Sunday, June 18, 2023

VÌ SAO ĐÀN ÔNG CÓ LÔNG MÀY MỌC DÀI HƠN SAU 50 TUỔI? NGUYÊN NHÂN LÀ GÌ?

Mọi người tin rằng những người có trường thọ hay không có thể được nhìn thấy từ vẻ ngoài của họ. Người có lông mày dài, tai to, dái tai dài, môi đầy đặn thì sống lâu hơn, có cơ sở khoa học nào cho nhận định này không?


Lông mày càng dài thì tuổi thọ càng cao?

Theo nhân tướng học cổ đại, con người sau 50 tuổi thì lông mày mới mọc dài, đó là biểu tượng của sự trường thọ. Nếu lông mày trắng và dài thì càng phúc khí, người già như vậy trông như khí chất của Thần Tiên, có nghĩa là trường thọ. Trên thực tế có thật như vậy không?

Nguyên nhân khiến lông mày của người già mọc dài hơn có liên quan đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn. Trong những trường hợp bình thường, lông mày của mọi người sẽ được thay mới sau mỗi 3-4 tháng, và một số lông mày dài sẽ rụng theo thời gian. Khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại, tốc độ thay mới của lông mày cũng giảm đi, thậm chí ngừng thay mới, nên lông mày sẽ ngày càng dài ra.

Ngoài ra, nếu lông mày xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì hãy coi chừng đó là tín hiệu của bệnh tật:

Rụng lông mày: Lông mày đột nhiên rụng trong thời gian ngắn, cần cảnh giác với chứng suy giáp trạng và suy giảm chức năng của thùy trước tuyến yên, nói chung sẽ bị rụng một phần bên ngoài. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị rụng tóc từng vùng, lông mày thường rụng đột ngột chỉ sau một đêm.

Lông mày trắng: Lông mày trắng bất thường cần phải cảnh giác, có thể do bệnh bạch biến gây ra, thường chuyển sang màu trắng từ gốc.

Lông mày khô: Đầu lông mày bị khô bất thường thường do kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, còn ở nam giới có thể do bệnh thần kinh. Khi xuất hiện ở trẻ em, rất có thể là do suy dinh dưỡng.

"Lông mày trường thọ" – lông mày càng dài thì tuổi thọ càng cao. Ảnh: Aboluowang

Người tai to, dái tai dài sống thọ hơn?

Ngoài lông mày dài, còn có rất nhiều khuôn mặt được gọi là "trường thọ", trong đó tai to và dái tai dài rất được ưa chuộng. Có nhiều người đã thực sự nghiên cứu về điều này và chủ yếu có hai phiên bản.

Một là "lý thuyết sụn": Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Keio ở Nhật Bản đã tiến hành một cuộc khảo sát trên những người trăm tuổi và phát hiện ra rằng những người sống trăm tuổi có đôi tai lớn hoặc dái tai dài. Trong trường hợp bình thường, tai của con người bao gồm sụn, và sụn cũng có trong khớp để giảm ma sát xương. Tai to có thể đồng nghĩa với việc tần suất tổng hợp của mô sụn của con người cao hơn, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cũng sẽ giảm đi, con người dễ sống thọ hơn.

Thứ hai là lý thuyết tăng trưởng: Một bác sĩ đa khoa người Anh đã đo chiều dài tai của 206 bệnh nhân trên 30 tuổi và phát hiện ra rằng tai của bệnh nhân càng lớn tuổi thì chiều dài phẳng càng dài. Ông phát hiện ra rằng tai con người không ngừng phát triển, nói chung, chiều dài trung bình của tai là 6,75cm, chiều dài trung bình của tai sẽ tăng thêm 0,22mm cứ sau 1 năm tuổi và chiều dài của tai có thể tăng thêm 0,22mm và sau 50 tuổi có thể đến 1cm.


Người thật sự trường thọ có 5 đặc điểm

Để đánh giá một người có trường thọ hay không, bạn có thể dựa vào năm đặc điểm khoa học sau đây để đánh giá, hãy so sánh xem bạn có những đặc điểm trường thọ hay không.

1. Đi bộ nhanh

Có mối liên hệ giữa việc đi bộ nhanh hơn và thể dục nhịp tim, hô hấp tốt hơn, nghĩa là cơ và xương tương đối khỏe mạnh hơn, đồng thời có cơ hội sống lâu hơn một cách tự nhiên. Tốc độ đi bộ của người trưởng thành khỏe mạnh nên là 1,3-1,4m mỗi giây và tốc độ đi bộ của người cao tuổi nên khoảng 0,8m mỗi giây, nếu tốc độ đi bộ của người cao tuổi thấp hơn 0,6m mỗi giây thì có nghĩa là họ đang đi bộ quá chậm.

2. Lực tay khỏe

Lực cầm nắm của một người sẽ đạt đến đỉnh cao ở độ tuổi 20-30, sau đó sẽ giảm dần. Những người già nhanh chóng có sự suy giảm nhanh hơn về lực cầm nắm. Một nghiên cứu được công bố trên The Lancet cho thấy cứ giảm 5kg lực cầm nắm thì nguy cơ tử vong tăng 16%.

3. Cân nặng hơi mập

Nhiều người cao tuổi cho rằng “nghìn vàng khó mua được tuổi già gầy”, nhưng người già càng gầy chưa chắc đã tốt. Đối với người cao tuổi, trong cơ thể có một lượng chất béo nhất định mới có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Người già ở thể trạng hơi mập có khả năng tăng cường chống lạnh và kháng bệnh, hơn nữa còn có thể hồi phục tốt hơn sau khi ốm.

Ngược lại, người già quá gầy sẽ dẫn đến hàm lượng chất béo trong cơ thể không đủ, tỷ lệ trao đổi chất giảm,… tương ứng là khả năng miễn dịch giảm, nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

4. Nhịp tim ở mức chậm

Trong tình huống bình thường, nhịp tim của một người nên duy trì ở mức 60-100 nhịp/phút, nhịp tim trong phạm vi này càng thấp thì chức năng tim càng tốt. Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên và làm việc nhà. Kiên trì 3 tháng, nhịp tim có thể giảm 4-5 nhịp/phút.

5. Thái độ tích cực và lạc quan

Những người lạc quan sống lâu hơn. (Shutterstock)

Tâm trạng không tốt trong thời gian dài sẽ khiến chức năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, tốc độ trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm theo. Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, những người lạc quan sống lâu hơn 10% so với những người không lạc quan.

Tuổi thọ không thể chỉ đánh giá qua tướng mạo hay một đặc điểm nào đó của cơ thể mà phải xem xét toàn diện các yếu tố thể chất và tâm lý của đám đông. Trong cuộc sống, chúng ta phải thay đổi các chi tiết, duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt sẽ giúp bản thân đạt được tuổi thọ.

Tống Vân - Aboluowang
Lý Ngọc biên dịch / NTDTV