Mạnh Tử, tên thật là Kha, là người nước Trâu thời kỳ Chiến Quốc (hiện nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông). Ông là nhà tư tưởng và là nhà giáo dục thời cổ đại Trung Hoa, đề xuất tư tưởng người quân tử phải có “Hạo nhiên chính khí”, cần “Lấy Đức thu phục người khác”, “Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào”.
Mạnh Tử chu du các nước, ở nước Tề được tôn làm Khách khanh. Một lần, Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử: “Chuyện Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công thời Xuân Thu xưng Bá, Ngài có thể giảng cho ta nghe được không?”.
Mạnh Tử trả lời: “Tôi không muốn đàm luận cụ thể chuyện Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Đại Vương nếu nhất định muốn tôi nói, vậy tôi sẽ nói về đạo làm Vua dùng Đạo Đức mà thống nhất thiên hạ”.
Tuyên Vương hỏi: “Đạo đức như thế nào thì có thể thống nhất thiên hạ đây?”
Mạnh Tử nói: “Nhất thiết phải làm cho dân chúng an cư lạc nghiệp. Như vậy mà thống nhất thiên hạ, thì không có gì có thể ngăn trở được”.
Tuyên Vương nói: “Người như ta có thể làm cho dân chúng được an cư lạc nghiệp không?”
Mạnh Tử đáp: “Có thể được”.
Tuyên Vương hỏi: “Dựa vào đâu mà biết ta có thể chứ?”.
Mạnh Tử nói: “Tôi từng nghe nói về chuyện, kể rằng Ngài một ngày đang ngồi trên đại điện thì có một người dắt trâu đi ngang qua phía dưới đại điện. Ngài thấy được, liền hỏi: “Đem trâu đi đâu đó?”. Người dắt trâu trả lời: “Chuẩn bị giết để tế lễ”. Ngài liền nói: “Thả nó ra! Ta không đành lòng thấy bộ dạng sợ hãi đến phát run của nó, chẳng khác gì một người vô tội bị xử tử hình”. Người dắt trâu hỏi: “Vậy cũng không tế lễ nữa sao?”. Ngài nói: “Làm sao có thể không tế lễ được? Lấy một con dê thay thế đi!”. Không biết có chuyện đó hay không?”.
Tuyên Vương nói: “Đúng là có chuyện này”.
Mạnh Tử nói: “Bằng tâm nhân từ của Đại Vương như thế có thể thống nhất được thiên hạ. Dân chúng nghe nói chuyện này đều cho rằng Ngài keo kiệt, nhưng thần lại biết Ngài không keo kiệt, mà là bởi không đành lòng”.
Tuyên Vương nói: “Đúng, quả thật dân chúng cho là như thế. Nước Tề chúng ta dẫu không lớn, nhưng ta làm sao keo kiệt đến mức tiếc rẻ cả một con trâu như thế được? Ta thật sự là không đành lòng mới làm như vậy”.
Mạnh Tử nói: “Đại Vương cũng không nên trách cứ dân chúng nói Ngài keo kiệt. Họ chỉ nhìn thấy ngài dùng một con dê nhỏ thay thế cho một con trâu lớn, sao biết được thâm ý bên trong chứ? Huống chi, Đại Vương nếu thương xót người vô tội, thì trâu và dê có khác gì nhau đâu?”.
Tuyên Vương nói: “Đúng thế, ta cũng không nói ra nguyên do, nhưng ta chắc chắn không keo kiệt. Dân chúng cho rằng như vậy, chắc là có cái lý của bọn họ”.
Mạnh Tử nói: “Không quan trọng. Đại Vương không đành lòng như vậy chính là biểu hiện của lòng nhân từ, chỉ bởi vì Ngài lúc đó đã từng nhìn thấy trâu mà chưa từng nhìn thấy dê. Ngài thấy nó còn sống, không đành lòng làm hại nó. Kỳ thực dê và trâu cũng như nhau đều đáng thương cả”.
Mạnh Tử nói tiếp: “Song đối với dân chúng mà nói, ân huệ của Đại Vương có thể ban cho cầm thú, thế mà hết lần này đến lần khác không thể ban cho dân chúng, tại sao vậy? Ví như Ngài có thể nhấc nổi vật nặng ngàn cân, lại không nhấc nổi một cái lông vũ; mắt có thể nhìn thấy chân tơ kẽ tóc, lại nhìn không thấy một xe cỏ rác. Dân chúng không cảm nhận được ân đức của Ngài, đương nhiên muốn nói rằng Ngài keo kiệt. Đại Vương không dùng đạo đức để thống nhất thiên hạ, thì không phải không làm được mà là không muốn làm”.
Tuyên Vương hỏi: “Không muốn làm và làm không được có gì khác nhau chứ?”
Mạnh Tử nói: “Muốn một người ôm núi Thái Sơn nhảy qua biển Bắc, thì người này bảo: “Tôi làm không được”. Muốn một ông già bẻ một cành cây, người này cũng nói: “Ta làm không được”. Đây là không muốn làm chứ không phải làm không được. Đại Vương giờ không phải dạng người ôm núi Thái Sơn nhảy qua Bắc Hải, mà là thuộc dạng ông già bẻ cành cây. Thánh hiền xưa có thể vượt xa người bình thường, không có gì khác biệt, chỉ là giỏi việc phổ biến những tính tốt, những việc tốt của họ đó thôi”.
Mạnh Tử lại nói: “Nguyên nhân Đại Vương không muốn làm là bởi: dục vọng lớn nhất của Ngài bây giờ là muốn chinh phục thiên hạ, xưng Bá chư hầu, không đặt lợi ích của dân lên hàng đầu. Nhưng mà, nếu muốn dùng vũ lực để thỏa mãn dục vọng xưng Bá thiên hạ của mình, chẳng những không đạt được mục đích, ngược lại còn gây tai họa. Ngài suy nghĩ lại xem! Chẳng lẽ Ngài thật sự muốn phát động quân đội và tướng sỹ cả nước mạo hiểm sinh mạng, kết thù chuốc oán với các quốc gia khác, đem tai nạn đến cho dân chúng, như vậy trong lòng Ngài mới thấy thoải mái sao?”.
Tuyên Vương nói: “Không, làm sao ta làm như thế trong lòng mới thấy thoải mái chứ? Ta chẳng qua chỉ muốn thực hiện nguyện vọng lớn nhất trong lòng ta thôi. Ta không ngờ chuyện lại nghiêm trọng như thế, nghe Ngài nói ta mới hiểu ra”.
Mạnh Tử nói: “Lấy niềm vui của dân làm niềm vui, dân chúng cũng sẽ lấy niềm vui của Vua làm niềm vui; xem nỗi lo của dân như nỗi lo của chính mình, dân chúng cũng sẽ xem nỗi lo của Vua như nỗi lo của chính mình. Có thể cùng vui với thiên hạ, cùng lo với thiên hạ, làm được đến bước này rồi mà không thể thi hành đạo làm Vua và một nền chính trị nhân từ, quả thực là không được. Khiến cho người phương xa đến quy thuận, người ở gần được an cư lạc nghiệp, dân chúng trong thiên hạ đều ủng hộ Ngài, yêu quý Ngài, cục diện như thế chẳng lẽ Ngài lại không muốn sao?”.
Tuyên Vương nghe xong rất vui vẻ nói: “Chủ trương của Ngài không sai, ta không ngại thử làm một lần xem. Hy vọng Ngài có thể giúp đỡ ta đạt được mục đích”.
Mạnh Tử lấy cái tâm không đành lòng giết trâu của Tề Tuyên Vương, dẫn dắt từng bước, theo hướng trình bày về Đạo làm Vua, cuối cùng khiến cho Tuyên Vương vui vẻ tiếp thu. Tề Tuyên Vương buông bỏ ý đồ dùng vũ lực để chinh phục, mà lựa chọn một nền chính trị nhân từ, nước Tề dần dần lập lại an ninh và trật tự, trăm họ đều cảm phục ân đức của Mạnh Tử.
Mạnh Tử cùng với các chư hầu Vương Công kết giao đúng mực, biểu hiện cao độ tính nguyên tắc và khí tiết của mình, tất cả đều bắt nguồn từ tính chính trực, lòng nhân ái, biết trân quý sinh mệnh của ông. Trở về lại với lương tri và thiện niệm, người ta mới phân biệt được đúng sai, lựa chọn được con đường quang minh, mới hiểu được giá trị chân chính của cuộc sống.
Trí Chân
(Sưu tầm trên mạng)
仁者无敌
文: 智真
文: 智真
孟子,名轲,战国时邹国(现山东邹县)人,我国古代思想家和教育家,提出君子要有“浩然正气”、要“以德服人”、“仁者无敌于天下”。
孟子周游列国,在齐国时被拜为客卿。一次,齐宣王问孟子:“齐桓公、晋文公在春秋时代称霸的事情,您可以讲给我听听吗?”
孟子回答说:“我不想具体谈论齐桓公、晋文公称霸的事。大王如果一定要我说,那我就说说用道德来统一天下的王道吧。”
宣王问:“道德怎么样就可以统一天下了呢?”
孟子说:“一切为了让百姓安居乐业。这样去统一天下,就没有谁能够阻挡了。”
宣王说:“像我这样的人能够让百姓安居乐业吗?”
孟子说:“能够。”
宣王说:“凭什么知道我能够呢?”
孟子说:“我曾经听说一件事,说是大王您有一天坐在大殿上有人牵着牛从殿下走过,您看到了,便问:‘把牛牵到哪里去?’牵牛的人回答:‘准备杀了祭钟。’您便说:‘放了它吧!我不忍心看到它那害怕的发抖的样子,就象毫无罪过却被处死刑一样。’牵牛的人问:‘那就不祭钟了吗?’您说:‘怎么可以不祭钟呢?用羊来代替吧!’不知道有没有这件事?”
宣王说:“是有这件事。”
孟子说:“凭大王您有这样的仁心就可以统一天下了。老百姓听说这件事后都认为您是吝啬,我却知道您不是吝啬,而是因为不忍心。”
宣王说:“是,确实有老百姓这样认为。不过,我们齐国虽然不大,但我怎么会吝啬到舍不得一头牛的成度呢?我实在是不忍心才这样做的。”
孟子说:“大王也不要责怪老百姓认为您吝啬。他们只看到您用小的羊去代替大的牛,哪里知道其中的深意呢?何况,大王如果可怜无辜,那牛和羊又有什么区别呢?”
宣王说:“是啊,我也说不出所以然,但我决不是吝啬。老百姓这样认为,的确有他们的道理啊。”
孟子说:“没有关系。大王这种不忍心正是仁慈的表现,只因为您当时亲眼见到了牛而没有见到羊。您看到它活着,就不忍心伤害它。其实羊和牛一样是可怜的。”
孟子又接着说:“然而对于百姓而言,如今大王您的恩惠能够施及在禽兽身上,却偏偏不能够施及在百姓身上,为什么呢?好比您有能够举起三千斤的力量,却拿不起一根羽毛;视力能够看的到清秋天毫毛的末梢,却看不见摆在眼前的一车柴草。百姓感受不到您的恩泽,当然要说您吝啬了。大王您不用道德来统一天下,是不愿意做,而不是做不到。”
宣王说:“不愿意做和做不到有什么区别呢?”
孟子说:“要一个人把泰山夹在胳膊下跳过北海,这人告诉人说:‘我做不到。’这是真的做不到。要一个人为老年人折一根树枝,这人告诉人说:‘我做不到。’这是不愿意做,而不是做不到。大王现在不是属于把泰山夹在胳膊下跳过北海的一类,而是属于为老年人折树枝的一类。古代的圣贤之所以能远远超过一般人,没有别的什么,不过是善于推广他们的善行罢了。”
孟子继续说:“大王不想做的原因是:现在您的最大欲望是想征服天下,称霸诸侯,并没有把百姓的利益放在首位。但是,如果想用武力来满足自己称霸天下的欲望,不但达不到目地,相反会招致祸害。您考虑考虑吧!难道真要发动全国军队,将士冒着生命危险,去和别的国家结下仇怨,给百姓带来灾难,这样您的心里才痛快吗?”
宣王说:“不,我为什么这样做心里才痛快呢?我只不过想实现我心里的最大愿望啊。我没想到事情竟有这样严重,经您这么一说,我才明白了。”
孟子说:“以百姓之乐为乐的,百姓也会以君主之乐为乐;以百姓之忧为忧的,百姓也会以君主之忧为忧。能跟天下同乐,跟天下同忧,做到这步而不能施行王道仁政的,简直不可能。使远方的人来归附,近处的人们安居乐业,天下的百姓都拥护您爱戴您,这样的局面您难道不愿意吗?”
宣王听了很高兴的说:“您的主张不错,我不妨试它一试。希望您能辅佐我达到目地。”
孟子以齐宣王不忍一牛之心,循循善诱,向其阐述了王道,最终使其心悦诚服。齐宣王放弃了用武力征服,选择了仁政,齐国逐渐大治,百姓皆感孟子的恩德。
孟子在与诸侯王公交往中不卑不亢,表现出高度的原则性和气节,这一切源于他有仁者无畏的浩然正气,源于他有尊重生命、善待生命、仁爱生命的道德理念。我们中华民族正是因为有人们对真理的坚定信仰才得以延续至今,在历史的今天,复兴伟大的神传文化和破除邪恶的党文化有着更重要的意义。人们只有回归善念和复苏良知才能明辨是非,抛弃恶党,选择光明,才能懂的生命的真正价值之所在。
(網上搜查)