Kỳ thực, ở thời cổ đại, khi con người và phong khí xã hội còn thuần phác, thiện lương thì những người được gọi là “thằng hề con hát” cũng thể hiện phẩm cách cao thượng, yêu nước thương dân như ai.
1. Ưu Mạnh
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, phần nhiều dân thường chỉ có tên chưa có họ, người ta lấy nghề nghiệp đặt trước tên để gọi. “Ưu” là từ để chỉ những người hành nghề giải trí, thông thường họ có ngoại hình kỳ dị, kèm theo đó là khả năng ca hát, hoạt ngôn.
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, phần nhiều dân thường chỉ có tên chưa có họ, người ta lấy nghề nghiệp đặt trước tên để gọi. “Ưu” là từ để chỉ những người hành nghề giải trí, thông thường họ có ngoại hình kỳ dị, kèm theo đó là khả năng ca hát, hoạt ngôn.
Ưu Mạnh là nhạc sư, kép hát ở nước Sở; mình cao tám thước, giỏi biện bác; thường dùng lời nói bông đùa để tỏ ý can ngăn. Sở Trang Vương có con ngựa yêu, cho mặc áo gấm, trú dưới mái nhà có chạm trổ, đứng trên giường không có màn, cho ăn táo khô. Con ngựa mắc bệnh béo mà chết. Nhà vua sai quần thần để tang, muốn dùng quan quách khâm liệm chôn theo lễ đại phu. Những người xung quanh can ngăn là không nên. Nhà vua ra lệnh:
- Ai dám can ngăn về việc ngựa thì chịu tội chết.
Ưu Mạnh nghe vậy, bèn vào cửa điện ngẩng đầu lên trời, khóc rống. Nhà vua kinh ngạc hỏi vì sao.
Ưu Mạnh nói:
- Con ngựa là vật nhà vua yêu. Một nước đường đường như nước Sở làm cái gì chẳng được mà lại phải chôn theo lễ đại phu, như thế thì quá bạc. Xin chôn theo lễ nhà vua.
Nhà vua nói:
- Chôn như thế nào?
Ưu Mạnh nói:
- Xin đẽo ngọc để làm áo quan, lấy gỗ tử có vân để làm quách, lấy gỗ biền, gỗ phong, gỗ dự chương để ở ngoài áo quan, sai quân sĩ mang áo giáp đào huyệt ở ngoài, những người già yếu gánh đất, nước Tề, nước Triệu đứng tế ở trước, nước Hàn, nước Ngụy hộ vệ mặt sau, lập miếu thờ, dùng cỗ thái lao để tế, phong ấp vạn hộ. Chư hầu nghe vậy sẽ đều biết được nhà vua coi rẻ người mà quý ngựa.
Nhà vua nói:
- Quả nhân sai lầm đến thế à? Bây giờ nên làm thế nao?
Mạnh nói:
- Xin đại vương chôn như chôn súc vật. Lấy bếp để làm quách, lấy vạc đồng để làm quan tài, thêm vào gừng để cho thơm, đặt trên mâm cỗ mộc lan, lấy gạo nếp để tế, cho mặc áo lửa để chôn vào trong bụng người ta.
Nhà vua bèn sai người giao ngựa cho viên quan lại coi việc bếp núc, không khiến thiên hạ nói đến việc chôn ngựa nữa.
Lại nói, tướng quốc nước Sở là Tôn Thúc Ngao biết Ưu Mạnh là người hiền nên chơi thân với Mạnh. Đến khi mắc bệnh sắp chết, Ngao trăng trối lại với con rằng:
- Ta chết, con thế nào cũng nghèo khổ. Khi đó con hãy đến gặp bác Ưu Mạnh nói rằng con là con ông Tôn Thúc Ngao.
Được mấy năm, người con nghèo khổ đi gánh củi, gặp Ưu Mạnh bèn nói:
- Con là con ông Tôn Thúc Ngao. Khi cha con sắp chết có trăng trối lại rằng, nếu con nghèo khổ thì sẽ tìm đến bác.
Ưu Mạnh nói:
- Cậu chớ có đi đâu xa.
Bèn làm áo mũ của Tôn Thúc Ngao, lại bắt chước cử chỉ lời nói. Được hơn một năm ròng thì y như Tôn Thúc Ngao. Sở Trang Vương đặt tiệc rượu, Ưu Mạnh tiến ra chúc thọ, Trang Vương kinh hãi, cho là Thúc Ngao nhập hồn, muốn cho làm tướng quốc. Ưu Mạnh nói:
- Xin cho thần về bàn với vợ, ba hôm nữa sẽ làm tướng quốc.
Trang Vương bằng lòng. Ba hôm sau Ưu Mạnh lại đến. Nhà vua nói:
- Vợ khanh nói thế nào?
Ưu Mạnh đáp:
- Vợ thần bảo chớ có làm tể tướng nước Sở! Đấy như Tôn Thúc Ngao làm tể tướng nước Sở, thờ nước Sở hết sức trung thành và liêm khiết, nhờ vậy vua Sở được làm bá. Nhưng nay chết rồi, người con không có đất cắm dùi, nghèo khổ, gánh củi để kiếm ăn. Nếu làm như Tôn Thúc Ngao thì không bằng tự sát cho rồi.
Trang Vương tỉnh ngộ, cảm tạ Ưu Mạnh và gọi con của Tôn Thúc Ngao ra phong cho đất Tẩm Khâu có bốn trăm hộ để lo việc tế tự. Đến mười đời sau, đất phong cũng không mất.Ưu Chiên
2. Ưu Chiên
Đến khi Tần Nhị Thế lên ngôi lại muốn sơn thành. Ưu Chiên nói:
- Hay quá. Chúa thượng tuy không nói, nhưng thần cũng đã muốn xin điều đó. Sơn thành tuy làm trăm họ khổ sở và tốn kém, nhưng đẹp làm sao! Thành sơn láng bóng, giặc đến không sao trèo lên được. Chỉ có điều, sơn xong thì phải phơi dưới bóng râm, giờ không biết tìm đâu ra tường thành lớn hơn nữa để che.
Tần Nhị Thế cười mà bỏ việc đó. Chẳng bao lâu sau nhà Tần diệt vong. Ưu Chiên sống trong thời Hán được mấy năm thì mất.
- Ai dám can ngăn về việc ngựa thì chịu tội chết.
Ưu Mạnh nghe vậy, bèn vào cửa điện ngẩng đầu lên trời, khóc rống. Nhà vua kinh ngạc hỏi vì sao.
Ưu Mạnh nói:
- Con ngựa là vật nhà vua yêu. Một nước đường đường như nước Sở làm cái gì chẳng được mà lại phải chôn theo lễ đại phu, như thế thì quá bạc. Xin chôn theo lễ nhà vua.
Nhà vua nói:
- Chôn như thế nào?
Ưu Mạnh nói:
- Xin đẽo ngọc để làm áo quan, lấy gỗ tử có vân để làm quách, lấy gỗ biền, gỗ phong, gỗ dự chương để ở ngoài áo quan, sai quân sĩ mang áo giáp đào huyệt ở ngoài, những người già yếu gánh đất, nước Tề, nước Triệu đứng tế ở trước, nước Hàn, nước Ngụy hộ vệ mặt sau, lập miếu thờ, dùng cỗ thái lao để tế, phong ấp vạn hộ. Chư hầu nghe vậy sẽ đều biết được nhà vua coi rẻ người mà quý ngựa.
Nhà vua nói:
- Quả nhân sai lầm đến thế à? Bây giờ nên làm thế nao?
Mạnh nói:
- Xin đại vương chôn như chôn súc vật. Lấy bếp để làm quách, lấy vạc đồng để làm quan tài, thêm vào gừng để cho thơm, đặt trên mâm cỗ mộc lan, lấy gạo nếp để tế, cho mặc áo lửa để chôn vào trong bụng người ta.
Nhà vua bèn sai người giao ngựa cho viên quan lại coi việc bếp núc, không khiến thiên hạ nói đến việc chôn ngựa nữa.
Lại nói, tướng quốc nước Sở là Tôn Thúc Ngao biết Ưu Mạnh là người hiền nên chơi thân với Mạnh. Đến khi mắc bệnh sắp chết, Ngao trăng trối lại với con rằng:
- Ta chết, con thế nào cũng nghèo khổ. Khi đó con hãy đến gặp bác Ưu Mạnh nói rằng con là con ông Tôn Thúc Ngao.
Được mấy năm, người con nghèo khổ đi gánh củi, gặp Ưu Mạnh bèn nói:
- Con là con ông Tôn Thúc Ngao. Khi cha con sắp chết có trăng trối lại rằng, nếu con nghèo khổ thì sẽ tìm đến bác.
Ưu Mạnh nói:
- Cậu chớ có đi đâu xa.
Bèn làm áo mũ của Tôn Thúc Ngao, lại bắt chước cử chỉ lời nói. Được hơn một năm ròng thì y như Tôn Thúc Ngao. Sở Trang Vương đặt tiệc rượu, Ưu Mạnh tiến ra chúc thọ, Trang Vương kinh hãi, cho là Thúc Ngao nhập hồn, muốn cho làm tướng quốc. Ưu Mạnh nói:
- Xin cho thần về bàn với vợ, ba hôm nữa sẽ làm tướng quốc.
Trang Vương bằng lòng. Ba hôm sau Ưu Mạnh lại đến. Nhà vua nói:
- Vợ khanh nói thế nào?
Ưu Mạnh đáp:
- Vợ thần bảo chớ có làm tể tướng nước Sở! Đấy như Tôn Thúc Ngao làm tể tướng nước Sở, thờ nước Sở hết sức trung thành và liêm khiết, nhờ vậy vua Sở được làm bá. Nhưng nay chết rồi, người con không có đất cắm dùi, nghèo khổ, gánh củi để kiếm ăn. Nếu làm như Tôn Thúc Ngao thì không bằng tự sát cho rồi.
Trang Vương tỉnh ngộ, cảm tạ Ưu Mạnh và gọi con của Tôn Thúc Ngao ra phong cho đất Tẩm Khâu có bốn trăm hộ để lo việc tế tự. Đến mười đời sau, đất phong cũng không mất.Ưu Chiên
2. Ưu Chiên
Ưu Chiên là kép hát ở nước Tần, người lùn, giỏi cách bông đùa, mà lại có đạo nghĩa.
Bữa ấy, Tần Thủy Hoàng mở tiệc rượu, bỗng gặp trời mưa to. Những vệ sĩ đứng hầu ngoài thềm đều bị ướt và lạnh. Ưu Chiên thấy thế thương tình, bảo họ rằng:
- Các anh có muốn nghỉ hay không?
Bọn họ đáp:
- Được thế thì may lắm.
Ưu Chiên dặn:
- Khi nào tôi gọi thì các anh phải “có” ngay.
Được một lát, ở trên điện hô “vạn tuế”. Ưu Chiên đến lan can hô lớn:
- Các vệ sĩ!
Đám vệ sĩ đáp:
- Có!
Ưu Chiên nói:
- Các ngươi cao lớn có ích gì, chỉ tổ đứng ngoài trời bị mắc mưa. Ta đây tuy lùn thấp nhưng được ở trong nhà nghỉ ngơi.
Tần Thủy Hoàng nghe vậy, bèn cho những vệ sĩ chia làm đôi, thay phiên nhau nghỉ ngơi đứng hầu.
Lại nói, Thủy Hoàng thường bàn mở rộng vườn của nhà vua phía Đông đến cửa ải Hàm Cốc, phía Tây đến đất Ung, đất Trần Thương.
Ưu Chiên nói:
- Hay lắm! Cứ thả nhiều cầm thú vào đấy. Nếu kẻ cướp từ phương Đông đến thì chỉ sai hươu nai húc chúng cũng đủ.
Tần Thủy Hoàng vì vậy thôi không làm nữa.
Bữa ấy, Tần Thủy Hoàng mở tiệc rượu, bỗng gặp trời mưa to. Những vệ sĩ đứng hầu ngoài thềm đều bị ướt và lạnh. Ưu Chiên thấy thế thương tình, bảo họ rằng:
- Các anh có muốn nghỉ hay không?
Bọn họ đáp:
- Được thế thì may lắm.
Ưu Chiên dặn:
- Khi nào tôi gọi thì các anh phải “có” ngay.
Được một lát, ở trên điện hô “vạn tuế”. Ưu Chiên đến lan can hô lớn:
- Các vệ sĩ!
Đám vệ sĩ đáp:
- Có!
Ưu Chiên nói:
- Các ngươi cao lớn có ích gì, chỉ tổ đứng ngoài trời bị mắc mưa. Ta đây tuy lùn thấp nhưng được ở trong nhà nghỉ ngơi.
Tần Thủy Hoàng nghe vậy, bèn cho những vệ sĩ chia làm đôi, thay phiên nhau nghỉ ngơi đứng hầu.
Lại nói, Thủy Hoàng thường bàn mở rộng vườn của nhà vua phía Đông đến cửa ải Hàm Cốc, phía Tây đến đất Ung, đất Trần Thương.
Ưu Chiên nói:
- Hay lắm! Cứ thả nhiều cầm thú vào đấy. Nếu kẻ cướp từ phương Đông đến thì chỉ sai hươu nai húc chúng cũng đủ.
Tần Thủy Hoàng vì vậy thôi không làm nữa.
Tần Thủy Hoàng vì vậy thôi không làm nữa. (Tranh Winnie Wang)
Đến khi Tần Nhị Thế lên ngôi lại muốn sơn thành. Ưu Chiên nói:
- Hay quá. Chúa thượng tuy không nói, nhưng thần cũng đã muốn xin điều đó. Sơn thành tuy làm trăm họ khổ sở và tốn kém, nhưng đẹp làm sao! Thành sơn láng bóng, giặc đến không sao trèo lên được. Chỉ có điều, sơn xong thì phải phơi dưới bóng râm, giờ không biết tìm đâu ra tường thành lớn hơn nữa để che.
Tần Nhị Thế cười mà bỏ việc đó. Chẳng bao lâu sau nhà Tần diệt vong. Ưu Chiên sống trong thời Hán được mấy năm thì mất.
3. Kính Tân Ma
Kính Tân Ma là người thời Ngũ Đại Thập Quốc, là một nghệ sĩ trong cung đình Hậu Đường. Ông thường táo tợn chơi khăm nhà vua, nhưng nhờ tài đối đáp mà thoát tội.
Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc khi còn nhỏ thích xem và đóng hý kịch, sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông lại tự lấy nghệ danh là “Lý Thiên Hạ”. Ông cũng thường mặc phục trang và biểu diễn trên sân khấu cùng các đào hát. Một lần, Trang Tông đang vui đùa với các đào hát, nhìn xung quanh và hét lên: “Lý Thiên Hạ, Lý Thiên Hạ ở đâu?”
Kính Tân Ma từ trong đám người bước tới, giơ tay tát vào mặt nhà vua, Trang Tông đầu óc choáng váng, người hầu kẻ hạ ai nấy thất kinh. Đám đào hát vây Kính Tân Ma lại hỏi: “Sao ngươi dám tát Thiên tử?”
Kính Tân Ma cười nói: “Lý Thiên Hạ chỉ có một mà thôi, sao còn gọi ai nữa?”
Nghe vậy, Trang Tông bật cười và ban thưởng cho ông.
Có một lần, khi Trang Tông đi săn, giẫm nát ruộng của người dân ở huyện Trung Mưu. Huyện lệnh Trung Mưu ngăn ngựa vua lại để can gián. Trang Tông giận dữ, muốn giết ông ta ngay tại chỗ.
Kính Tân Ma thấy vậy, bèn dẫn các đào hát đến trước ngựa tóm lấy huyện lệnh và mắng:
“Ngươi thật to gan, thân là huyện lệnh, không biết Hoàng đế rất thích săn bắn, tai sao ngươi lại phóng túng đám dân kia trồng lúa nơi này, để rồi đóng thuế làm gì! Tại sao không để chúng chịu đói, để nơi này cho Hoàng đế thoải mái săn bắn, tội ngươi thật đáng chết!”
Trang Tông nghe ra, miễn tội cho huyện lệnh.
Kính Tân Ma là người thời Ngũ Đại Thập Quốc, là một nghệ sĩ trong cung đình Hậu Đường. Ông thường táo tợn chơi khăm nhà vua, nhưng nhờ tài đối đáp mà thoát tội.
Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc khi còn nhỏ thích xem và đóng hý kịch, sau khi lên ngôi Hoàng đế, ông lại tự lấy nghệ danh là “Lý Thiên Hạ”. Ông cũng thường mặc phục trang và biểu diễn trên sân khấu cùng các đào hát. Một lần, Trang Tông đang vui đùa với các đào hát, nhìn xung quanh và hét lên: “Lý Thiên Hạ, Lý Thiên Hạ ở đâu?”
Kính Tân Ma từ trong đám người bước tới, giơ tay tát vào mặt nhà vua, Trang Tông đầu óc choáng váng, người hầu kẻ hạ ai nấy thất kinh. Đám đào hát vây Kính Tân Ma lại hỏi: “Sao ngươi dám tát Thiên tử?”
Kính Tân Ma cười nói: “Lý Thiên Hạ chỉ có một mà thôi, sao còn gọi ai nữa?”
Nghe vậy, Trang Tông bật cười và ban thưởng cho ông.
Có một lần, khi Trang Tông đi săn, giẫm nát ruộng của người dân ở huyện Trung Mưu. Huyện lệnh Trung Mưu ngăn ngựa vua lại để can gián. Trang Tông giận dữ, muốn giết ông ta ngay tại chỗ.
Kính Tân Ma thấy vậy, bèn dẫn các đào hát đến trước ngựa tóm lấy huyện lệnh và mắng:
“Ngươi thật to gan, thân là huyện lệnh, không biết Hoàng đế rất thích săn bắn, tai sao ngươi lại phóng túng đám dân kia trồng lúa nơi này, để rồi đóng thuế làm gì! Tại sao không để chúng chịu đói, để nơi này cho Hoàng đế thoải mái săn bắn, tội ngươi thật đáng chết!”
Trang Tông nghe ra, miễn tội cho huyện lệnh.
Hữu Đức / Theo: ntdtv