Wednesday, December 7, 2016

KIÊM THÍNH TẮC MINH

Thành ngữ Trung Hoa:
 
KIÊM THÍNH TẮC MINH
兼聽則明


Ý của câu thành ngữ này là lắng nghe ý kiến của các bên thì mới nhận rõ phải trái.


Câu thành ngữ này có xuất xứ từ: "Tư trị thông giám" (資治通鑑).
 
Thời vua Đường Thái Tông có một nhà chính trị rất nổi tiếng tên là Ngụy Chinh , vì giỏi về mặt khuyên răn vua mà lừng danh thiên hạ. Một hôm, vua Đường Thái Tông hỏi Ngụy Chinh rằng: "Là vua của một nước, làm sao mới khỏi hồ đồ, làm sao mới có thể nhìn nhận sự việc một cách chính xác?, nguyên nhân nào đã dẫn đến phạm sai lầm? "
 
Ngụy Chinh suy nghĩ hồi lâu rồi trả lời rằng: "Bệ hạ nên lắng nghe ý kiến của các bên, qua đó sẽ rút ra được kết luận chính xác. Nếu chỉ thiên về ý kiến của một bên là rất phiến diện và dễ bị hỏng việc". Sau đó, Ngụy Chinh đã nêu ra nhiều bài học lịch sử, ông lấy chuyện vua Tần đời thứ hai làm thí dụ. Ông nói: "Do vua Tần đời thứ 2 quá tin Triệu Cao mới dẫn đến tai họa Vọng Di. Do Lương Vũ Đế cả tin lời Chu Dị, mà bị nhục ở Đài Thành. Do Tùy Thang Đế quá tin vào Đậu Thế Cơ, mới xảy ra sự biến ở Bành Thành Các. Ngược lại, nếu như họ đi sâu tìm hiểu sự việc, lắng nghe ý kiến của các bên, thì đâu đến nỗi xảy ra tai họa ".


Đường Thái Tông nghe xong gật đầu khen lia lịa.
 
Hiện nay, người ta vẫn dùng câu thành ngữ: "Kiêm thính tắc minh"để ví về việc lắng nghe ý kiến của các bên thì mới phân biệt rõ thị phi.
 
(Sưu tầm trên mạng)


Ghi chú: Nguyên câu:
"Kiêm thính tắc minh, thiên tín tắc ám."
(兼聽則明,偏信則暗.)