Tuesday, December 19, 2023

HAI KỲ NHÂN THỜI CỔ ĐẠI TRUNG QUỐC

Trong lịch sử ghi chép Trung Quốc từng xuất hiện hai con người kỳ lạ mà đến nay có lẽ vẫn chưa ai vượt qua được kỷ lục của họ.


Thế giới rộng lớn, không gì là không thể xảy ra. Từ xưa đến nay, trên thế giới đã xuất hiện không ít những kỳ nhân dị sĩ, họ đều có một năng lực đặc biệt hoặc điểm gì đó hơn người ở một lĩnh vực nào đó, người khác chỉ có thể ngưỡng mộ cũng không thể nào đạt được tới cảnh giới như họ. Thời Tam Quốc có Đại Thần Gia Cát Lượng, vận dụng thuật độn giáp đã mượn gió đông để đánh thắng quân Tào. Mãnh tướng số một thời Tùy Đường Lý Nguyên Bá thành trì sa trường không ai có thể địch nổi, kết quả lại chết bởi sấm sét. Đạo sĩ truyền kỳ Trương Tam Phong hành tung phiêu bạt bất định, ngay cả hoàng đế cũng không tìm được ông.

Cho dù là sự tích về Gia Cát Lượng, Lý Nguyên Bá hay là Trương Tam Phong hoặc là nhân vật hư cấu, hoặc là được người đời sau thần thánh hóa, trong chính sử không hề tìm thấy ghi chép nào chính xác đáng tin, chỉ là câu chuyện phiếm lúc rảnh rỗi của người đời mà thôi. Thế nhưng, trong thời cổ đại Trung Quốc lại có hai vị kỳ nhân, một người có chiều cao hơn 3 mét, cao hơn cả vận động viên Diêu Minh nổi tiếng của Trung Quốc. Người còn lại thì càng khó tin, sống tới hơn 400 tuổi mới qua đời. Những tư liệu ghi chép về hai người này không phải là không có căn cứ.

Chiêm Thế Sai ở các nước phương Tây

Đầu tiên là người khổng lồ cao hơn 3 mét. Ông tên là Chiêm Thế Sai, sinh năm 1841 (khoảng thời gian trị vì của vua Đạo Quang của triều Thanh), quê quán Vụ Nguyên, Giang Tây, Trung Quốc. Trong “Vụ Nguyên huyện chí” có ghi chép về sự tích của Chiêm Thế Sai và gia đình ông, gia tộc ông sở hữu gens về chiều cao vượt trội, cha ông là Chiêm Chân Trọng vì quá cao nên đã rất nổi tiếng trong vùng, hàng xóm xung quanh đặt biệt danh cho ông là “Hồng Quan Trường Nhân”. Trong huyện chí có viết: “Hồng Quan Trường Nhân, thân cao tám tấc”.

Những ai đọc nhiều về lịch sử thời Tam Quốc có lẽ khi nghe tới bốn chữ “thân cao tám tấc” thì đương nhiên sẽ nghĩ ngay tới Quan Vũ, Trương Phi,… vì họ đều được miêu tả dáng người như vậy. Nhưng ở đây cần phải giải thích một chút, mỗi một triều đại đều có độ dài về tấc khác nhau, thậm chí có sự chênh lệch rất lớn. Một tấc thời Tam Quốc bằng khoảng 24cm, 8 tấc thì tương đương khoảng 1m90, còn 1 tấc của triều Thanh thì bằng khoảng 31cm, tính sơ sơ thì phụ thân của Chiêm Thế Sai cao khoảng 2m40, nếu vận động viên Diêu Minh đứng cạnh ông thì cũng vẫn kém hơn một chút.


Trong gia đình, Chiêm Thế Sai là con thứ tư, anh trai ông cũng tương đương với cha ông, cũng hơn 8 tấc, còn Chiêm Thế Sai thì hơn hẳn, hơn 1 tuổi đã cao khoảng 1m, gần bằng với một đứa trẻ 5 tuổi. Sau khi trưởng thành, vì một cơ duyên mà vô tình gặp được một vị thương nhân người Anh, người đó nhìn thấy ông lần đầu tiên đã phát hiện ra ngay cơ hội kinh doanh, đưa ông tới Anh, khoác lên mình đủ loại trang phục để cho người khác ngắm, một ngày kiếm được lợi nhuận rất cao. Sau này, Chiêm Thế Sai luôn sống ở nước Anh, đồng thời còn lấy một cô vợ tóc vàng mắt xanh xinh đẹp làm vợ.

***

Người thứ hai là Trần Tuấn còn lợi hại hơn. Ông là người huyện Vĩnh Thái, Phúc Kiến, Trung Quốc. Theo ghi chép trong “Vĩnh Thái huyện chí”, Trần Tuấn sinh ra vào cuối triều Đường (năm 881), từ nhỏ đã theo ông nội học y thuật, thường xuyên chữa bệnh cho người dân trong làng, có danh tiếng chữa bệnh rất tốt. Trần Tuấn rất giỏi các thuật dưỡng sinh, tố chất cơ thể cũng hơn người thường, ở tuổi 100 vẫn đi đứng vững vàng, sắc mặt hồng hào, trông như người chỉ mới khoảng 30 - 40 tuổi.


Sau khi cháu trai qua đời, Trần Tuấn vẫn còn sống, chắt ông qua đời, ông vẫn còn sống, đến nỗi “con cháu chẳng còn ai, người trong làng thay phiên nhau chăm sóc”. Nhưng dù gì cũng là người trần mắt thịt, cùng với sự gia tăng tuổi tác, cơ thể của Trần Tuấn cũng ngày một teo lại, so với những đứa trẻ mới chỉ vài tuổi, người trong thôn đều tôn ông làm “Tiểu Bành Tổ”, thay phiên nhau đón ông về nhà chăm sóc. Mãi cho đến đầu thế kỷ 14, Trần Tuấn khi ấy đã hơn 400 tuổi qua đời.


Sau khi ông mất, người dân địa phương thờ cúng ông trong một ngôi miếu trong thôn. Tấm bia gỗ khắc tên ông vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay.

Vũ Phong / Theo: Thương Hiệu và Pháp Luật
Link tham khảo: