Pín ngựa…
Trong các loại pín, được tín cẩn nhất là các loại pín động vật như cọp, ngựa,... Pín có thể chế biến bằng cách xào, nấu lẩu hay ngâm rượu uống. Đối với Pín hổ thì giờ đây việc kiếm được một bộ là rất khó bởi sự quý hiếm gần như đến tuyệt chủng của loài vật này. Vì thế, Pín ngựa đương nhiên "lên ngôi" và được săn lùng nhiều.
Không chỉ được coi là có tác dụng “lấy lại bản lĩnh đàn ông”, các món ăn từ pín ngựa ăn giòn, sần sật nên Pín không chỉ được phái mạnh ưa chuộng mà còn lôi cuốn cả phụ nữ.
Người ta chế biến Pín theo các cách sau: làm sạch, thái khúc, đem nấu nhừ với 400ml nước luộc gà. Hành, cà rốt và nấm hương rửa sạch, thái chỉ; gừng băm nhỏ; cá quả băm nhuyễn, trộn đều với lòng trắng trứng, muối, rượu, hành và gừng rồi vê thành viên, dính vài sợi nấm hương, cà rốt và ớt xanh ra ngoài, đặt vào đĩa hấp chín.
Tiếp đó, xếp Pín xung quanh viên cá, lấy nước luộc gà đun sôi rồi cho muối, mỳ chính và bột đao vào, quấy đều cho chín và rưới lên trên đĩa cá viên và Pín, ăn nóng.
Cũng có một cách khác từ Pín ngựa, khiến người ăn mê hoặc. Đó là Pín đem ngâm nước nóng cho nở ra rồi loại bỏ lớp da bên ngoài, rửa sạch, thái khúc. Thịt gà rửa sạch, thái miếng. Phi hành, gừng cho thơm rồi cho ngẩu Pín và thịt gà vào đảo đều cho đến khi miếng thịt ngả màu vàng. Tiếp đó, đổ nước, cho đủ gia vị và một chút rượu vang vào, đun nhỏ lửa cho đến khi Pín mềm và giòn là có thể thưởng thức được ngay.
Theo Theo dược học cổ truyền, ngẩu pín vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, cường dương mạnh cốt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, suy giảm ham muốn tính dục, đau lưng, mỏi gối, muộn con... dưới dạng rượu thuốc hay dược thiện.
Thông thường ngầu pín được chế biến chủ yếu là hầm với thuốc Bắc nhưng thời gian gần đây còn được ngâm chua thành món gỏi.
Cà dê (Ngọc dương)...
Những chú dê đực trông rất vạm vỡ và rất oai phong với bộ râu dài và rậm, càng về già càng xoắn lại. Dê có những điểm mà các động vật ăn cỏ khác không có. Tuy có dáng đi "khệnh khạng", song mỗi con dê đực có thể "kiểm soát" tới 60 con dê cái là chuyện bình thường.
Dê cái cũng không kém, cứ 18-20 ngày một kỳ, nó muốn làm mẹ của những chú dê con. Dê cái đẻ khỏe, mỗi lần đẻ 2-3 con, có giống đẻ tới khoảng 10 con. Và chỉ cần mang thai khoảng 147 - 150 ngày đã đẻ lứa khác, một năm có thể đẻ nhiều lứa. Có lẽ vì những nét đặc biệt này mà phái mày râu luôn có những hy vọng vào sự trợ giúp của loài dê.
Chính vì thế mà ngày nay rất nhiều đám mày râu ưa thích với những món ăn chế biến từ cà dê (ngọc dương). Để chế biến cà dê thành những món khoái khẩu, người ta chọn dê đực đang lớn, tránh dê cụ (dê đực già) để làm thịt, lấy cà. Người ta thường dùng ngọc dương hấp rượu, ngâm rượu thuốc...
Với món ngọc dương hấp rượu, người ta chọn ngọc dương, thận, hoặc cả bộ sinh dục con dê cắt miếng mỏng, ướp hành tỏi, ngũ vị hương, cho vào niêu đất kê trên vài viên gạch nhỏ (trên đĩa), đổ rượu vào đĩa rồi đốt. Hơi nóng của rượu sẽ làm chín ngọc dương. Chính vì cách chế biến này, có quán ăn đặt tên món ăn này là Ngọc dương quanh lửa hồng để tăng phần hấp dẫn.
Món ngọc dương nấu lẩu lại được chế biến thành kiểu khác: Nước lẩu hầm củ sen, hạt sen, củ súng. Người ta đun sôi nước, nhúng tái ngọc dương, thận, tuỷ dê. Và không để những bộ phận này chín quá bởi sức nóng dễ làm giảm tác dụng.
Ngoài ra với món ngọc dương hầm thuốc bắc khi ăn vào có tác dụng bổ dương, kiện trì ích vị, thích hợp với quý ông khi bị đau lưng, liệt dương, đầu gối yếu mỏi, thận hư... Các chuyên gia về y học cổ truyền chưa thống nhất về câu nói dân gian: "Ăn cái gì bổ cái đó". Tuy nhiên, với món ăn này, rất nhiều quý ông "ghiền" khi đã qua một lần thưởng thức!
Minh Phan
No comments:
Post a Comment