“Thế gian an đắc song toàn pháp
Bất phụ như lai, bất phụ khanh.”
世间安得双全法,
不负如来不负卿。
Đọc lên nghe buồn quá phải không các bạn. Đây là 2 câu trong bài thơ viết về tình yêu của Thương Ương Gia Thố, vị Đat Lai Lạt Ma thứ 6 của đất nước Tây Tạng. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu cuộc đời của ngài như thế nào nhé.(LKH)
THƯƠNG ƯƠNG GIA THỐ - "SINH VÌ PHẬT, SỐNG VÌ TÌNH"
Thương Ương Gia Thố (倉央嘉措 hay Tsangyang Gyatso, phiên âm tiếng Tạng: tshang-dbyangs rgya-mtsho) (1683-1706) là vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 của Tây Tạng, tác giả của không ít những bài thơ tình ưu mỹ động lòng người.
Ông là người tộc Monpa, sinh năm Khang Hi thứ 22 trong một gia đình nông dân dưới chân dãy Narayan, vùng Môn Ngung, quận Đạt Vượng, Nam Tây Tạng*. Gia đình nhiều đời là tín đồ Ninh-mã phái thuộc Phật giáo Tây Tạng. Cha là Trát Hỉ Đan Tăng, mẹ là Tài Vượng Lạp Mạt. Mười bốn tuổi quy y, tiến nhập cung điện Potala trở thành Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Cách-lỗ phái. 10 năm sau vì cuộc đấu tranh chính giáo ở Tây Tạng, bị triều Thanh phế truất, áp giải đi phương Bắc, nửa đêm bỏ trốn, không rõ kết cục.
Thương Ương Gia Thố (倉央嘉措 hay Tsangyang Gyatso, phiên âm tiếng Tạng: tshang-dbyangs rgya-mtsho) (1683-1706) là vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 của Tây Tạng, tác giả của không ít những bài thơ tình ưu mỹ động lòng người.
Ông là người tộc Monpa, sinh năm Khang Hi thứ 22 trong một gia đình nông dân dưới chân dãy Narayan, vùng Môn Ngung, quận Đạt Vượng, Nam Tây Tạng*. Gia đình nhiều đời là tín đồ Ninh-mã phái thuộc Phật giáo Tây Tạng. Cha là Trát Hỉ Đan Tăng, mẹ là Tài Vượng Lạp Mạt. Mười bốn tuổi quy y, tiến nhập cung điện Potala trở thành Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Cách-lỗ phái. 10 năm sau vì cuộc đấu tranh chính giáo ở Tây Tạng, bị triều Thanh phế truất, áp giải đi phương Bắc, nửa đêm bỏ trốn, không rõ kết cục.
Gia đình Thương Ương Gia Thố có truyền thống theo Ninh-mã phái (Hồng giáo) của Phật giáo. Giáo quy của giáo phái này không cấm các thầy tu cưới vợ, sinh con. Mà Cách-lỗ phái (Hoàng giáo) của Đạt Lai Lạt Ma thì nghiêm cấm tăng lữ kết hôn lập gia đình, gần gũi nữ giới. Đối với những quy tắc thanh quy này Thương Ương Gia Thố khó có thể tiếp nhận được. Cuộc sống 14 năm ở nông thôn khiến cho ông vừa có vô số trải nghiệm trong cuộc sống trần tục, cũng khiến cho ông hướng về tình yêu một cách tự nhiên, kích thích cảm hứng thơ ca trong ông. Ông không những không trói buộc những tư tưởng, tình cảm, hành động của mình bằng giáo quy mà còn dựa vào tư tưởng độc lập của bản thân viết nên rất nhiều bản “Tình ca” du dương, uyển chuyển.
Tương truyền trước khi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma ông từng có một ý trung nhân thông minh xinh đẹp ở quê. Hai người cả ngày bầu bạn cùng nhau, trồng trọt chăn nuôi, thanh mai trúc mã, tình cảm vô cùng sâu đậm. Sau khi Thương Ương Gia Thố tiến nhập cung điện Potala, ông chán ghét cuộc sống nhàm chán cứng nhắc của người đứng đầu Hoàng giáo trong thâm cung, luôn tưởng nhớ những sinh hoạt phong phú trong dân gian, vương vấn ý trung nhân xinh đẹp. Vào ban đêm ông thường cải trang xuất cung, gặp gỡ tình nhân, theo đuổi cuộc sống tình yêu lãng mạn. Vào một ngày tuyết lớn, Thiết Bổng Lạt Ma buổi sáng ngủ dậy, thấy có dấu chân người trên tuyết, bèn lần tìm theo dấu chân, cuối cùng thấy dấu chân biến mất trong tẩm cung của Thương Ương Gia Thố. Sau đó Thiết Bổng Lạt Ma trừng phạt nghiêm khắc người Lạt ma hầu cận bên cạnh Thương Ương Gia Thố, còn cho người xử tử ý trung nhân của ông, giam lỏng Thương Ương Gia Thố. Những câu chuyện lãng mạn tương tự như thế được truyền lại rất nhiều, nhưng đều kết thúc trong bi kịch.
