Trên bảng hiệu thường dùng từ “bệnh viện” nhưng người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…
Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng “nhà thương” không còn thích hợp nữa.
Một số “nhà thương” của SAIGON xưa:
Bệnh viện Chợ Quán 1974 Lễ khánh thành Trung Tâm Y Khoa Hàn-Việt ngày 2-3-1974 do Hàn Quốc giúp xây dựng.
Bệnh viện SAIGON – 1900s
Bệnh viện Từ Dũ mặt đường Hồng Thập Tự ( Nay là Nguyễn Thị Minh Khai )
Chợ Rẫy Hospital – Chợ Lớn / Sài Gòn 1965 – Photo by Michael Mittelmann
Bệnh viện Cơ Đốc, Ngã Tư Phú Nhuận góc Võ Tánh-Võ Di Nguy – Photo by Darryl Henley
Saigon 1966 : Station Hospital – Bệnh viện Hải Quân Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện KS Metropole
Lễ khánh thành Bệnh Viện Vì Dân Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện được thành lập vào ngày 04/09/1971 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân
Saigon 1965 – Bệnh viện Grall, nay là Nhi Đồng 2 Robert Gauthier’s Gallery,
Theo: dangnho
No comments:
Post a Comment