Monday, June 12, 2023

SAU NHÀ NGUYÊN KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ MINH. SỬ GIA: "CÓ MỘT TRIỀU ĐẠI KHÁC ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN TRONG THỜI KỲ NÀY"

Nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc là triều đại có vùng lãnh thổ rộng lớn nhất. Nhưng nhà Nguyên đã sụp đổ chỉ sau 98 năm tồn tại bởi cuộc khởi nghĩa nông dân Hồng Cân. Sau đó Chu Nguyên Chương – một thủ lĩnh tài giỏi thuộc đội quân Hồng Cân đã xưng đế thành lập nhà Minh. Nguyên lai có chữ “Minh” vì đó vốn là họ của vị vua đăng cơ trước Chu Nguyên Chương. Tuy nhiên, vị vua này ít được người đời biết đến.

Minh Thái Tổ Minh Ngọc Trân (ảnh: VDH tổng hợp)

Có câu: “Thiên hạ đại thế, phân cửu tất hiệp, hiệp cửu tất phân“ nghĩa là: “xu thế chung của thiên hạ, phân ly lâu dài tất phải hợp lại, hợp lại lâu dài tất phải phân ly”. Sự thay đổi của các triều đại là quy luật phát triển chung của lịch sử, xã hội. Khi một triều đại sắp sụp đổ, một triều đại khác sẽ trỗi dậy cùng với nó, và hầu hết những người lập quốc đều chiến đấu bằng vũ lực.

Trên đất Trung Nguyên đã từng tồn tại các chế độ do các dân tộc khác nhau thiết lập, phần lớn do người Hán thống trị. Một số ít khác bao gồm: chế độ Bắc Ngụy do tộc người Tiên Ti phía Bắc lập nên, nhà Nguyên của người Mông Cổ và triều đại nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập.

Kỵ binh Mãn Châu (ảnh: Bachkhoatoanthu).

Nhà Nguyên là triều đại thống nhất đầu tiên do các dân tộc thiểu số thành lập trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời cũng là triều đại có lãnh thổ rộng lớn nhất. Tuy nhiên, nó đã sụp đổ chỉ sau 98 năm tồn tại. Nhưng tiếp nối nhà Nguyên không phải là nhà Minh, còn có một triều đại khác ở giữa đó. Các nhà sử học Trung Hoa nói rằng, họ cần phải thừa nhận triều đại này vì nó là sự thật của lịch sử.

Đó là triều đại Đại Hạ. Triều đại này xuất hiện giữa triều Minh và triều Nguyên, nó tồn tại chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Nhưng sự suy vong của nhà Nguyên và sự hưng thịnh của nhà Minh không thể tách rời khỏi triều đại này.

Sắc phục Triều đại nhà Nguyên (ảnh: Soundofhope).

Triều đại nhà Nguyên

Triều đại nhà Nguyên do người Mông Cổ thành lập. Họ là một dân tộc du mục, dũng cảm thiện chiến, giỏi dùng kỵ binh để tấn công giành lãnh thổ. Do đó, các dân tộc du mục xung quanh Trung Nguyên thường bị người Hán đàn áp.

Trong một thời gian dài, sự cạnh tranh giữa các dân tộc du mục như người Hán và người Mông Cổ đã diễn ra rất khốc liệt. Tuy nhiên, do sự bất tài của một số hoàng đế, triều đại đã bị phá hủy. Về sau, nhà Tống bị sự tấn công dữ dội của nhà Nguyên làm cho tan tác.

Sau khi nhà Nguyên thành lập, họ hy vọng người Hán có thể quy phục họ. Nhưng trong thời kỳ sau, hoàng đế đã sơ suất trong chính sự, dẫn đến thiên tai và các cuộc nổi dậy của dân chúng.

Khởi nghĩa Hồng Cân

Vào lúc này, Chu Nguyên Chương đã nhìn thấy hy vọng, ông liền điều binh vây đánh quân đội triều đình. Nếu muốn đánh bại đội quân đông đảo có trang bị vũ khí, chỉ có nhân dân đồng lòng thôi thì chưa đủ để chống lại, mà còn cần sự phù trợ của đất trời vào đúng thời điểm, gọi là sự hội tụ của “thiên thời -địa lợi- nhân hoà.”

Chu Nguyên Chương và thủ lĩnh các cánh quân Hồng Cân (ảnh minh hoạ: Soundofhope).

Tình hình lũ lụt sông Hoàng Hà cần được giải quyết gấp, vua nhà Nguyên không muốn thua binh nên sai nông dân tự kiểm soát lũ. Đây là một cuộc tập hợp nông dân với quy mô lớn. Những người này sau đã trở thành đội quân Hồng Cân nổi tiếng. Và Minh Ngọc Trân – vị hoàng đế thành lập triều đại Đại Hạ cũng ở trong đó.

Tổ tiên nhiều đời của Minh Ngọc Chân đều là nông dân, trong thời buổi loạn lạc như vậy, sự thờ ơ của triều đình và cuộc sống khốn khổ đã khiến Minh Ngọc Trân tuyệt vọng. Vì vậy, ông đã gia nhập đội quân khởi nghĩa. Nhưng Minh Ngọc Trân đơn lẻ làm sao ông có thể giành chiến thắng?

Minh Ngọc Trân không hành động liều lĩnh. Ban đầu, ông tập hợp những người hàng xóm và những người nông dân từ các làng lân cận. Họ có khoảng một nghìn người. Sau đó, họ hoà vào đội quân Hồng Cân kiểm soát lũ lụt ở sông Hoàng Hà, chờ thời cơ khởi nghĩa.

