"Ai ăn tàu hủ hông?...?...?" , tiếng rao của bà bán tàu hủ văng vẳng ở ngoài đường khoảng hơn nửa thế kỷ trước như vẫn còn âm hưởng đâu đây. Thời đó nó là một món ăn vặt của anh em tụi tôi, của người Cần Thơ và cả Nam bộ. Qua đến Úc này thì vẫn còn đó, bạn có thể mua về nhà tự làm hay vào các nhà hàng "dẫm xà" đều có bán vì đây là món ăn thông dụng cả vùng Đông Nam Á...
Hôm nay đọc được bài này, tôi lần đầu tiên mới biết qua cái tên "tào phớ" và cũng biết dân Hà Nội cũng rất mê món ăn này. Theo tôi "tào phớ" không chỉ là thứ ăn khó bỏ của người Hà thành mà "tàu hủ" cũng là món ăn dính liền với người dân Nam bộ, ăn cho mát và giải nhiệt: Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu chút ít về nó xem sao:
"Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) được làm từ đậu tương. Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, có nơi còn ăn cơm chan tào phớ."
Tào phớ thường được bắt gặp vào mùa hạ, do đây là một đồ ăn "mát, giải nhiệt". Một đầu quang gánh treo một chiếc chạn nhỏ đủ đựng dăm bảy chiếc bát, với một bình nước đường và một xô nhỏ nước tráng. Đầu kia là thùng đựng tào phớ.
Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là thùng tào phớ, đầu kia là một chạn nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao " Ai... phớ đây" trở nên quen thuộcĠtại thành phố này.
Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ chai to,Ġnước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài trực tiếp vào bình đựng.
Những lát tào phớ trắng mịn, mỏng manh được chan ngập nước đường. Mùa hè có thể thêm đá vụn vào cho mát. Còn ngày nay, cách bán hàng tào phớ cũng đã khác đi nhiều. Đồ dùŮg hớt tào phớ đã được thay bằng miếng tôn nhỏ, thùng đựng tào phớ cũng không còn bằng gỗ ghép đóng đai mà thay bằng thùng kim loại. Người bán rong không còn gánh quang gánh nữa mà dùng một chiếc xe đạp được thiết kế để đựng được hết các đồ dùng.
Các nhà hàng tào phớ ở Hà Nội không cố định ở mỗi chỗ, mà là những gánh hàng rong đi khắp phố phường. Nhưng thường thì những người bán phớ chỉ đi một vài khu phố thân quen.
Thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cũng với "thiết kế" riêng để ţhở được hết đồ dùng. Hương vị tào phớ ngày nay cũng đã được biến tấu đi nhiều. Người bán có thể thêm đậu xanh, thạch, đậu đỏ, sữa dừa, hạt sen, thậm chí thêm cả nếp cẩm. Đặc biệt, người ta còn thay nước đường bằng sữa đậu nành, tạo nên vị béo hơn gấp nhiềŵ lần mà lại giảm được vị ngọt của đường.
Nhìn bát tào phớ trong vắt, tinh tươm màu trắng nhẹ nhàng, lấy thìa, dầm nhẹ ra, những lát tào phớ mỏng tan ra nhưng những cánh hoa trắng, có lẽ cũng vì thế mà người ta có tên gọi khác là đậu hoa.
Tuy nhiên, ở Hà Nội người ta vẫn thích ăn tào phớ theo kiểu xưa. Ấy là bát tào phớ được nước đường chan ngập bát tào phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùnggỗ, đồ hớt tào phớ cũng được thay thế bằng kim loại tuy nhiên tào phớ vẫn được ưa thích. Người bán tào phớ rong có thể thường là nam giới với tiếng rao khoẻ và vang vọng.
Hôm nay đọc được bài này, tôi lần đầu tiên mới biết qua cái tên "tào phớ" và cũng biết dân Hà Nội cũng rất mê món ăn này. Theo tôi "tào phớ" không chỉ là thứ ăn khó bỏ của người Hà thành mà "tàu hủ" cũng là món ăn dính liền với người dân Nam bộ, ăn cho mát và giải nhiệt: Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu chút ít về nó xem sao:
"Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) được làm từ đậu tương. Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, có nơi còn ăn cơm chan tào phớ."
(Theo Wikipedia)
TÀO PHỚ - THỨ ĂN KHÓ BỎ CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH
Vào những ngày hè, cứ nghe tiếng rao "tào phớ" là lũ trẻ trong ngõ ở Hà Nội lại ùa ra ríu rít gọi cha mẹ nỉ non xin được ăn cho bằng được. Món ăn đơn giản mỗi khi hè về nay trở thành nỗi nhớ của mỗi người khi xa Hà Nội.Tào phớ thường được bắt gặp vào mùa hạ, do đây là một đồ ăn "mát, giải nhiệt". Một đầu quang gánh treo một chiếc chạn nhỏ đủ đựng dăm bảy chiếc bát, với một bình nước đường và một xô nhỏ nước tráng. Đầu kia là thùng đựng tào phớ.
Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là thùng tào phớ, đầu kia là một chạn nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao " Ai... phớ đây" trở nên quen thuộcĠtại thành phố này.
Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ chai to,Ġnước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài trực tiếp vào bình đựng.
Những lát tào phớ trắng mịn, mỏng manh được chan ngập nước đường. Mùa hè có thể thêm đá vụn vào cho mát. Còn ngày nay, cách bán hàng tào phớ cũng đã khác đi nhiều. Đồ dùŮg hớt tào phớ đã được thay bằng miếng tôn nhỏ, thùng đựng tào phớ cũng không còn bằng gỗ ghép đóng đai mà thay bằng thùng kim loại. Người bán rong không còn gánh quang gánh nữa mà dùng một chiếc xe đạp được thiết kế để đựng được hết các đồ dùng.
Các nhà hàng tào phớ ở Hà Nội không cố định ở mỗi chỗ, mà là những gánh hàng rong đi khắp phố phường. Nhưng thường thì những người bán phớ chỉ đi một vài khu phố thân quen.
Thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cũng với "thiết kế" riêng để ţhở được hết đồ dùng. Hương vị tào phớ ngày nay cũng đã được biến tấu đi nhiều. Người bán có thể thêm đậu xanh, thạch, đậu đỏ, sữa dừa, hạt sen, thậm chí thêm cả nếp cẩm. Đặc biệt, người ta còn thay nước đường bằng sữa đậu nành, tạo nên vị béo hơn gấp nhiềŵ lần mà lại giảm được vị ngọt của đường.
Nhìn bát tào phớ trong vắt, tinh tươm màu trắng nhẹ nhàng, lấy thìa, dầm nhẹ ra, những lát tào phớ mỏng tan ra nhưng những cánh hoa trắng, có lẽ cũng vì thế mà người ta có tên gọi khác là đậu hoa.
Tuy nhiên, ở Hà Nội người ta vẫn thích ăn tào phớ theo kiểu xưa. Ấy là bát tào phớ được nước đường chan ngập bát tào phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùnggỗ, đồ hớt tào phớ cũng được thay thế bằng kim loại tuy nhiên tào phớ vẫn được ưa thích. Người bán tào phớ rong có thể thường là nam giới với tiếng rao khoẻ và vang vọng.