Saturday, May 28, 2016

TÂM TÍNH THAY ĐỔI SỐ MẠNG CŨNG BIẾN ĐỔI THEO

Vào thời nhà Minh ở trấn Giang Tô Giang Kinh có một tú tài tên là Trương Sinh. Hoàn cảnh gia đình anh ta rất nghèo khó, tư cách của anh thì tồi tệ, thường hay làm hại hàng xóm láng giềng. Tính nết anh ta lại khá hào sảng, tiền của mà anh ta vơ vét được nhờ bắt chẹt dọa dẫm người ta thì anh ta lại tùy ý đem cho khắp nơi, trong số hàng xóm rất nhiều người túng quẫn cũng được anh ta giúp đỡ rất nhiều, cho nên lương thực tiền của trong nhà anh ta chẳng giữ được lâu.
Có một năm vào đêm giao thừa, gia đình Trương Sinh lại không còn gì để ăn nữa. Anh ta thầm nghĩ trong số bạn cũ và thân thích đều đã từng có thù oán, hơn nữa phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân nịnh bợ, nghĩ mãi không ra nhà nào có thể tới vay mượn chút tiền, bản thân lại không muốn vẫy đuôi van xin, cầu cạnh người ta. Anh ta mượn gia đình một cuộn vải cũ, tới hiệu cầm đồ ép người ta cầm với giá ngàn đồng tiền, mua một đấu gạo, thực phẩm và hương nến giấy, bỏ trong giỏ đi về nhà. Chiều tối hôm đó tuyết rơi dày, trên đường trơn trượt, anh đi nhanh về tới cổng nhà không cẩn thận bị ngã, tất cả những thứ trong giỏ bị đổ rơi vào vũng bùn. Trương Sinh vội vàng vào nhà cầm đèn trở ra tìm. Bất ngờ anh nhặt được một cái bao to, nhấc thử lên thấy rất nặng. Xách bao về nhà xem thử, bên trong có mấy thỏi vàng, hơn mười lượng bạc vụn, và hơn 100 đồng bạc trắng, mấy trăm tiền lẻ, một quyển sổ kế toán, mấy quyển sổ tay nhỏ, biết đó là những đồ của một nhà buôn tơ lụa. Trương Sinh sung sướng vô cùng, nghĩ thầm từ nay về sau có thể sống yên ổn rồi. Đúng lúc đem vào buồng trong, đột nhiên lại nghĩ: những thứ này nhất định là sổ kế toán thu của một người làm mướn trong cửa hàng tơ lụa, lúc đi ngang qua đây đã đánh rơi. Nếu như không giao được cho chủ tiệm, người này chắc chắn chỉ còn đường chết thôi. Chi bằng đợi người đó đến, trả lại cho người ta. Thế là mang túi, tự mình cầm đèn ngồi ngoài cửa giữa trời gió tuyết và chờ đợi.
Không lâu sau, thấy ở đàng xa có một ông lão và mấy người thiếu niên đi tới, tay cầm đèn hiệu của cửa hiệu tơ tằm, vừa đi vừa soi chiếu dọc con đường để tìm kiếm, dáng vẻ hoảng loạn. Trương Sinh nghĩ đây chắc chắn là người mất của, bèn chào hỏi họ: “Các vị đang tìm thứ gì thế?”.
Ông già thoáng nhìn thấy đó là Trương Sinh, biết anh ta là kẻ vô lại, không dám nói thẳng, chỉ úp úp mở mở muốn tránh đi.
Trương Sinh nói lớn: “Các người xách đèn lồng soi tìm khắp nơi, có phải là tìm đồ thất lạc hay không, trả lời tôi mau!”.
Ông già đành phải nói thật: “Vừa rồi tôi mang sổ kế toán thu đi ngang qua đây, gặp phải trận mưa tuyết, vội vàng gấp rút lên đường, đã đánh mất một bao vải, cho nên quay lại tìm kiếm. Bây giờ tìm không thấy, chắc là bị người đi đường nhặt mất rồi!”.
Trương Sinh hỏi ông ta trong bao đựng thứ gì, ông già kể tất những tiền bạc sổ sách ra, hoàn toàn phù hợp. Trương Sinh nói: “Xin mời đến nhà tôi ngồi chơi một lát, tôi đã biết người nhặt được của là ai rồi!”.
Ông lão vái Trương Sinh một vái, nói: “Nếu tiên sinh biết là ai xin hãy lập tức cho tôi biết, không dám tùy tiện tới nhà anh quấy rầy!”.
Trương Sinh nói: “Ở đây tuyết rơi nhiều, nhà kẻ hèn này ở ngay bên cạnh đây!”.
Nói xong anh ta lôi ông lão về nhà mình, vào trong mang ra cái bao vải và nói: “Mau xem có đúng là thứ này không?”.
Ông lão kinh hãi nhìn anh ta, môi không động đậy, không dám nói gì cả. Trương Sinh trấn an ông lão và nói: “Lão tiên sinh chớ nghi ngờ tôi. Nếu tôi muốn giữ những thứ trong túi này thì việc gì phải ngu dốt mà ngồi chờ ông đến để nói cho ông biết chứ!”. Vừa nói vừa đưa bao vải cho ông già.
Ông lão khóc nước mắt như mưa, nói: “Tôi làm quản lý sổ thu của cửa hàng, thứ tôi làm mất hôm nay chính là toàn bộ tiền bán hàng, bồi thường cũng không nổi, chỉ có con đường chết thôi. Cảm tạ tiên sinh đã cứu tôi!”.
Ông lão dập đầu lạy như tế sao. Sau khi đứng dậy, ông lão xin Trương Sinh hãy giữ lại một nửa. Trương Sinh thẳng thừng từ chối.

Ông lão nói: “Tiên sinh không nhận, tôi cũng không thể đi được!”.
Trương Sinh cười nói: “Không cần phải biếu, cho tôi mượn tạm mấy đồng bạc để tết này có thể ăn được bữa cơm no, vậy là cám ơn Ngài rồi!”.
Ông lão thấy anh ta rất thành thật, không dám nói gì thêm bèn lấy mấy đồng bạc trao cho anh ta, khấu đầu cám ơn rồi đi.
Trương Sinh cầm tiền ra ngoài mua lương thực và hoa quả để cúng Thần cúng Trời. Vợ chồng ăn bữa cơm tất niên. Đêm đó Trương Sinh nằm mơ bị người ta bắt trói, mang tới trước mặt một người dáng dấp như Vương giả. Vị Vương giả trách mắng anh ta nói: “Anh làm nhiều việc bất nghĩa, nếu không sửa lại, thì đáng rơi vào đường ngạ quỷ đó!”.
Trương Sinh đang dập đầu xin tha, đột nhiên có một người cầm một bản cáo trạng tới bẩm báo.
Vị Vương giả xem qua lập tức dịu lại và nói: “Đây là việc đại thiện, đủ để tiêu trừ những việc làm ác ngày xưa. Cần phải hoàn trả phúc lộc lại cho anh ta, ghi tên anh ta vào danh sách thi đậu khoa bảng năm nay”.
Rồi ông ta nói với Trương Sinh: “Sau khi anh trở về cần phải thực tâm hối cải những lầm lỗi trước kia, một lòng hướng thiện thì tương lai sẽ rất sáng sủa!”.

Trương Sinh tỉnh giấc, biết đó là về chuyện mình đã trả lại tiền của cho người ta, cảm thấy như đang được Thần phù hộ. Sau khi trời sáng, anh đứng trước bàn thờ Thần linh thề sẽ biết tự kiểm điểm bản thân, không làm điều ác chỉ làm việc thiện để chuộc lại những tội lỗi trước kia. Chẳng bao lâu sau, ông lão ngày trước mũ áo chỉnh tề tới nhà anh cảm tạ và nói: “Lần trước nếu không có tiên sinh làm ơn làm phước thì tính mạng của cả nhà lão đều đã không còn nữa rồi! Tôi đã báo cáo việc này lên chủ nhân của tôi rồi, ông ấy chắc chắn sẽ có báo đáp”. Trương Sinh khiêm tốn cảm ơn ông lão. Từ đó về sau anh hết lòng làm việc thiện, nhưng cuộc sống còn túng quẫn hơn, thường mấy ngày liền chẳng có gì để ăn.
Rằm tháng 7 âm lịch năm ấy, tất cả tú tài đều tới Kim Lăng tham gia cuộc thi Hương. Nhưng Trương Sinh một đồng cũng không có, thậm chí mỗi bữa cơm hàng ngày cũng khó kiếm, nên không còn nghĩ đến chuyện đi dự thi nữa. Lúc ấy bỗng nhiên anh lại gặp được ông lão ngày trước.
Ông lão hỏi anh: “Vì sao tiên sinh còn chưa lên đường tới dự thi?”.
Trương Sinh trả lời là vì không có tiền.
Ông lão lại nói: “Tiên sinh là một người lương thiện, thi Hương chẳng lẽ lại không thể tham gia! Xin tiên sinh hãy về trước và ở nhà đợi tôi!”.
Trương Sinh về nhà một lát sau thì ông lão cùng với một thanh niên tới. Ông lão nói với Trương Sinh: “Vị này chính là chủ nhân của tôi, cảm động nghĩa cả của tiên sinh, muốn báo đáp tiên sinh đã lâu! Nghe nói tiên sinh muốn đi thi nhưng cuộc sống khó khăn, xin tặng 20 vàng và 4 thạch gạo trắng”.
Rồi ông lão lại lấy từ trong tay áo ra 20 vàng trao cho Trương Sinh nói: “Đây là tiền công tôi dành dụm được, cũng kính tặng tiên sinh, xin tiên sinh hãy mau chóng đi thi!”.
Trương Sinh từ chối không được đành nhận lấy, rồi lập tức đáp thuyền tới Kim Lăng dự thi. Đến khi yết bảng quả nhiên thi đỗ. Ông lão cùng chủ cửa hàng lại tới biếu Trương Sinh tiền lộ phí về kinh đô dự kỳ thi Đình. Trương Sinh thi đỗ tiến sỹ, rồi được làm quan Quán sát sử.


Thiện niệm là quý báu nhất, Trương Sinh nhờ vào một thiện niệm đã tiêu trừ tội lỗi đọa vào đường Ngạ quỷ, thậm chí còn được bổng lộc vinh hoa, thật là nhanh chóng! Anh ta gặp món lợi lớn mà không nổi lòng tham, cũng là vì anh có thiện căn thích giúp đỡ chu cấp cho người gặp khổ nạn. Chuyện này chứng tỏ rõ vận mệnh con người không phải là “nhất thành bất biến” (nghĩa là khi số phận đã được bên trên an bài thì không thay đổi được chút nào), mà quan trọng là ở chỗ tự mình lựa chọn ra sao! Trời cao chủ trì công đạo, phạt ác khuyến thiện, báo ứng phân minh. Thiện có thiện báo, là để cổ vũ nhiều người làm việc thiện; ác có ác báo là để khiến người ta biết cảnh giác giữ gìn. Do đó loài người trên thế gian này, nhất định cần tuân theo Thiên Lý, luôn ôm ấp thiện niệm trong lòng. Người lương thiện trên thế gian được người đời khâm phục tôn kính, tự nhiên sẽ được Trời cao che chở, khiến cho phúc báo được dài lâu. Trái với Luật Trời, ngược với lòng người, hiểm ác tàn nhẫn, thì không phải “Đạo”, chúng ta cần phải hết sức kiên trì để ngăn chặn chúng.
Trí Chân
(Sưu tầm trên mạng)
*****
止恶从善 心改运转
文: 智真
以前,江苏镇江京口有一位秀才张生,家境贫穷,品行恶劣,时常为祸乡里。他生性却相当豪爽,敲诈勒索来的钱财,随意散去,乡邻中许多贫困人也多受到他的帮助,因此他自己家里没有隔宿之粮。
这一年除夕,张生家中又断粮了。心想亲戚故友之中,都有旧怨,而且多是些势利小人,想不出有哪一家可以去借点钱来,自己又不愿去摇尾乞怜,向人求告。就拿了家中的一块旧布料,到当铺强当了千文钱,买了一斗米、食品和香蜡纸,放在篮子里,往家走。天晚雪大,路上又滑,快到家门口时,不小心跌了一跤,篮子里的东西全部翻倒在泥泞里。张生赶忙回家拿了盏灯,返回去找。意外的拾到一只口袋,用手一提,很重。拿回家一看,内有元宝几只,碎银数十两,洋钱百余,零钱数百,账簿一本,手折好几扎,知道是一家绸缎庄的东西。张生非常高兴,心想这下子可以过上安稳生活了。正要拿到里屋去,忽然想到,这东西一定是店中伙计收的账,路过这里丢失的。如果给店主交不了账,他必然只有死路一条,不如等他来找,还给他。就把袋子放好,自己拿着灯,坐在门外风雪中等待。