Từ Thọ Huy xưng đế

Thiên tai liên miên, triều đình liên tục thu các loại thuế khác nhau trong một thời gian dài đã trở thành ngòi nổ cho khởi nghĩa. Đội quân Hồng Cân cuối cùng đã giành được chiến thắng, và thủ lĩnh của dội quân Từ Thọ Huy đã tự xưng là hoàng đế.

Nhưng Từ Thọ Huy nhận thấy Minh Ngọc Trân là một người rất mạnh nên đã yêu cầu ông ta phục tùng mình. Minh Ngọc Trân cũng biết bản thân không đủ bản lĩnh để chống đối Từ Thọ Huy nên đã đồng ý với “đề nghị” của Từ Thọ Huy. 

Đội quân Hồng Cân Từ Thọ Huy xưng đế (ảnh minh hoạ: Sohu).

Quả nhiên đúng như dự đoán của Minh Ngọc Trân, Từ Thọ Huy là người có năng lực lớn. Thuộc hạ của ông ta đã giành lại Hạ Châu chỉ sau một cuộc chiến. Sau đó, Từ Thọ Huy đã cử Minh Ngọc Trân đến trấn thủ kinh thành.

Trên đường đi, Minh Ngọc Trân gặp một người đến đầu quân cho ông. Người này rất ngưỡng mộ Minh Ngọc Trân và cho rằng tài năng của ông không nên bị chôn vùi. Ông ta đề nghị Minh Ngọc Trân dẫn quân tấn công Trùng Khánh.

Nếu có thể chiếm được Trùng Khánh, quyền lực của Minh Ngọc Trân sẽ càng lớn hơn, và có cơ hội giành được ngai vàng. Minh Ngọc Trân nghe vậy đã bất chấp mệnh lệnh của Từ Thọ Huy để đến Trùng Khánh.

Minh Ngọc Trân xưng đế

Lúc này, Từ Thọ Huy lại cũng bị ám sát bởi một tướng lĩnh trong nội bộ, tên là Trần Hữu Lượng. Khi Minh Ngọc Trân biết tin, bề ngoài ông cắt đứt quan hệ với Trần Hữu Lượng, nhưng trong tâm Ngọc Trân cũng muốn làm hoàng đế, và chính Hữu Lượng đã ra tay giúp ông ta hoàn thành ý nguyện.

Sau khi bình định Tứ Xuyên, Minh Ngọc Trân đã xưng đế ở Trùng Khánh và thành lập triều đại Đại Hạ.

Minh Ngọc Trân xưng đế (ảnh minh hoạ: Suho)

Minh Thái Tổ Minh Ngọc Trân không có nhiều tham vọng nên không tùy tiện mở rộng lãnh thổ. Nhưng Chu Nguyên Chương thì ngược lại. Ít lâu sau, Minh Ngọc Trân mắc bệnh nặng qua đời. Triều đình nhà Đại Hạ vốn chưa được ổn định nay lại gặp rắc rối.

Quốc gia không thể không có vua trong một ngày, quần thần bầu con trai của Minh Thái Tổ Minh Ngọc Trân là Minh Thăng lên kế vị. Nhưng Minh Thăng lúc này mới 10 tuổi, là do thái hậu buông rèm nhiếp chính, đứng sau chỉ dạy ông xử lý chính sự.

Tượng Minh Ngọc Trân

Sau khi Chu Nguyên Chương tiêu diệt nhà Nguyên, ông bắt đầu lên kế hoạch thống nhất đất nước. Tài nguyên sản vật phong phú ở vùng Tứ Xuyên và nước Thục đã thu hút sự chú ý của ông. Đối mặt với một cặp mẹ con đáng thương, Chu Nguyên Chương không ra tay mà yêu cầu họ tự nguyện trao lại ngôi báu. Tuy nhiên Minh Thăng đã từ chối.
 
Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh

Hai năm sau, Chu Nguyên Chương cử Thang Hoà, Liêu Vĩnh Trung, Phụ Hữu Đức đem quân chinh phạt nước Thục. Quân Đại Hạ cũng bị Chu Nguyên Chương đánh bại. Sau đó, Chu Nguyên Chương xưng đế, ông phong Minh Thăng là “Quy Nghĩa Hầu” và ra lệnh cho anh ta cùng với bộ tộc của mình di cư đến Hàn Quốc.

Hậu duệ của Minh Ngọc Trân thờ cúng tổ tiên của họ ở Hàn Quốc (ảnh: Zhuanlan).

Về sau, hầu hết các hậu duệ của Minh Thăng đều phát triển mạnh ở Hàn Quốc và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Triều đại Đại Hạ mặc dù thành lập không được bao lâu, nhưng bởi vì chính trực, yêu dân nên Chu Nguyên Chương không tuyệt hậu của họ.

Minh Ngọc Trân cũng được người dân Tứ Xuyên, Thục Hán ủng hộ, nhưng cuối cùng bị diệt vong. Cũng có thể nói Đại Hạ là triều đại chuyển tiếp giữa nhà Nguyên và nhà Minh. 

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (ảnh: soundofhope)

Nhân loại dù bước vào thời kỳ phân chia, về sau cũng tụ hợp lại. Thời Xuân Thu loạn lạc, đến thành lập nhà Tần; từ thời Tam Quốc “tam phân” đến triệu đại nhà Tấn; từ Ngũ Đại Thập Quốc đến nhà Tống thống nhất… Các thời kỳ lịch sử khác nhau đều đã chứng minh định luật này. Nhà Nguyên sụp đổ, nhà Đại Hạ đứng lên, và nhà Minh thành lập đều là tất yếu lịch sử. Các sự kiện và tên tuổi của các bậc đế vương đều đã được ghi vào sử sách.

Minh Nguyệt biên dịch
Nguồn: Soundofhope
Link tham khảo:



No comments: