Có những tập tục rất tốt ở Úc này rồi theo thời gian nó biết mất hết theo sự suy thoái của xã hội và tội ác thì ngày càng nhiều.
Ba mươi mấy năm trước, lúc mới qua Melbourne, đi theo mấy người cùng nhóm ra City chơi, thấy những cái làm mình rất ngạc nhiên làm mình rất nể phục người Úc. Ở những góc đường người ta liệng nguyên một đống báo, ai muốn mua cứ lầy và để tiền xuống đất, những quầy xe bán trái cây, có dán giá, không người coi, ai muốn ăn cứ lấy và tự động để tiền lên bàn, dọc những con đường lớn có mấy quầy bán hoa, không người coi, thiên hạ ai thích thì tấp xe vào tự chọn rồi thảy tiền lên quầy. Đi bộ trên đường đôi khi thấy có mấy thùng đựng rau cài hay trái cây để trước hàng rào nhà với chữ "free" tức là cho không, ai cần thì tự động lấy vì họ trồng trong vườn nhà ăn không hết nên chia cho mọi người. Ra khỏi nhà nhiều khi không khóa cửa về vẫn như vậy. Nhớ lúc đó thấy người xin ăn phía trước ga Flinder, mặc bộ đồ lớn, cầm cái lon lắc tiền cắc bên trong leng keng chớ không thèm hỏi xin ai hết.
Bây giờ thì thế hệ trẻ chẳng còn có cơ hội thấy được những cái tốt đẹp đó nữa. Trộm cắp như rươi, không để ý hở ra là mất ngay lập tức, Tệ đến mức đôi khi gặp những thanh niên chạy lại kêu mình rồi xin vài đồng bạc lẻ (có cả Tây và có cả VN).
Có một bài viết kể ở Đài Loan có một quán ăn không có người thâu tiền trong một làng đại học và một nơi khác ở "Cao Hùng Phật Đà Kỷ Niệm Quán". Tôi có đến Phật Đà kỷ niệm quán ở Cao Hùng nhưng không có vào nơi bán đồ này nên không biết. Dù thế nào đi nữa nếu có thể giữ được những cái tốt đẹp này làm cho nó vẫn tồn tại thì hạnh phúc biết bao.
XEM CÁCH TRẢ TIỀN BIẾT ĐƯỢC NHÂN TÂM
Trong tâm phần lớn mỗi chúng ta đều có một thước đo, khi bản thân được tôn trọng và tín nhiệm, nhất định sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình; mong muốn để cho mình trở thành một khách hàng thành thật và có phẩm chất cao đẹp.
Tháng trước khi tham gia tìm hiểu làng đại học ở Đài Loan, đến bữa cơm lúc tiến vào khu căng tin, những món ăn lịch sự tao nhã ở đây đã lấp đầy dạ dày mỗi người. Đáng khen chính là, tuy món ăn có báo giá, nhưng quầy thu ngân lại không có người quản lý, người dùng cơm tự do trả tiền. Nếu trong tay không có tiền lẻ, có thể lựa chọn boa số tiền dư, hoặc tự đi tìm nhân viên phục vụ đổi tiền lẻ sau đó đặt lên bàn ăn trả tiền.
Nhìn từ góc độ khác, nhân viên phục vụ không va chạm tiền bạc quả thật là việc tốt; không có người thu tiền cũng có thể tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí; đồng thời, chủ động trả tiền không chỉ mang đến cảm giác thích thú cho khách, mà còn nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng của chủ quán đối với khách hàng. Thật sự bội phục mười phần biện pháp bạo dạn của nhân viên phục vụ nhà trường. Trả tiền dựa vào lương tâm của mỗi người chính là khảo nghiệm đức tính thành thật của khách, có lẽ bởi đây là trường đại học lớn nhất Đài Loan, người dùng cơm ở đây cả tố chất và tu dưỡng đều đáng được tín nhiệm, nên người khác tới chỗ này cũng tự nhiên hòa mình vào không khí của phần tử trí thức văn hóa cao cấp; vì vậy thành thật trả tiền vẫn có thể khiến chủ quán buôn bán không bị lỗ.