没过多久,见远处一老者和两个少年,手里挑着绸庄的号灯,沿路照寻着走过来,神色仓皇。张生想这一定是失主,就招呼他们说:“你们找什么?”老者一看是张生,知道他是个无赖,不敢直说,支吾着想走。张生大声说:“你们打着灯笼到处照,是不是找丢失的东西,快告诉我!”老者只得实说:“刚才收账路过此处,遇上雨雪交加,急忙赶路,丢了一只布袋,所以返回来寻找。现在找不到,想必是过路人拾去了!”张生问他袋中有什么,老者把银钱、账簿等物,一样样报出来,完全相符。张生说:“是不是请到我家小坐一下,拾东西的人我已知道是谁了!”老者向张生作了一揖,说:“如果先生知道,请马上告诉我,不敢随便到你府上打扰!”张生说:“这里雪大,鄙家就在旁边!”说完将老者拉到他家,进屋拿出口袋说:“快看看这里边东西对不对?”老者大惊,畏惧万分的望着他,嘴唇动了动,不敢说什么。张生安慰说:“老先生不要怀疑我。我要是想拿这袋中之物,怎能一个人呆呆的坐在风雪中傻等着你来告诉你呢!”说着把口袋递给他。老者泪如雨下,说:“我在店中管收账,今日丢失了东西,就是把家全卖了,也赔偿不起,只有死路一条。感谢先生救了我!”老者一连叩了不知多少头。起身后,请张生分取一半。张生严肃的拒绝了。老者说:“先生不取,我也不能走!”张生笑着说:“非要给,就借给我两块银洋,让我大年能吃上顿饱饭,就谢谢您了!”老者见他是真心实意,不敢再说什么,拿两块光洋给他,叩谢而去。
张生拿了钱又出去买了粮食和果品,献神供天。夫妇吃了年夜饭。张生这一夜梦中被人捆绑,去到一个王者模样人的面前。王者呵责他说:“你多行不义,再不改正,当堕饿鬼道!”张生正叩头乞饶,忽然有一人手拿一张状子进前禀白。王者脸色立即和缓下来,说:“这是大善事,足以抵销以往的恶行。应该还他禄籍,入本年科榜。”又对张生说:“你回去后,应当痛改前非,一心向善,前程未可限量!”张生醒来,知道是那件还银事,感得神佑。天亮之后,就在神明前发誓遵行功过格,止恶从善,以赎以前的罪业。不久,以前的那位老者,衣冠楚楚前来拜谢,说:“前番若非先生之恩德,我全家老小的性命就完了!我已把这件事报告了我的东家,他必有所奉报。”张生谦逊的道了谢。从此尽心行善,而生活更加贫困,常常几天都揭不开锅。


初秋月半,所有秀才都去金陵参加秋试。只有张生一文钱都没有,每日饭钱都难措,就不再想应考的事。忽然遇到前老者,问他:“先生为什么还不动身去应考?”回说因为没有钱。老者说:“先生是个善人,乡试岂可不去参加!请你先回去,在家等我!”张生刚到家不久,老者和一位青年人就赶到了,老者对张生说:“这位就是我东家,为先生高义所感动,早想报答!听说先生要去赶考,生活困难,奉赠二十金,白米四石。”又从自己袖袋中拿出二十金交给张生说:“这是我积蓄的工钱,也奉赠给先生,请快去应考!”张生推辞不过收下钱,立即搭便船赶往金陵应试。揭榜,果然考中。老者又和店东家来赠送张生进京赴试的路费,张生竟联捷中了进士,官位做到了观察使。有诗曰:行本无赖度残身,恶念顿除发善心。坐雪持银俟失主,前愆赦去锡福祉。
善念最为珍贵,张生靠一善念而超出饿鬼登上禄籍,多么的快捷!他能够见巨利而不贪,也是他乐于周济贫困的善根所致。这不正昭示人的命运并非一成不变,而重在自己的抉择取舍吗!上天主持着公道,惩恶扬善,报应分明。善有善报,是鼓励人多做善事;恶有恶报,是让人知道警惕戒备。因此人生在世,一定要遵从天理,恒守善念,善人在人间备受人们的钦敬,在天道上自然会获得上天的庇佑,使福报久远而绵长。逆天理,拂人心,荆棘险阻,就不是「道」,应当深恶痛绝,坚持禁止。
(網上搜查)

No comments: