Cổ nhân giảng: “Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ; quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt”, ý nói rằng, tình cảm giao hảo của những người bạn quân tử nhạt nhẽo như nước lã, tình cảm giao hảo của kẻ tiểu nhân lại ngọt ngào như rượu nồng. Tình cảm của những người bạn quân tử tuy nhạt nhẽo nhưng lâu dài thân thiết, tình cảm của kẻ tiểu nhân tuy ngọt ngào, vồ vập nhưng lại dễ dàng dẫn đến tuyệt giao.
Kết giao với kẻ tiểu nhân cũng đồng nghĩa với việc bạn đang chuẩn bị phải chấm dứt mối quan hệ, vì họ sẽ lợi dụng sự tin tưởng và lòng tốt của bạn để tấn công bạn một cách bất ngờ. Nếu có ba loại “người nhiệt tình” này xuất hiện xung quanh bạn, rất có thể họ chính là kẻ tiểu nhân đến hãm hại bạn.
1. Người đến gần bạn và nhắc về quá khứ thường chỉ vì lợi ích cá nhân
Trên đường đời, chúng ta sẽ gặp nhiều người, nhưng phần lớn chúng ta sẽ dần dần lãng quên và không tiếp tục duy trì mối quan hệ nữa. Do thời gian và sức lực có hạn, chúng ta không thể đưa tất cả mọi người xung quanh bước vào cuộc sống của mình. Tuy nhiên, có những người mà nếu bạn không để ý đến họ, họ sẽ tự mình tiếp cận bạn, nói về quá khứ, nhắc đến những cuộc gặp gỡ và những buổi nhậu, và rồi mối quan hệ dần trở thành họ hàng xa. Lần đầu thì mới mẻ, lần thứ hai thì quen thuộc. Nếu cứ duy trì như vậy thì có thể dễ dàng bị người khác lợi dụng.
Vào thời nhà Nguyên, có một người tên là Phạm Mạnh, từ nhỏ đã muốn làm quan nhưng không có cách nào để đạt được. Sau bao khó khăn, ông đã được làm quan Ngự Sử, nhưng vì không thể làm tốt công việc của mình nên bị giáng chức xuống làm quan huyện.
Một lần tình cờ, Phạm Mạng biết được một người bạn cũ đã được bổ nhiệm làm quan Ngự Sử ở Hà Nam. Ông nhanh chóng tận dụng cơ hội này để kết nối với người bạn này và sau đó được thăng chức lên làm Duyện Sử ở Hà Nam.
Mặc dù có vị trí tốt, nhưng Phạm Mạng vẫn không hài lòng, ông liên minh với những người khác, giả mạo vua truyền thánh chỉ để hãm hại một số quan chức ở Hà Nam. Người bạn cũ đã bổ nhiệm ông cũng bị ảnh hưởng bởi việc này.
Trong cuộc sống xã hội, những người mà bạn đã lâu không liên lạc thì không nên kết nối lại nữa. Nếu không thể tránh khỏi việc liên lạc, hãy xem xét tính cách của họ, thường là họ sẽ mang theo tư lợi hoặc có ý định gì đó đối với người khác. Đừng mù quáng mà nhận định mối quan hệ với họ như là họ hàng. Đến một độ tuổi nào đó, cần phải giảm bớt số lượng người quen để tránh rủi ro, chỉ nên kết giao với những người thực sự đáng tin tưởng.
Nguồn: pinterest
2. Những người chủ động tặng quà mà không có lý do thường đang ẩn giấu một mục đích khác
Những người tỏ ra niềm nở quá mức thường sẽ che giấu một mục đích khác. Biểu hiện của họ là hối lộ, tham nhũng, làm giàu bất chính,… Những người có con mắt tinh tường đều biết rằng sự nhiệt tình như vậy là một thảm họa. Tiếc thay, hiện nay có rất nhiều người đang bị lòng tham của mình thao túng.
Trong thời kỳ nhà Thanh, có nhiều người xu nịnh một nhân vật nổi tiếng tên là Hòa Thân, trong số đó có Tô Lăng A. Hắn liên tục biếu quà cho Hòa Thân, thậm chí còn mang đến cho ông một bức tranh phong thủy quý giá. Do đó, Hòa Thân đã liên tục tiến cử Tô Lăng A trước mặt Hoàng đế, về sau Tô Lăng A làm tới Binh bộ, Hộ bộ, Công bộ thị lang (Thị lang tương đương chức thứ trưởng hiện nay). Dưới sự nâng đỡ của Hòa Thân, Tô Lăng A còn được thăng lên làm Đại học sĩ kiêm chức Hình bộ thượng thư (tương đương với chức bộ trưởng của Bộ công an, kiểm soát và tư pháp).
Khi vua Càn Long thoái vị và truyền ngôi cho Gia Khánh, ông đã tổ chức một bữa tiệc lớn, Tô Lăng A cũng tham gia. Khi nâng cốc chúc mừng, Tô Lăng A nói với Hòa Thân: “Chúc phúc Hoàng thượng vạn vạn tuế”. Ông đã xem Hòa Thân như Hoàng đế Gia Khánh, khiến Hoàng đế phẫn nộ, Hòa Thân hoảng sợ đến mức mồ hôi chảy ròng ròng. Sau này nhà cửa của Hòa Thân bị lục soát, nguyên nhân ít nhiều cũng có liên quan đến sự kiện này.
Cần lưu ý rằng, những người luôn mang lại lợi ích cho bạn đa phần là những người đang lên kế hoạch hại bạn. Khi bạn nhận tiền của họ, chẳng khác nào bạn đang cầm một cục khoai nóng. Hãy nhớ rằng, chỉ cần bạn nhận quà của họ, khi họ phạm sai lầm nào đó, bạn cũng sẽ bị liên lụy. Vì vậy đừng để họ trói buộc cuộc sống của bạn.
Nguồn: pinterest
3. Những người cố gắng hết sức để tâng bốc bạn, thường là những người muốn làm cho bạn không nhận biết rõ sự thật về bản thân mình
Nhà văn Vương Sóc đã nói: “Tôi cũng không nghĩ việc nịnh bợ và kỳ vọng quá mức có lợi ích gì cho một người trẻ. Điều này có vẻ như là ép buộc một người yếu đuối phải đảm nhận trách nhiệm nặng nề, kết quả tốt nhất cũng chỉ là tạo ra một đám người tham vọng và tự phụ.”
Những người hết lời khen ngợi bạn không thực sự nhìn thấy khả năng của bạn, cũng không phải để hướng dẫn bạn hướng đến những điều tốt đẹp, mà có thể là họ chỉ đang nịnh bợ bạn mà thôi.
4. Làm thế nào để đối mặt với những người nhiệt tình thái quá?
Như Gibran đã nói: “Lý trí và lòng nhiệt tình của bạn là bánh lái và cánh buồm cho tâm hồn chèo thuyền của bạn.” Sống cần có đam mê, nhưng càng cần có lý trí. Khi hai yếu tố này kết hợp, bạn sẽ nhận ra rằng hướng đi của mình rõ ràng, tốc độ tiến về phía trước ổn định và bạn có thể tự điều chỉnh bất cứ lúc nào.
Sự nhiệt tình quá mức giống như một quả cầu lửa. Chỉ khi điều chỉnh nhiệt độ và sự lạnh nhạt phù hợp, bạn mới có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Trong xã hội, chúng ta không thể tránh khỏi việc giao tiếp với người khác, nhưng chắc chắn phải giữ khoảng cách cho mình và biết cách kiểm soát sự nhiệt tình của mình.
Lan Chi biên dịch
Nguồn: Aboluowang (Vương Hòa)
No comments:
Post a Comment