Cuộc đời nhiều thăng trầm, ở tuổi 65 vẫn còn tay trắng
Harland Sanders (09/09/1890) tại Henryville, bang Indiana, Mỹ. Ông mồ côi cha khi mới 6 tuổi. Mẹ ông phải làm việc liên tục để nuôi sống cả gia đình nên giao cho Sanders ở nhà chăm sóc hai người em nhỏ. Công việc chăm sóc em, nấu ăn vất vả đến mức mà nhờ nó vào năm 7 tuổi ông đã có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng, và đây cũng chính là điểm mạnh giúp ông thành công ở tuổi xế chiều.
Năm 12 tuổi, Sanders mâu thuẫn nặng nề với cha dượng và rời nhà đi xa, ông nhận việc làm thêm tại trang trại xa nhà 130km. Cuộc sống của ông trong giai đoạn này rất bấp bênh, bản thân Sanders từng trải nhiều công việc khác nhau dù tuổi còn nhỏ. Năm 15 tuổi, ông làm nhân viên điều khiển tín hiệu giao thông, đến năm 16 tuổi ông quyết định bỏ học vì nhận ra việc học không giúp nuôi sống mình. Ông đi lính tại Cuba trong 6 tháng rồi về lại quê hương nhằm tìm kiếm một công việc ổn định. Nhưng chỉ tính riêng năm tuổi 17, ông bị đuổi việc đến 4 lần… Suốt quãng thời gian này, chỉ có một điều không hề thay đổi đó chính là nấu ăn – niềm đam mê vốn đã “nảy mầm” trong ông từ khi còn thơ ấu.
Harland Sanders (09/09/1890) tại Henryville, bang Indiana, Mỹ. Ông mồ côi cha khi mới 6 tuổi. Mẹ ông phải làm việc liên tục để nuôi sống cả gia đình nên giao cho Sanders ở nhà chăm sóc hai người em nhỏ. Công việc chăm sóc em, nấu ăn vất vả đến mức mà nhờ nó vào năm 7 tuổi ông đã có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng, và đây cũng chính là điểm mạnh giúp ông thành công ở tuổi xế chiều.
Năm 12 tuổi, Sanders mâu thuẫn nặng nề với cha dượng và rời nhà đi xa, ông nhận việc làm thêm tại trang trại xa nhà 130km. Cuộc sống của ông trong giai đoạn này rất bấp bênh, bản thân Sanders từng trải nhiều công việc khác nhau dù tuổi còn nhỏ. Năm 15 tuổi, ông làm nhân viên điều khiển tín hiệu giao thông, đến năm 16 tuổi ông quyết định bỏ học vì nhận ra việc học không giúp nuôi sống mình. Ông đi lính tại Cuba trong 6 tháng rồi về lại quê hương nhằm tìm kiếm một công việc ổn định. Nhưng chỉ tính riêng năm tuổi 17, ông bị đuổi việc đến 4 lần… Suốt quãng thời gian này, chỉ có một điều không hề thay đổi đó chính là nấu ăn – niềm đam mê vốn đã “nảy mầm” trong ông từ khi còn thơ ấu.
Sanders lập gia đình từ rất sớm và cũng là điểm khởi đầu cho những sóng gió lớn hơn trong cuộc đời. Khi Sanders gặp vợ mình, tưởng rằng hạnh phúc cũng đã mỉm cười với ông khi được làm cha ở tuổi 19, nhưng chỉ sau đó một năm, Sanders mất cả vợ và con khi người vợ đệ đơn li hôn và dành quyền nuôi con. Về đường con cái, khi Sanders bước sang tuổi 42 vào năm 1932 thì người con trai của ông qua đời nên đến cuối đời ông gần như không còn người thân nào bên cạnh.
Bị vợ bỏ, công việc thì bấp bênh từ chối ông hết lần này lần khác… dường như Sanders không còn nỗi buồn nào lớn hơn thế. Trong thời gian tìm cách vượt qua những bi kịch của cuộc đời, ở tuổi 40 – hai năm trước khi người con trai mất, Sanders bắt đầu gắn bó với công việc mà ông quen thuộc và yêu thích từ nhỏ là nấu nướng, ông đã mở một tiệm ăn sát bên trạm xăng trong khu phố Corbin vì nhận thấy nhu cầu của hành khách khi họ dừng chân tại trạm xăng.
Không chỉ nảy ra ý tưởng chế biến các món đồ ăn nhằm giúp khách hàng thay thế bữa ăn ở nhà, quan trọng hơn hết ở ông có tư tưởng chưa bao giờ ngừng lại, ông luôn suy nghĩ, tìm cách thử nghiệm nhằm tạo nên các loại gia vị và nước sốt hoàn hảo, đặc biệt dành cho món gà rán. Trong khoảng thời gian này, Sander trở nên nổi tiếng trong vùng khi kết hợp giữa 10 loại thảo mộc và gia vị để tẩm ướp, và ông đã tạo nên món gà rán có hương vị đặc biệt chưa từng xuất hiện trước đó. Năm 1935, chính Thống Đốc tiểu bang Kentucky đã ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực bằng việc phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel”. Vào một Chủ nhật năm 1939, ông đã tự tay hoàn thành món sốt gà hảo hạng khi thêm vào loại gia vị thứ 11. Ông từng nói: “Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay”. Tuy nhiên, vận may vẫn chưa hoàn toàn mỉm cười với ông khi đến năm 1950, có một dự án về đường cao tốc liên bang cùng sự xuống dốc của nền kinh tế khiến Sanders ngậm ngùi bán lại tiệm ăn tại trạm xăng với số tiền chỉ vừa đủ đóng thuế.
Sander tiếp tục sống một cách mạnh mẽ cho đến ngày ông buộc phải nhận trợ cấp thất nghiệp khi quá già. Chính phủ đã phát tiền trợ cấp cho Sanders vì tin rằng ông không thể tự nuôi sống bản thân, điều đó khiến Sander cảm thấy xấu hổ, tủi nhục. Ở tuổi 65, cầm trong tay vỏn vẹn 105 đô la vào năm 1955, không sự nghiệp, không gia đình, ông đã nghĩ đến việc tự tử. Như giọt nước tràn ly sau chuỗi bi kịch dài đeo đuổi ông gần như cả cuộc đời, Sander khóc trong sự khốn khổ, tâm trí ông trống rỗng khi nhận ra mình thực sự không có gì trong tay, chẳng có ai thân thích bên cạnh. Ông đến bên dưới một cái cây định ngồi viết thư tuyệt mệnh, nhưng thay vào đó, ông đã viết những gì mình có thể làm được. Ông nhận ra rằng có một việc mình hoàn toàn có thể làm tốt, thậm chí tốt hơn người khác, với việc đó ông có thể trở nên giàu hơn, không đến mức thê thảm như hoàn cảnh hiện tại.
Đó chính là nấu ăn, công việc yêu thích từ nhỏ của ông.
Triết lý không bao giờ là quá muộn để bắt đầu
Nghĩ là làm, Sander dùng toàn bộ số tiền trợ cấp vừa nhận để bước vào công việc sản xuất các gói gia vị và cách chế biến gà rán. Ở cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, Sanders lại rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, ông đi chào hàng và giới thiệu sản phẩm với các quán ăn, nhà hàng. Câu chuyện kinh doanh không hề dễ dàng, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Tuy nhiên, bằng lòng đam mê và sự kiên định quyết không từ bỏ, Sanders đã thuyết phục được hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.
Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay, không hợp đồng. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách, dù đó là việc lau sàn hay hướng dẫn cho đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
Cuối năm 1955, Sanders rất tự tin với chất lượng món gà rán của mình nên ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchise). Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 chi nhánh nhượng quyền ở Mỹ và ở Canada. Trong năm 1964, ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky. Việc kinh doanh phát triển mạnh, vượt ngoài tầm kiểm soát của ông già ở cái tuần thất thập cổ lai hy nên vào năm 1986, nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được Pepsi Co mua lại và năm 1991 ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International. Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất thế giới với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia.
Trong quãng đời còn lại, Sanders đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng đồ ăn nhanh KFC trên khắp thế giới. Ở tuổi 88, Sanders trở thành triệu phú của chuỗi thương hiệu gà rán nổi tiếng nhất thế giới sau bao thăng trầm cuộc đời. Ông mất vào tháng 12 năm 1980 (thọ 90 tuổi).
Triết lý của ông về sự chăm chỉ và sự hoàn hảo trong phục vụ khách hàng luôn là một phần quan trọng trong truyền thống của KFC. Và cuộc đời ông già Sanders có nụ cười hiền hòa ấy là tấm gương cho mọi thế hệ về ý chí chiến đấu mãnh liệt bất chấp mọi thất bại trong cuộc sống – không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment