương Bá Câu chính là ông không giữ nó cho riêng mình. Dù bỏ rất nhiều tiền bạc để có được nó nhưng cuối cùng Trương Bá Câu lại tặng Bức thư pháp này cho Bảo tàng Cố Cung, trong Tử Cấm Thành.
Lần này cũng vậy, Trương Bá Câu đã bán mảnh đất rộng 15 mẫu (một mẫu (亩) bằng khoảng 667 mét vuông) để lấy tiền mua bức tranh cổ của "Huyền thoại hội hoa sơn thủy Trung Hoa". Bức tranh này gần như khiến Trương Bá Câu trắng tay.
Dinh thự trên mảnh đất 15 mẫu mà Trương Bá Câu đang sinh sống (trước khi bán năm 1946) vốn thuộc sở hữu trước đó của đại thái giám cuối thời nhà Thanh Lý Liên Anh - tâm phúc của Từ Hi Thái hậu. Tuy nhiên, với một người yêu hội họa như Trương Bá Câu, bức tranh này còn đánh giá hơn gấp nhiều lần so với những dinh thự, đất đai rộng lớn kia.
Họa phẩm cổ nhất thế giới
Tình yêu của Trương Bá Câu với họa phẩm này cũng dễ hiểu, bởi bức tranh "Strolling About in Spring" (tạm dịch là "Du xuân đồ") của họa sĩ Triển Tử Kiền chính là viên ngọc quý của hội họa phong cảnh Trung Quốc.
Trương Bá Câu (1898-1982)
Theo đánh giá của các nhà nghệ thuật Trung Quốc, "Du xuân đồ" là bức tranh phong cảnh Trung Quốc cổ nhất trên thế giới và là bức tranh cuộn sớm nhất ở Trung Quốc.
Theo thông tin từ Bảo tàng trực tuyến Trung Quốc, Triển Tử Kiền (sinh ra trong một gia đình quý tộc, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên) là một họa sĩ nổi tiếng đến từ Sơn Đông. Ông từng là quan trong triều đại nhà Tùy (581-618), đồng thời là một họa sĩ tài năng và vô cùng sáng tạo với những bức tranh phong cảnh có ảnh hưởng lớn nhất vào thời điểm đó.
Chinaculture thông tin, "Du xuân đồ" mô tả các quý tộc đang vui chơi trên núi. Bức tranh này chủ yếu được sáng tác bằng cách sử dụng màu xanh lam và xanh lá cây, đồng thời thêm bột vàng và bột trắng, tạo cho nó một vẻ đẹp tráng lệ và trong trẻo. Từ những tảng đá trên núi xa xa cho đến những hàng cây xanh cùng dòng sông uốn lượn, sống động như khiến người xem nghe được tiếng hát trong trẻo... tất cả tạo nên kỹ thuật vẽ tranh khiến tất thảy những ai nhìn vào cũng cảm giác như đang đứng trước phong cảnh sơn thủy hữu tình có thật ngoài đời.
Đây là cái tài của Triển Tử Kiền.
Là một thành phần quan trọng trong hội họa truyền thống Trung Quốc, phương pháp phối cảnh độc đáo, phóng khoáng trong "Du xuân đồ" của Triển Tử Kiền đã đặt nền móng cho các bức tranh cuộn dài miêu tả núi, sông và bầu trời sau này.
Chính thế mà Trương Bá Câu không thể không mê mẩn những nét cọ điêu luyện này. Ông càng trân quý họa phẩm này hơn khi biết rằng "Du xuân đồ" là tác phẩm duy nhất còn tồn tại cho đến nay của Triển Tử Kiền. Do đó, ông lại trao tác phẩm này cho Bảo tàng Cố Cung. Hiện nay, bức tranh là một trong những báu vật vô giá được lưu giữ tại bảo tàng này.
Như đã nói, tình yêu của Trương Bá Câu đối với các di vật văn hóa đặc biệt ở chỗ ông không giữ các bảo vật này cho riêng mình. Dù hao tâm tốn của để sưu tầm họa phẩm, thư pháp, đồ cổ... Trương Bá Câu về sau lại hiến tặng hết cho Cố Cung.
Hàng trăm di vật văn hóa, trong đó có hàng chục di tích văn hóa cấp quốc bảo, đều được Trương Bá Câu tặng cho Cố Cung. Có thể nói, một nửa trong số đó di tích văn hóa trong Bảo tàng Cố Cung đều thuộc bộ sưu tập của Trương Bá Câu.
Cả một đời hết lòng vì di vật văn hóa là thế nhưng cuối đời Trương Bá Câu lại gặp những chuyện không mấy tốt đẹp. Ông bệnh nặng mà không có tiền để đi bệnh viện. Những ngày cuối đời là những ngày Trương Bá Câu bệnh tật hành hạ trong cảnh khuynh gia bại sản.
Tuy nhiên, có lẽ sâu thẳm trong trái tim ông là sự tĩnh lặng và đầy an yên, tất cả được thể hiện trong câu đối mà ông viết trước khi từ giã cõi đời.
Có người từng nói, nếu bạn không biết đến Trương Bá Câu thì việc đến thăm Tử Cấm Thành sẽ là vô ích. Điều này đủ để hiểu tầm quan trọng của nhà sưu tầm lừng danh Trương Bá Câu đối với nghệ thuật Trung Quốc là như thế nào rồi.
Tham khảo: Chinaculture, Sohu, Bảo tàng trực tuyến Trung Quốc, Sina
Trang Ly / Theo: soha
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment