Lão Lưu và 3 người hàng xóm vô tình tìm thấy một vài con ve có sừng trên đầu. (Ảnh: Kknews)
Những con ve có sừng trên đầu
Vào một ngày đầu tháng 6, ông Lưu và 3 người hàng xóm của mình đến từ trấn Trượng Đình thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc lên núi hái thảo dược. Họ bất ngờ đào được một vài con ve có sừng trên đầu, thân và sừng trên đầu chúng màu vàng. 4 lão nông cảm thấy bất ngờ, họ cho rằng mình đã tìm thấy đông trùng hạ thảo nên rất vui mừng. Sau khi bàn bạc, họ quyết định sẽ đem chúng về nhà.
Mọi người trong trấn đã kéo tới rất đông để quan sát thứ mà lão Lưu và những người khác tìm thấy. Theo lời ông Lưu, một trong số 3 người kia đã phát hiện ra con ve kỳ lạ đó. Khi đó, họ đang tìm thảo dược cạnh một rừng trúc. Người hàng xóm kia đã tìm thấy những con ve kia trong rừng trúc đó. Tổng cộng họ đã đào được 5 con ve có sừng trên đầu.
Ông Lưu còn định dùng những con ve này để nấu súp bồi bổ sức khỏe. Thế nhưng, những người hàng xóm đã khuyên ông nên tìm chuyên gia hoặc bác sĩ kiểm tra chúng trước khi ăn. Ông Lưu và những người bạn của mình đã liên hệ với một chuyên gia về thuốc y học cổ truyền. Theo vị chuyên gia này, những con ve có sừng trên đầu mà họ tìm thấy được gọi là đông trùng hạ thảo ve sầu. Chúng rất hiếm và thường chỉ tìm thấy trong tự nhiên. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng cảnh báo họ: "Tôi khuyên các anh tuyệt đối không được ăn bởi chỉ cần một sai một ly là đi một dặm, nặng là mất tính mạng như chơi đấy."
Vị chuyên gia cho biết những con ve có sừng trên đầu này là đông trùng hạ thảo ve sầu. (Ảnh: Kknews)
Vậy đông trùng hạ thảo ve sầu là gì? Chúng có thực sự có tác dụng giống như đông trùng hạ thảo không?
Con ve có sừng trên đầu có tốt cho sức khỏe không?
Như đã nêu ở trên, trong Đông y, con ve có sừng trên đầu được gọi là đông trùng hạ thảo ve sầu. Chúng được hình thành từ sự kết hợp giữa ấu trùng của ve sầu và bào tử nấm kí sinh. Những con ve một năm chỉ chui lên mặt đất một lần để tìm kiếm bạn đời và sinh sản. Các bào tử nấm lợi dụng thời điểm này để kí sinh trên người ấu trùng. Khi mùa đông đến, các con ve quay lại mặt đất để ngủ đông. Các bào tử nấm phát triển lúc này và hút hết các chất dinh dưỡng của ve để trưởng thành. Hè tới, trùng thảo sẽ hình thành từ quá trình kí sinh và phát triển của bào tử nấm trong ấu trùng.
Khi những con ve lên mặt đất để sinh sản thì tế bào nấm ký sinh trên người chúng. (Ảnh: Kknews)
Đặc biệt, những con ve sầu mọc sừng nhìn rất bắt mắt giống trùng hạ.
Vào tháng 3-4 hàng năm, khi nhiệt độ tăng lên 18-24 °C và độ ẩm tương đối cao hơn 90%. Lúc này nhộng ve sầu có thể bị bào tử nấm lây nhiễm và ký sinh. Các bào tử nấm sẽ bám và nảy mầm trên bề mặt của ấu trùng. Sau đó chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể của ấu trùng ve để hút chất dinh dưỡng. Bào tử nấm sẽ sinh trưởng trong khoảng 1 năm trên xác ve sầu.
Thông thường vào tháng 5 đến tháng 7 của mùa hè năm sau quả thể nấm (phần cây) sẽ mọc ra trên xác nhộng ve sầu.
Vào tháng 5 đến tháng 7 của mùa hè năm sau quả thể nấm (phần cây) sẽ mọc ra trên xác nhộng ve sầu. (Ảnh: Kknews)
Thế nhưng, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đông trùng hạ thảo ve sầu có thể gây ngộ độc, thậm chí là chết người. Tùy theo loại nấm ký sinh trên vật chủ là nấm có lợi cho sức khỏe con người hay nấm độc. Việc người dân lầm tưởng nấm mọc từ ấu trùng ve sầu là đông trùng hạ thảo là hết sức nguy hiểm.
Đặc điểm của đông trùng hạ thảo ve sầu gây độc là có hình dáng giống như nhung hươu màu đỏ thẫm, trên đầu mọc ra từ 1 đến 5 cọng trùng thảo, phần thân nấm phình ra. Thân ve có thể đổi thành màu trắng, sờ vào mềm xốp. Nếu ăn nhầm, nạn nhân có thể bị ngộ độc nhẹ có thể gây ra tình trạng nôn ói, đi cầu lỏng, nặng hơn có thể gây tổn gan, thận, thần kinh gây hôn mê và nặng nhất có thể gây tử vong.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân khi gặp những con ve sầu mọc sừng không nên ăn để phòng tránh ngộ độc. (Ảnh: Kknews)
Về điều trị, ngộ độc nấm sau ăn xác ve sầu không có thuốc giải độc đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ những triệu chứng bệnh nhân mắc phải. Do đó các chuyên gia cảnh báo, người dân khi gặp những con ve sầu mọc sừng, để tránh nhầm lẫn là thức ăn bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo thì không nên ăn.
Nguyệt Phạm / Theo: PNVN
Note: Ở Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, loại Kim Thiền Hoa (金蝉花) này rất quý và là một loại thảo dược. (LKH)
Link tham khảo: