“Đường dài mới biết ngựa hay,
Ở lâu mới biết người ngay kẻ tà”.
Một người bạn tốt hay không khó có thể nhìn thấu ngay lập tức, nhưng sau một thời gian dài, người bạn này có đáng kết thâm giao hay không rất dễ nhận biết. Để tình bạn bền chặt có 4 chuyện không thể tùy tiện bông đùa.
Ai cũng sẽ gặp được những người bạn trong đời, tốt có, xấu có. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải giữ khoảng cách với bạn xấu, và trân trọng những người bạn tốt. Đừng vì sơ suất nhất thời mà đánh mất những người bạn tốt, những người có thể giúp đỡ ta lúc khó khăn hoạn nạn sau này.
Mặc dù trong giao tiếp sẽ luôn có những lời bông đùa, nhưng đối với những người bạn chân chính, có 4 trò đùa không nên nói.
1. Đừng đùa về những khuyết điểm
Nói lắm ắt lỡ lời, nhất là nói mà không suy nghĩ, lại càng dễ chiêu mời thị phi, khiến người khác chán ghét. Đừng bao giờ cố ý cười nhạo thiếu sót và khuyết điểm của nhau. Kỳ thực, đó lại là tấm gương phơi bày tâm hồn xấu xa của chính mình.
Bạn bè dù tốt đến đâu cũng phải biết cân nhắc nặng nhẹ, quan hệ dù tốt đến đâu cũng không thể nói năng tùy tiện. Bởi dù con người dù cởi mở đến đâu, thì họ vẫn luôn quan tâm đến những lời đùa cợt về những khiếm khuyết của mình.
Đừng bao giờ chà đạp lên nỗi đau của người khác, đặc biệt là giữa bạn bè, kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý. Những lời bông đùa không có chủ ý lại có thể mang đến sự tổn thương sâu sắc.
Lấy khuyết điểm của người khác ra làm trò đùa chỉ có thể chứng tỏ tố chất thấp kém của người nói.
2. Chớ đùa cợt về chuyện tiền bạc
Một người bạn chân chính sẽ không bao giờ đùa giỡn về chuyện tiền bạc. Có câu “Anh em tính sổ rõ ràng”, hễ dính líu đến tiền bạc thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp.
Chuyện tiền bạc không phải trò đùa, bởi đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với mọi người, bởi con người rất dễ bị đồng tiền che mờ đôi mắt. Có thể trò đùa nhỏ của chúng ta sẽ khiến người khác tưởng thật, khiến chúng ta không còn đường lui.
Trong tiểu thuyết “Kiển thường trái” (Con lừa trả nợ) của Bồ Tùng Linh, có một câu chuyện thế này: Lý Công tốt bụng và hào phóng, có một người bạn tên là Vương Trác, quanh năm giúp việc trong nhà ông.
Bởi tính lười nhác nên gia cảnh của Vương Trác càng ngày càng nghèo khó. Thế nhưng, khi anh ta yêu cầu Lý Công tiếp tế, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ.
Một hôm, Vương Trác mượn một đấu đậu xanh của Lý Công để làm vốn, Lý Công sẵn sàng cho mượn, còn đùa rằng cho anh ta luôn. Kết quả là một năm đã trôi qua, Vương Trác hoàn toàn không có ý định trả lại. Sau đó, khi Lý Công hỏi, ông mới biết rằng Vương Trác đã tiêu hết tiền của mình. Lý Công thương xót Vương Trác, nên không truy cứu chuyện trên.
Sau khi Vương Trác chết, anh ta nói với Lý Công trong mơ rằng anh ta sẽ đầu thai thành một con lừa và trả lại cho Lý Công số tiền một đấu đậu xanh.
Sau này, vì một lý do nào đó, con lừa của Lý Công bị thương, được một người trong làng phát hiện và chữa trị giúp.
Sau khi con lừa khỏi bệnh, người này đã mua lại nó. Khi nhận tiền, Lý Công mới để ý thấy số tiền này đúng bằng một đấu đậu xanh, không thể không tin vào nhân quả.
Dù là người thân hay bạn bè, thì cũng có những người không sẵn lòng trả nợ. Khi liên quan đến tiền bạc, đừng bao giờ đùa giỡn, nếu không kết cục có thể tai hại vô cùng.
3. Đừng chế giễu những người thân yêu của bạn bè
Trò đùa giữa những người bạn chỉ nên là chuyện giữa những người bạn với nhau, đừng bao giờ giễu cợt người thân của nhau. Đã là bạn tốt, càng cần phải biết thận trọng, cân nhắc nặng nhẹ. Đừng giễu cợt người thân của bạn.
Nhiều người có tâm lý rằng, đã là bạn tốt thì đương nhiên được quyền phán xét những người xung quanh. Kỳ thực suy nghĩ này rất sai lầm, chúng ta chỉ là bạn của họ, không đủ tư cách đánh giá về người nhà của họ.
Ngay cả khi bạn bè phàn nàn, tâm sự với chúng ta, điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ngừng coi mình là người ngoài cuộc. Lấy người thân của người khác ra làm trò đùa rất dễ khơi dậy sự oán giận từ người khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp lấy người thân của đối phương ra làm trò cười khiến tình bạn tan vỡ. Không giễu cợt người thân của bạn bè không chỉ là phép lịch sự, mà còn là sự tu dưỡng.
4. Chớ bỡn cợt sở thích của người khác
Mỗi người đều có suy nghĩ, đức tin và sở thích riêng. Thế giới trở nên tốt đẹp hơn chính bởi sự khác biệt. Có thể chúng ta không đồng ý với ý kiến của bạn bè, có thể chúng ta không hiểu sở thích của họ, hay không có đức tin, nhưng xin đừng giễu cợt đức tin và sở thích của người khác.
Khi còn là một quan chức ở Hàng Châu, Tô Đông Pha (hay còn gọi là Tô Thức) kết giao với nhà sư Phật Ấn tại chùa Kim Sơn. Một ngày nọ, Tô Đông Pha đến chùa chơi cờ với nhà sư và nhìn thấy một con lừa ở đằng xa, ông bèn chơi chữ hỏi: “Con lừa hói đâu?”
Nghe vậy, nhà sư Phật Ấn khéo léo đáp: “Ăn cỏ ở sườn đông (tức Đông Pha)”.
Tình bạn giữa Tô Đông Pha và nhà sự Phật Ấn được coi là một giai thoại đẹp, tuy nhiên, tình bạn như vậy khó có thể tồn tại giữa những người bạn bình thường.
Chúng ta có thể không đồng ý với lối sống của người khác, nhưng đừng lấy nó ra làm trò đùa. Không phải chuyện gì cũng có thể đùa được, và không phải ai cũng phải sẵn lòng tiếp nhận những trò đùa của chúng ta.
Muốn trở thành một người bạn chân chính, cần tôn trọng cuộc sống của người khác, không làm tổn thương nhau thì tình bạn mới bền lâu.
Giữa bạn bè thân thiết với nhau, cũng có những điều không nên bông đùa thái quá, đừng vì nhất thời sơ suất mà đánh mất đi người bạn tốt. (Ảnh: Fizkes/ Shutterstock)
Ai cũng sẽ gặp được những người bạn trong đời, tốt có, xấu có. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải giữ khoảng cách với bạn xấu, và trân trọng những người bạn tốt. Đừng vì sơ suất nhất thời mà đánh mất những người bạn tốt, những người có thể giúp đỡ ta lúc khó khăn hoạn nạn sau này.
Mặc dù trong giao tiếp sẽ luôn có những lời bông đùa, nhưng đối với những người bạn chân chính, có 4 trò đùa không nên nói.
1. Đừng đùa về những khuyết điểm
Nói lắm ắt lỡ lời, nhất là nói mà không suy nghĩ, lại càng dễ chiêu mời thị phi, khiến người khác chán ghét. Đừng bao giờ cố ý cười nhạo thiếu sót và khuyết điểm của nhau. Kỳ thực, đó lại là tấm gương phơi bày tâm hồn xấu xa của chính mình.
Bạn bè dù tốt đến đâu cũng phải biết cân nhắc nặng nhẹ, quan hệ dù tốt đến đâu cũng không thể nói năng tùy tiện. Bởi dù con người dù cởi mở đến đâu, thì họ vẫn luôn quan tâm đến những lời đùa cợt về những khiếm khuyết của mình.
Đừng bao giờ chà đạp lên nỗi đau của người khác, đặc biệt là giữa bạn bè, kẻ nói vô tình, người nghe hữu ý. Những lời bông đùa không có chủ ý lại có thể mang đến sự tổn thương sâu sắc.
Lấy khuyết điểm của người khác ra làm trò đùa chỉ có thể chứng tỏ tố chất thấp kém của người nói.
2. Chớ đùa cợt về chuyện tiền bạc
Một người bạn chân chính sẽ không bao giờ đùa giỡn về chuyện tiền bạc. Có câu “Anh em tính sổ rõ ràng”, hễ dính líu đến tiền bạc thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp.
Chuyện tiền bạc không phải trò đùa, bởi đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với mọi người, bởi con người rất dễ bị đồng tiền che mờ đôi mắt. Có thể trò đùa nhỏ của chúng ta sẽ khiến người khác tưởng thật, khiến chúng ta không còn đường lui.
Trong tiểu thuyết “Kiển thường trái” (Con lừa trả nợ) của Bồ Tùng Linh, có một câu chuyện thế này: Lý Công tốt bụng và hào phóng, có một người bạn tên là Vương Trác, quanh năm giúp việc trong nhà ông.
Bởi tính lười nhác nên gia cảnh của Vương Trác càng ngày càng nghèo khó. Thế nhưng, khi anh ta yêu cầu Lý Công tiếp tế, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ.
Một hôm, Vương Trác mượn một đấu đậu xanh của Lý Công để làm vốn, Lý Công sẵn sàng cho mượn, còn đùa rằng cho anh ta luôn. Kết quả là một năm đã trôi qua, Vương Trác hoàn toàn không có ý định trả lại. Sau đó, khi Lý Công hỏi, ông mới biết rằng Vương Trác đã tiêu hết tiền của mình. Lý Công thương xót Vương Trác, nên không truy cứu chuyện trên.
Sau khi Vương Trác chết, anh ta nói với Lý Công trong mơ rằng anh ta sẽ đầu thai thành một con lừa và trả lại cho Lý Công số tiền một đấu đậu xanh.
Sau này, vì một lý do nào đó, con lừa của Lý Công bị thương, được một người trong làng phát hiện và chữa trị giúp.
Sau khi con lừa khỏi bệnh, người này đã mua lại nó. Khi nhận tiền, Lý Công mới để ý thấy số tiền này đúng bằng một đấu đậu xanh, không thể không tin vào nhân quả.
Dù là người thân hay bạn bè, thì cũng có những người không sẵn lòng trả nợ. Khi liên quan đến tiền bạc, đừng bao giờ đùa giỡn, nếu không kết cục có thể tai hại vô cùng.
Có câu “Anh em tính sổ rõ ràng”, hễ dính líu đến tiền bạc thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp. (Ảnh: CalypsoArt/ Shutterstock)
3. Đừng chế giễu những người thân yêu của bạn bè
Trò đùa giữa những người bạn chỉ nên là chuyện giữa những người bạn với nhau, đừng bao giờ giễu cợt người thân của nhau. Đã là bạn tốt, càng cần phải biết thận trọng, cân nhắc nặng nhẹ. Đừng giễu cợt người thân của bạn.
Nhiều người có tâm lý rằng, đã là bạn tốt thì đương nhiên được quyền phán xét những người xung quanh. Kỳ thực suy nghĩ này rất sai lầm, chúng ta chỉ là bạn của họ, không đủ tư cách đánh giá về người nhà của họ.
Ngay cả khi bạn bè phàn nàn, tâm sự với chúng ta, điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta có thể ngừng coi mình là người ngoài cuộc. Lấy người thân của người khác ra làm trò đùa rất dễ khơi dậy sự oán giận từ người khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp lấy người thân của đối phương ra làm trò cười khiến tình bạn tan vỡ. Không giễu cợt người thân của bạn bè không chỉ là phép lịch sự, mà còn là sự tu dưỡng.
4. Chớ bỡn cợt sở thích của người khác
Mỗi người đều có suy nghĩ, đức tin và sở thích riêng. Thế giới trở nên tốt đẹp hơn chính bởi sự khác biệt. Có thể chúng ta không đồng ý với ý kiến của bạn bè, có thể chúng ta không hiểu sở thích của họ, hay không có đức tin, nhưng xin đừng giễu cợt đức tin và sở thích của người khác.
Khi còn là một quan chức ở Hàng Châu, Tô Đông Pha (hay còn gọi là Tô Thức) kết giao với nhà sư Phật Ấn tại chùa Kim Sơn. Một ngày nọ, Tô Đông Pha đến chùa chơi cờ với nhà sư và nhìn thấy một con lừa ở đằng xa, ông bèn chơi chữ hỏi: “Con lừa hói đâu?”
Nghe vậy, nhà sư Phật Ấn khéo léo đáp: “Ăn cỏ ở sườn đông (tức Đông Pha)”.
Tình bạn giữa Tô Đông Pha và nhà sự Phật Ấn được coi là một giai thoại đẹp, tuy nhiên, tình bạn như vậy khó có thể tồn tại giữa những người bạn bình thường.
Chúng ta có thể không đồng ý với lối sống của người khác, nhưng đừng lấy nó ra làm trò đùa. Không phải chuyện gì cũng có thể đùa được, và không phải ai cũng phải sẵn lòng tiếp nhận những trò đùa của chúng ta.
Muốn trở thành một người bạn chân chính, cần tôn trọng cuộc sống của người khác, không làm tổn thương nhau thì tình bạn mới bền lâu.
Tiểu Phương, Vision Times
Theo: trithucvn
No comments:
Post a Comment