Nói đến vùng biển phía Đông Bắc Quảnh Ninh, trước hết là nói đến Vịnh Hạ Long – một danh thắng di sản UNESCO, kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vẻ đẹp của Hạ Long không chỉ nằm ở các bãi tắm sắc nước mây trời xanh thăm thẳm mà ẩn chứa trong đó là cả một hệ thống các hang động, núi đá vôi trầm tích. Nổi bật trong quần thể di sản thiên nhiên trên vùng vịnh, ngọn núi Bài Thơ hiện lên uy nghi, bề thế, là một kỳ quan mà tạo hóa đã dày công ban tặng.
Núi Bài thơ, ngay từ tên gọi đã hàm chứa điều bí ẩn, gắn liền với giai thoại về bài thơ cổ mà vua Lê Thánh Tông cho người khắc lên vách đá cách đây 546 năm. Trải qua bao cuộc bể dâu, bài thơ giờ nét còn nét mất, trở thành một ẩn số đối với bất cứ ai quan tâm, nghiên cứu.
Tuyển tập địa chí Quảng Ninh đã chỉ rõ:
“Núi Bài thơ là một hòn núi đá vôi cao 206m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Ba mặt núi nay là những khu dân cư đông đúc, phía Tây và phía Nam kề bên vịnh Hạ Long…”
Từ nhiều góc độ núi có lúc mang dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc lại choáng ngợp tựa con rồng xanh đang nhoài mình cất cánh. Địa chí Quảng Ninh là một pho tri thức dày lên tới ngàn trang, phác họa bức tranh đầy đủ và toàn diện nhất về mảnh đất Quảng Ninh địa linh nhân kiệt.
Truyền thuyết về ngọn núi Bài thơ trước hết gắn liền với sự tích đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo vào năm 1228. “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, …”
Mùa xuân, tháng hai năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, say cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ, trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng.
546 năm trôi qua là 546 năm kinh sương gội gió, nổi trôi trăm ngàn thế nước. Rất nhiều nét chữ thuộc hệ thống bài thơ cổ nay đã phai mờ và không còn nguyên vẹn. Trăn trở với giá trị lịch sử của bài thơ cổ, tâm huyết với thơ Lê Thánh Tông, nhiều nhà nghiên cứu vẫn miệt mài nhẫn nại, vượt mọi khó khăn trên công cuộc phục chế nguyên tác bài thơ, tìm ra con đường ánh sáng chân lý lớn lao mà người xưa truyền lại.
Toàn văn bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông có 2 phần là phần văn xuôi và phần văn vần, bao gồm 105 chữ. Riêng phần thơ Đường được nhà vua viết theo thể thất ngôn bát cú, với niêm luật chuẩn xác cao độ, cho thấy trình độ Hán học uyên thâm, ý từ sâu sắc, chiếu rọi cái tâm, cái tầm của người anh hùng văn võ kiêm toàn xuất trúng trị vì nước Nam ta một thuở.
Dịch rằng:
“Tháng 2 mùa xuân năm Quang Thuận thứ chín, ta dẫn sáu sư tập trận trên sông Bạch Đằng. Những ngày đó gió yên trời đẹp, biển không nổi sóng. Ta bèn lướt thuyền trên Hoàng Hải đi tuần du An Bang, đến đóng sáu sư dưới núi Truyền Đăng, mài đá mà khắc bài thơ luật:
“Trăm dòng triều cuộn ngập mênh mông” là khí thế sôi sục hào hùng, cuồn cuộn như nước triều dâng của bách tính con dân trăm họ, nước Nam ta cũng cần phải sở hữu một đội quân binh hùng tướng mạnh thì thế nước mới vững bền. Riêng về mặt thủy quân, vua Lê Thánh Tông đã có đến 7 lần dàn binh bố trận trên khắp các con sông khác nhau. Từ Trung Hư, Thường Sơn Xà, Mãn Thiên Tình cho đến Nhạn Hà, Liên Châu, Ngư Đội, Tam Tài, Thất Ngôn, Yển Nguyệt, trải dài suốt khúc Giao Thủy trên sông Hồng tới con sông Bạch Đằng ngàn năm dội sóng. Lịch sử Việt Nam chưa từng có vị vua nào lại chú trọng thủy quân đến như vậy, đủ thấy đằng sau đó là cả một hệ tư tưởng và dụng ý lớn lao
Từ những giá trị và tư tưởng lớn lao ấy, phải khẳng định rằng bài thơ cổ không đơn thuần là giây phút tức cảnh sinh tình của nhà vua mà hơn hết do là bản tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn hòa bình vững chãi về một thời kì hưng thịnh, phát triển văn hóa, văn minh, văn hiến của đất nước.
