Bonsai là gì?
Bonsai (tiếng Nhật: 盆栽: bồn tài, nghĩa là “cây con trồng trong chậu”) hay còn gọi dân dã là Chậu kiểng hay chậu cây kiểng. Là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh.
Ở Trung Quốc nó được gọi là(盆景:Pénjǐng: bồn cảnh. Là loại cây cảnh trồng trong bồn, chậu và có nét như một cây cổ thụ thu nhỏ. Nhưng bồn cảnh lại mang ý nghĩa rộng hơn bồn tài. Bồn cảnh còn có thêm cảnh vật ở trong chậu với 2 chữ 盆 (pén): chậu và 景(jǐng): cảnh quan. Ở Việt Nam thường gọi là hòn non bộ.
Sự khác nhau của bonsai Nhật Bản và Trung Quốc nằm ở thẩm mỹ, địa lý, các loại nguyên liệu. Bồn cảnh không chỉ thể hiện được những nét đẹp tỉ mỉ của cây cảnh mà còn chú trọng về tổng thể xung quanh. Tái hiện lại một khung cảnh thiên nhiên có hồn, tinh tế nhưng hết sức hài hòa. Điều này cũng thể hiện phong cách thẩm mỹ của người Trung Hoa xưa. Một vẻ đẹp tinh tế, hài hòa tạo nên một bức tranh sơn thủy. Thể hiện ước mơ được hòa hợp cùng thiên nhiên, đất trời của người Trung Hoa.
Lịch sử hình thành
Bồn cảnh là nghệ thuật truyền thống của Trung Hoa, đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm.
Theo truyền thuyết
Nghệ thuật bồn cảnh xuất hiện từ thời kỳ đầu của nhà Hán (khoảng năm 206 TCN đến năm 220). Một trong những truyền thuyết của Trung Quốc cho rằng vào thời này, có vị hoàng đế đã tạo ra phong cảnh trong sân vườn của ông với núi đồi, thung lũng, sông hồ, cây cối. Nơi này miêu tả cho cảnh vật trong đế quốc của ông. Và ông có thể ngắm toàn bộ “vương quốc” thu nhỏ của mình qua khung cửa sổ. Đây chính là truyền thuyết nói về nghệ thuật tạo hình cây cối, nhà cửa, con người, thú vật ở Trung Quốc.
Còn nói về bonsai, có truyền thuyết cho rằng vào triều đại nhà Tần (năm 221 TCN đến năm 226 TCN), Đào Uyên Minh (còn gọi là Đào Tiềm) là một nhà thơ nổi tiếng và là quan chức có vị trí cao trong xã hội. Ông đã mệt mỏi với công việc triều chính, về ở ẩn tại một nơi hoang vắng và thanh tĩnh. Tại đây ông bắt đầu trồng cây hoa cúc vào trong chậu. Đây là bước khởi đầu của việc trồng cây trong chậu.
Lịch sử phát triển
Vào triều đại nhà Nguyên (từ năm 1280 đến năm 1368), những vị bộ trưởng và thương gia người Nhật đã đưa những cây bonsai từ Trung Quốc về Nhật Bản, xem nó như là những món quà tặng.
Đây cũng thời kỳ, nghệ thuật bồn cảnh rất phát triển với những chậu cây to, chứ không chỉ còn là những chậu cảnh nhỏ để trong phòng nữa.
Cuối triều đại nhà Minh, một vị quan Trung Quốc, vì không chịu được luật lệ hà khắc đã bỏ trốn sang Nhật. Khi đi ông đã mang theo toàn bộ tuyển tập cây cảnh. Ông đã góp phần quảng bá nghệ thuật cây cảnh ở Nhật Bản. Thời ấy Nhật Bản đã tạo ra một cách riêng trong việc trồng bonsai. Đây là một nghệ thuật dành cho giới quý tộc, đó là giới samurai.
Cuối thế kỉ 20, nghệ thuật bonsai đã phát triển đến giai đoạn phổ thông trên khắp thế giới.
Vẻ đẹp của Bonsai
Khi bàn đến vẻ đẹp của nghệ thuật Bonsai, không có tiêu chuẩn nào quy định. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của người xem.
Tạo nên một chậu cây cảnh đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ như kiểu dáng chậu khác nhau cũng đem đến những cảm nhận khác nhau. Vật liệu chế tạo khác nhau, địa điểm đặt khác nhau v.v. cũng đều đem đến những hiệu quả thị giác hoàn toàn khác nhau.
Mỗi chậu cây cảnh đều mang vẻ đẹp phóng khoáng của tự nhiên kết hợp với nghệ thuật tinh tế, uyển chuyển. Khi thưởng thức mỗi chậu cây cảnh, chúng ta phải hiểu được vẻ đẹp khoáng đạt của tự nhiên. Ý nghĩa nội hàm, tình cảm cũng như thủ pháp của người nghệ nhân. Đối với người nghệ nhân mà nói, tác phẩm giống như một tấm gương sáng phản chiếu tâm hồn người. Điều đó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật “thiên nhân hợp nhất”, “tri hành hợp nhất” của cổ nhân.
Bên cạnh đó, qua bàn tay nghệ nhân, chậu cảnh còn thể hiện ra những góc độ, tư thái, cảnh sắc đẹp nhất của bản thân hướng đến người xem. Ngay cả với những người không yêu thích, hay những người không có những kiến thức cơ bản cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên, sức sống mãnh liệt ở nó.
Giá trị của Bonsai
Mỹ học truyền thống Trung Hoa coi trọng sự hài hòa, thống nhất. Thiên, địa, nhân, nghệ thuật, hành vi, tư tưởng đạo đức v.v. Tất cả đều dung hòa làm một. Đó mới là vẻ đẹp chân chính. Điều này cũng thể hiện ra trong nghệ thuật tạo bồn cảnh Trung Hoa. Mỗi chậu cây không chỉ mang các giá trị thẩm mỹ cao. Mà còn mang đến những giá trị tinh thần sâu sắc, nhân văn. Sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong mọi điều kiện hoàn cảnh khó khăn.
Nguồn: chinesrd (中文路)