Ngoài ra, tại phía nam Đài Loan cũng có một nhà hàng chọn dùng phương thức tính tiền tương tự, chính là nhà hàng “Quán Kỷ Niệm Phật Đà Cao Hùng”, cung cấp các loại thức ăn chay ngon tuyệt, ngoại trừ món chính cần phải đăng ký, các món khác còn lại thì được phép tự do sử dụng. Ở chỗ này thậm chí ngay cả giá cả cũng không có, toàn bộ đều là người ăn tự trả tiền. Khung cảnh dùng cơm ưu nhã, các vị khách theo nhau mà đến, trong này liên tiếp nhìn thấy có người chủ động nhường chỗ kết hợp với nhiều đoàn lớn đoàn nhỏ phối hợp với nhau rất ăn ý. Không khí lễ phép khiêm tốn nơi đây phát huy bản tính lương thiện và phẩm chất biết suy nghĩ cho người khác của mỗi người, cũng khiến cho không khí bữa ăn trở nên vô cùng ấm áp.
Biện pháp tin tưởng khách của nhà hàng không chỉ thuận lợi cho người ăn, cũng cho du khách có cơ hội bố thí. Phương pháp tính tiền đặc thù của nhà hàng giúp chúng ta biết được phần lớn những người tín ngưỡng tôn giáo có tiêu chuẩn đạo đức tương đối cao, người đến nơi đây hơn phân nửa sẵn lòng tiếp xúc với Phật Pháp. Trong sự phục vụ thân thiết tri kỷ của nhân viên, người ăn tự nhiên bị lây nhiễm một phần sự chân thành lương thiện. Có lẽ không tránh khỏi có một số ít người tham lợi mà trả ít tiền hoặc không trả tiền, nhưng phần lớn trong tâm mỗi chúng ta đều có một thước đo, khi bản thân được tôn trọng và tín nhiệm, nhất định sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình; sẵn lòng mong muốn cho mình trở thành một khách hàng thành thật và có những phẩm chất cao đẹp.
(Sưu tầm trên mạng)
結帳看人心
大部分的人心中都有一把尺,當自己被尊重被信任的同時,必定也會為自己的行為負責任,樂意讓自己成為誠實的人和優質有品味的顧客。
上個月參訪台灣大學校園,在用餐時間走進台大的福利社,這裡簡單雅致的餐點填飽了每個人的腸胃,值得稱道的是,雖然餐點標有定價,但是結帳的櫃檯卻無人管理,由用餐者自行付賬,如果手邊沒有零錢,可以選擇將餘款當作小費,或是自己去找工作人員換零錢後投幣付帳。
從另一個角度看,工作人員不碰錢幣確實比較衛生;無專人結帳也可節省人力,降低成本;同時,自行投幣不僅帶給食客愉悅的用餐感覺,也有著店家對顧客的信任和尊重。真的十分佩服校方的大膽措施,憑著自己的良心進行付帳正考驗客戶的誠實,或許因為這裡是台灣的最高學府,用餐者的素質和俢養是被信任的,來到這裡的人自然也把自己融入高級知識分子的文化氛圍裏,所以誠實的付費能讓店家的營運不致產生虧損。
另外,在南台灣的一處餐廳也見識了採用同樣的結帳方式,那就是「高雄佛陀紀念館」裏的餐廳,提供的美味素食除了主食需要點餐外,其餘小菜則自由取用,在這裏甚至連餐飲的定價都沒有,全憑用餐者的心意投幣。用餐環境優雅,客人接踵而來,這當中頻頻看見有人主動讓位與成全小團體用餐的高度配合,這種禮貌謙遜發揮了人類善良、為他人著想的高尚情操,也使得用餐氣氛格外的溫馨。
相信館方的措施不僅方便大眾,也給遊客有了佈施種福田的機會。館方特殊的結帳方式讓我們見識到大部分有宗教信仰的人道德水準相對也是比較高的,來到這裡的人多半願意親近佛法,在館方親切貼心的服務中,自然被薰陶一分柔軟善良真誠的心靈。或許仍然無法避免少數貪小便宜的人可能少付費或不付費,但絕大部分的人心中都有一把尺,當自己被尊重被信任的同時,必定也會為自己的行為負責任,樂意讓自己成為誠實的人和優質有品味的顧客。
(網上搜查)