Một vị cao tăng Phật giáo Tây tạng đã đánh giá: “Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 dùng pháp thế gian giúp người đời được chiêm ngưỡng thế giới tinh thần bao la trong pháp xuất thế. Những bài thơ và bài hát của ông đã làm thanh lọc cả một thời đại và cả những tâm hồn con người trong thời đại đó. Ông dùng lòng từ bi chân thành giúp người đời cảm thụ được Phật pháp không phải là cao siêu không thể với tới, hành vi riêng biệt độc đáo của ông đã giúp chúng ta lĩnh hội được thế nào mới là giáo lí chân chính”.
(Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng, là danh hiệu của phương trượng trường phái Cách-lỗ (Gelugpa hay Hoàng giáo, một trong 4 tông phái lớn của Phật giáo Tây Tạng). Người Tây Tạng xem Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Quan Thế Âm. Mỗi một Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước)
Thương Ương Gia Thố trở thành người kế thừa của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là hệ quả đấu tranh chính trị do Tang Kết Gia Thố một tay tạo nên. Khi còn sống, ông phải tồn tại dưới bóng ma của Tang Kết Gia Thố, cuộc đời ngắn ngủi của ông lưu lại rất nhiều bài thơ tình xúc động sâu sắc, cùng với rất nhiều những truyền thuyết lãng mạn đầy tình cảm, nhưng đa số đều kết thúc trong bi kịch.
BIẾN CỐ CUỘC ĐỜI
Ngày 25 tháng 2 năm 1682, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 La Tang Gia Thố sau khi xây lại xong cung điện Potala thì từ trần. Đệ tử thân tín của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là Tang Kết Gia Thố, dựa theo tâm nguyện của La Tang Gia Thố và cục diện hiện thời của Tây Tạng, bí mật làm đám tang, che giấu đông đảo giới tăng lữ cùng hoàng đế Khang Hi, người nắm quyền đương thời, trong tận đến 15 năm.
Năm 1696, hoàng đế Khang Hi dẹp yên cuộc nổi loạn của Cát Nhĩ, vô tình biết được Đạt Lai Lạt Ma đã qua đời từ nhiều năm trước, vô cùng phẫn nộ, gửi thư chất vấn nghiêm khắc Tang Kết Gia Thố. Tang Kết Gia Thố một mặt thú nhận sai lầm với Khang Hi, một mặt đưa ra chuyển thế linh đồng đã tìm được từ nhiều năm trước mà bị giấu đi. Đứa bé này chính là thi nhân lãng mạn nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố.
Năm 1697, Thương Ương Gia Thố được chọn làm chuyển thế linh đồng của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, bái Ban Thiền Lạt ma thứ 5 La Tang Ích Hỉ làm sư phụ, cạo đầu chịu giới luật sa di, lấy pháp danh là La Tang Nhân Khâm Thương Ương Gia Thố. Ngày 25 tháng 10 cùng năm, tại cung điện Potala ở Lhasa, cử hành lễ tọa sàng, trở thành Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6. Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 mặc dù là người đứng đầu chính giáo của Tây Tạng, nhưng lại không đủ năng lực để nắm giữ được quyền lực của chính giáo.
Lúc này ở Tây Tạng, cục diện chính trị rối ren. Năm 1701 (năm kim xà lịch Tây Tạng) chắt trai của Cố Thủy Hãn (Gushri Khan) là Lạp Tằng Hãn (Lha-bzang Khan) kế vị, mâu thuẫn với Tang Kết Gia Thố càng ngày càng gay gắt. Tang Kết Gia Thố mua chuộc người hầu trong Hãn phủ, hạ độc trong thức ăn của Lạp Tằng Hãn, bị Lạp Tằng Hãn phát hiện, hai bên bùng nổ chiến tranh, quân Tây Tạng bại trận, Tang Kết Gia Thố bị xử tử. Sau khi biến cố phát sinh, Lạp Tằng Hãn bẩm báo cho hoàng đế Khang Hi chuyện “mưu phản” của Tang Kết Gia Thố, cũng bẩm tấu Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố không tuân thủ thanh quy, là Đạt Lai Lạt Ma giả mạo, xin được phế bỏ. Khang Hi chuẩn tấu, quyết định áp giải Thương Ương Gia Thố đi Bắc Kinh. Năm 1706, trên đường áp giải, đến gần bên hồ Thanh Hải thì Thương Ương Gia Thố mất tích, về tung tích của ông thì có vô số lời đồn đãi. Có lời đồn rằng, ông vứt bỏ danh vị, quyết tâm chạy trốn, chu du Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ rồi qua đời ở Alashan (phía Tây khu tự trị nội Mông Cổ – Trung Quốc), hưởng thọ 64 tuổi.
THƠ CA
Thương Ương Gia Thố là một trong những thi nhân nổi tiếng nhất Tây Tạng, những bài thơ ông viết nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong nền văn học Tây Tạng, ảnh hưởng sâu rộng đến bao thế hệ người Tây Tạng mà còn là một đóa hoa hiếm thấy nổi bật trên thi đàn thế giới, gợi hứng thú nghiên cứu cho không ít học giả.
Ông có khoảng 66 bài thơ, các bài thơ của ông ngoại trừ thơ ca tụng ra thì phần lớn là miêu tả tình yêu nam nữ chân thành, hạnh phúc, gặp cản trở thì buồn bã xót thương, đó là lý do vì sao các bài thơ đều được dịch phổ biến thành “Tình ca”. Bản gốc bằng tiếng Tây Tạng được lưu truyền rộng rãi, có bản được chép tay, có bản được khắc gỗ, có bản được truyền miệng, đủ thấy niềm yêu mến sâu sắc của nhân dân Tây Tạng đối với thơ của ông. Bản dịch tiếng Trung thì có ít nhất 10 bản, tiếng nước ngoài thì có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Những cống hiến to lớn của Thương Ương Gia Thố đối với nền thơ ca Tây Tạng là không thể phủ nhận, vĩnh viễn xứng đáng được ghi nhớ và kính trọng. Thương Ương Gia Thố nếu không làm Phật, có lẽ ông sẽ trở thành một người phóng khoáng trên đời, là huyền thoại trong cuộc sống tĩnh lặng, nếu không phải một người có tuệ tâm thì sẽ không thể làm được như thế. Trong tất cả các Đạt Lai Lạt Ma trong lịch sử, ông là người phóng khoáng tự nhiên nhất.
Thơ của ông có rất nhiều phiên bản khác nhau. Không rõ phiên bản nào mới là bản chính xác. Rất nhiều các bài thơ được cho là của ông lưu truyền trên mạng hiện nay cũng không có bằng chứng xác thực có phải là của ông hay không.
(Sưu tầm trên mạng)
Mời các bạn đọc và nghe bản nhạc phổ ý từ bài thơ.
Mời các bạn đọc một bài thơ của ngài:
Tằng lự đa
tình tổn phạn hành,
Nhập sơn hựu
khủng biệt khuynh thành.
Thế gian an
đắc song toàn pháp,
Bất phụ Như
Lai bất phụ khanh.
曾虑多情损梵行,
入山又恐别倾城。
世间安得双全法,
不负如来不负卿。
Bản dịch 1:
Đa tình e tổn
tu hành,
Nhập thiền lại
sợ khuynh thành dở dang.
Thế gian sao
vẹn đôi đàng,
Như Lai
không phụ mà nàng cũng không.
Bản dịch 2:
Tu hành,
vương thói đa tình,
Lên non, lỡ
hẹn tam sinh cùng người.
Làm sao tròn
vẹn đạo - đời,
Phật thời ta
kính, nàng thời ta thương?
(Nguyễn Vinh Chi dịch thơ)
Có một vài sách ghi lại nhưng khác 2 câu đầu:
Tự khủng đa
tình tổn phạm hành,
Nhập sơn hựu
phạ ngộ khuynh thành。
Thế gian an
đắc song toàn pháp,
Bất phụ như
lai bất phụ khanh。
自恐多情损梵行,
入山又怕误倾城。
世间安得双全法,
不负如来不负卿。
Thẹn tình
mình nhơ chốn nghiêm trang
Vào núi tu
hành, bóng Người mang
Đời này cách
nào trọn vẹn cả
Không phụ
Như Lai, chẳng phụ nàng?
(Ẩm Vũ dịch)
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment