(Ảnh: Xframe)
Trên thực tế, có thể là do người cha bất mãn với mẹ, đã dùng cách trút hết những điều bất mãn lên con gái. Đây là trường hợp của nhiều gia đình, vợ không hài lòng với gia đình chồng quay sang trút giận lên chồng. Chồng bị vợ xúc phạm liền quay ra mắng nhiếc con cái, khiến đứa trẻ trở thành người vô tội bị ảnh hưởng.
Mẹ mắng bố, bố xả tức giận lên con
Mấy hôm trước tôi có buổi tư vấn cho một gia đình. Gia đình này đến muộn nửa tiếng, nhìn hơi thở hổn hển có thể thấy họ thực sự rất vội vàng. Mặc dù tôi đã an ủi rằng không sao cả, nhưng người vợ vẫn liên tục xin lỗi.
Vừa vào chỗ ngồi, cậu con trai la lên rằng mình khát nước, lúc này người vợ nói với chồng: “Bố ơi! Bố giúp mẹ rót nước cho con nhé”.
Người chồng nghe vậy liền mắng con với giọng bức xúc: “Ồn ào gì vậy?” Rồi quay sang vợ nói: “Em không muốn đứa con làm ồn thì cứ cho…”
Tôi hỏi người vợ: “Có phải lúc nãy đi trên đường bị kẹt xe lo đến muộn, chị đã ngồi đấy ‘mắng’ chồng đúng không?”.
Chồng cô lập tức trả lời: “Đúng! Rõ ràng cô ấy tự kéo dài thời gian cho việc ra khỏi nhà, đi trên đường cứ ngồi đó mắng tôi…”.
Giờ thì tôi đã hiểu vì sao đứa con bị mắng, vì người chồng đã chuyển cảm xúc tiêu cực của vợ sang đứa con trai đang khát nước.
Thực tế, nếu người cha không cho con trai uống nước, thì người vợ sẽ không hiểu đây là cảm xúc của người chồng đang dồn nén. Như vậy người vợ sẽ càng tức giận nói với chồng: “Sao anh đối xử gay gắt với con vậy?”. Đây là lý do tại sao các cặp vợ chồng thường hay cãi nhau.
Vì sao đứa con bị mắng, vì người chồng đã chuyển cảm xúc tiêu cực của vợ sang con trai… (Ảnh: pexels)
Từng có một trường hợp, cô gái hễ gặp mẹ của mình thì liền tức giận. Cô ấy nghĩ về điều này một cách nghiêm túc, có vẻ như không có điều gì đặc biệt, nhưng điều không thể giải thích là những cơn tức giận vẫn đến. “Tại sao lại thế này?!”, cô tự hỏi chính mình.
Tôi nói với cô ấy: “Đó là vì em đã áp dụng biện pháp phòng vệ mà không hề hay biết. Em đã chuyển những phiền muộn tích tụ từ những nơi khác và những cảm xúc mà em không dám bộc phát, lên một người ‘vô hại’ với em”.
Cô gái không thích mẹ và cảm thấy rất mất kiên nhẫn với bà ấy, nhưng thực ra mẹ cô ấy không hề đối xử tệ với cô, thậm chí có thể bao dung và chấp nhận cảm xúc của cô hết lần này đến lần khác! Trong sâu thẳm tiềm thức của cô, cô biết rằng mẹ sẽ không phản ứng lại, vì vậy cô ‘yên tâm’ trút những cảm xúc lên mẹ mình.
Sau khi nghe tôi phân tích, cô ấy trầm ngâm, và nghĩ về mẹ luôn bao dung cho sự nóng nảy của cô. Cô nói: “Vậy em nên làm gì?”.
Tôi mỉm cười đáp lại cô ấy: “Tự xem lại bản thân là bước khởi đầu của sự thay đổi”.
Nhiều người có thể dễ dàng chuyển những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén từ nơi khác đến một người mà bạn thấy ‘vô hại’ nhất một cách vô thức. Bởi vậy, mối quan hệ càng thân mật càng dễ xuất hiện mâu thuẫn.
Cô gái không thích mẹ và cảm thấy rất mất kiên nhẫn với mẹ mình, nhưng thực ra mẹ cô ấy không hề đối xử tệ với cô. (Ảnh: pexels)
Cảm xúc của một số người được chuyển sang các chương trình bình luận chính trị và chính sự trên TV. Họ thường nói chuyện lịch sự với mọi người, nhưng khi nói về chính trị, họ sẽ chỉ trích và phê phán nặng nề. Đây cũng là một cách để trút bỏ những cảm xúc tích tụ thường thấy trong chính trị và chính đảng. Họ trút bỏ những cảm xúc bên trong bằng cách chỉ trích chính trị.
Ngoài ra, khi trẻ em chơi đồ chơi sẽ phá đồ chơi, nói những lời khó nghe với búp bê rằng: “Tôi không thích bạn, tôi muốn phá hỏng bạn!”. Lúc này, cha mẹ nên chú ý đến việc trẻ có cảm xúc tiêu cực và đang chuyển hướng chúng sang búp bê.
Bạn có nhận ra rằng việc chuyển hướng cảm xúc tiêu cực diễn ra quá dễ dàng không?
Việc trút bỏ cảm xúc cho những người thân nhất trong gia đình là một cách tự vệ không đúng đắn.
Có trường hợp hai anh em họ đang chơi với nhau rồi người em khóc, người nhà khác đứng ra hòa giải và yêu cầu người anh họ không được ăn hiếp em họ, không được giật đồ chơi của em! Người mẹ của người em họ nghe thấy tiếng khóc liền chạy ra, không hiểu ngọn ngành đã trực tiếp mắng người anh họ: “Đừng có ăn hiếp em trai!”.
Việc trút bỏ cảm xúc cho những người thân nhất trong gia đình là một cách tự vệ không đúng đắn. (Ảnh: pexels)
Người mẹ của anh họ đứng cạnh, nghe mọi nói vậy liền tức giận ‘túm’ lấy con mình rời đi. Anh họ bị kéo mạnh đi thì khóc nói: “Không! Con muốn chơi ở đây”.
Lúc này, cơn giận của người mẹ càng lớn, bà càng tỏ ra gay gắt với đứa trẻ, càng ép con phải rời đi. Trong những trường hợp tương tự khác, một số bà mẹ còn đánh con ngay tại chỗ để cho người khác xem.
Thực ra, người mẹ tức giận mang con đi vì không bằng lòng với người khác, nhưng người mẹ lại trút giận vào chính con mình, hay trút nỗi oan ức ấy lên chồng mình.
Cũng có trường hợp cha đánh con mất kiểm soát, nhưng khi tức giận con sẽ nói “Con ghét mẹ”, “Con không thích mẹ”.
Hoặc nếu chồng bạn không vừa ý ở nơi làm việc, không dám xô xát với đồng nghiệp hay sếp trong công ty mà về nhà la hét với vợ con, thì đây cũng là một cách trút cảm xúc tiêu cực đến mục tiêu ‘hiền’ hơn!
Do đó, ai là người ít ‘đe dọa bạn nhất’, thì đó là mục tiêu dễ dàng nhất để bạn trút bỏ cảm xúc tiêu cực của mình.
Huyền Chân
Theo: Epochtimes
No comments:
Post a Comment