Làm mô hình thức ăn giả được coi là một đua khốc liệt giữa nhiều nhà hàng ở Nhật Bản. Mục đích của những mô hình này là nhằm kích thích vị giác của thực khách.
Ý tưởng của việc tạo nên mô hình đồ ăn xuất phát từ những năm 1920, khi các công ty sản xuất mô hình bộ phận cơ thể người phục vụ cho mục đích nghiên cứu y học.
Những món ăn “ngon mắt” này được các nhà hàng Nhật Bản trên khắp thế giới sử dụng. Chúng được cho là mang lại hiệu quả cao hơn so với những hình ảnh trong thực đơn. Khách hàng được tận mắt nhìn thấy kích cỡ, màu sắc của các món ăn mà họ sẽ gọi.
Điều đặc biệt là các mô hình này được làm hoàn toàn thủ công từ silicon. Các nghệ nhân dùng khuôn tạo nên những thành phần nhỏ của “món ăn” rồi ghép chúng lại với nhau. Giá của những mô hình này không hề rẻ, thậm chí đắt hơn đồ ăn thật. Ngành công nghiệp thực phẩm nhựa ở Nhật Bản ước tính đạt doanh thu hàng tỷ yên mỗi năm.
Chủ cửa hàng yêu cầu các nhà sản xuất đưa ra những mô hình thức ăn khó phân biệt với đồ thật. Vì vậy mỗi món ăn giả được chú trọng trau chuốt từng chi tiết, từ kích thước, màu sắc đến độ bóng trên nguyên liệu.
Những món từ phương Tây khá lạ lẫm đã khiến người Nhật khó khăn trong việc lựa chọn thực đơn. Mô hình đồ ăn chính là chìa khóa cho bài toán này.
Ngày nay, những mô hình đồ ăn giả không chỉ phục vụ yêu cầu của các nhà hàng. Người ta tạo ra chúng để đeo móc chìa khóa, giá kính, giá để điện thoại, đồ trang trí nhà bếp, đồ lưu niệm…
Theo: Zing