Không những sở hữu vẻ đẹp ky vi ma thiên nhiên ban tặng, núi Bài Thơ còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử to lớn của quân và dân ta một thời hào hùng dân tộc. Từ ngàn xưa, thế hệ cha ông đã bao đời gìn giữ tạo dựng cơ đồ lừng lẫy dưới khoảng trời Đông Á. Từng tấc đất trên núi cao, mỗi con nước hòa trong đại dương xanh đều thấm nhuần tinh thần hào kiệt.
Đông qua xuân tới, vạn vật có thể đổi thay, những nét chữ khắc trên vách đá có thể bị mưa nắng sói mòn nhưng giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại nơi bài thơ cổ vẫn và sẽ mãi luôn ngời sáng. Tư tưởng của vua Lê Thánh Tông mang sức lan tỏa rộng rãi, bố cáo cho thiên hạ bốn phương nước Việt Nam là dải đất gấm hoa của dân tộc Việt. Đó là điều bất biến, dù là ở bất kì thời đại nào!
Núi Bài thơ, ngay từ tên gọi đã hàm chứa điều bí ẩn, gắn liền với giai thoại về bài thơ cổ mà vua Lê Thánh Tông cho người khắc lên vách đá cách đây 546 năm. Trải qua bao cuộc bể dâu, bài thơ giờ nét còn nét mất, trở thành một ẩn số đối với bất cứ ai quan tâm, nghiên cứu.
Tuyển tập địa chí Quảng Ninh đã chỉ rõ:
“Núi Bài thơ là một hòn núi đá vôi cao 206m nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Ba mặt núi nay là những khu dân cư đông đúc, phía Tây và phía Nam kề bên vịnh Hạ Long…”
Từ nhiều góc độ núi có lúc mang dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc lại choáng ngợp tựa con rồng xanh đang nhoài mình cất cánh. Địa chí Quảng Ninh là một pho tri thức dày lên tới ngàn trang, phác họa bức tranh đầy đủ và toàn diện nhất về mảnh đất Quảng Ninh địa linh nhân kiệt.
Truyền thuyết về ngọn núi Bài thơ trước hết gắn liền với sự tích đánh thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo vào năm 1228. “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, …”
Mùa xuân, tháng hai năm Quang Thuận thứ 9 (tức năm1468), vua Lê Thánh Tông đem quân đi tập trận trên sông Bạch Ðằng và tuần du khắp vùng châu An Bang. Đến trước chân núi Truyền Đăng, say cảnh biển xanh, núi cao của vùng trời thiên nhiên tươi đẹp, nhà vua đã làm một bài thơ và cho người khắc lên vách núi. Từ đó, ngọn núi mang tên là núi Ðề Thơ hay núi Bài Thơ, trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng.
546 năm trôi qua là 546 năm kinh sương gội gió, nổi trôi trăm ngàn thế nước. Rất nhiều nét chữ thuộc hệ thống bài thơ cổ nay đã phai mờ và không còn nguyên vẹn. Trăn trở với giá trị lịch sử của bài thơ cổ, tâm huyết với thơ Lê Thánh Tông, nhiều nhà nghiên cứu vẫn miệt mài nhẫn nại, vượt mọi khó khăn trên công cuộc phục chế nguyên tác bài thơ, tìm ra con đường ánh sáng chân lý lớn lao mà người xưa truyền lại.
Toàn văn bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông có 2 phần là phần văn xuôi và phần văn vần, bao gồm 105 chữ. Riêng phần thơ Đường được nhà vua viết theo thể thất ngôn bát cú, với niêm luật chuẩn xác cao độ, cho thấy trình độ Hán học uyên thâm, ý từ sâu sắc, chiếu rọi cái tâm, cái tầm của người anh hùng văn võ kiêm toàn xuất trúng trị vì nước Nam ta một thuở.
Cự tẩm uông dương triều bách xuyên
Loạn sơn kì bố bích liên thiên
Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ
Tín thủ dao đề tốn nhị quyền
Thần bắc khu cơ sân hổ lữ
Hải Đông phong toại tức lang yên
Thiên nam vạn cổ sơn hà tại
Chính thị tu văn yển vũ niên”.
Dịch rằng:
“Tháng 2 mùa xuân năm Quang Thuận thứ chín, ta dẫn sáu sư tập trận trên sông Bạch Đằng. Những ngày đó gió yên trời đẹp, biển không nổi sóng. Ta bèn lướt thuyền trên Hoàng Hải đi tuần du An Bang, đến đóng sáu sư dưới núi Truyền Đăng, mài đá mà khắc bài thơ luật:
Trăm dòng triều cuộn ngập mênh mông
Bát ngát trời xanh, núi trập trùng
Chợt nghĩ tâm hùng nâng trí tuệ
Tầm xa, khiêm tốn, vững tâm đồng
Quân hùng tề chỉnh kinh thành Bắc
Khói lặng yên bình chốn biển Đông
Non nước Thiên Nam còn mãi đó
Chính thời chỉnh võ dựng văn phong”.
“Trăm dòng triều cuộn ngập mênh mông” là khí thế sôi sục hào hùng, cuồn cuộn như nước triều dâng của bách tính con dân trăm họ, nước Nam ta cũng cần phải sở hữu một đội quân binh hùng tướng mạnh thì thế nước mới vững bền. Riêng về mặt thủy quân, vua Lê Thánh Tông đã có đến 7 lần dàn binh bố trận trên khắp các con sông khác nhau. Từ Trung Hư, Thường Sơn Xà, Mãn Thiên Tình cho đến Nhạn Hà, Liên Châu, Ngư Đội, Tam Tài, Thất Ngôn, Yển Nguyệt, trải dài suốt khúc Giao Thủy trên sông Hồng tới con sông Bạch Đằng ngàn năm dội sóng. Lịch sử Việt Nam chưa từng có vị vua nào lại chú trọng thủy quân đến như vậy, đủ thấy đằng sau đó là cả một hệ tư tưởng và dụng ý lớn lao
Từ những giá trị và tư tưởng lớn lao ấy, phải khẳng định rằng bài thơ cổ không đơn thuần là giây phút tức cảnh sinh tình của nhà vua mà hơn hết do là bản tuyên ngôn độc lập, tuyên ngôn hòa bình vững chãi về một thời kì hưng thịnh, phát triển văn hóa, văn minh, văn hiến của đất nước.
Không những sở hữu vẻ đẹp ky vi ma thiên nhiên ban tặng, núi Bài Thơ còn mang trong mình những ý nghĩa lịch sử to lớn của quân và dân ta một thời hào hùng dân tộc. Từ ngàn xưa, thế hệ cha ông đã bao đời gìn giữ tạo dựng cơ đồ lừng lẫy dưới khoảng trời Đông Á. Từng tấc đất trên núi cao, mỗi con nước hòa trong đại dương xanh đều thấm nhuần tinh thần hào kiệt.
Đông qua xuân tới, vạn vật có thể đổi thay, những nét chữ khắc trên vách đá có thể bị mưa nắng sói mòn nhưng giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại nơi bài thơ cổ vẫn và sẽ mãi luôn ngời sáng. Tư tưởng của vua Lê Thánh Tông mang sức lan tỏa rộng rãi, bố cáo cho thiên hạ bốn phương nước Việt Nam là dải đất gấm hoa của dân tộc Việt. Đó là điều bất biến, dù là ở bất kì thời đại nào!
KPVN
No comments:
Post a Comment