Monday, April 15, 2024

LỜI CĂN DẶN CỦA MA ĐÓI: LỜI SÁM HỐI CHỈ CÓ TÁC DỤNG LÚC TA CÒN SỐNG

Văn hóa truyền thống của dân tộc ta là văn hóa kính Thần, từ xa xưa tổ tiên chúng ta thường nói “nhân quả báo ứng”, con người trong mê mà đã tạo ra rất nhiều tội nghiệp, nhưng đồng thời Thần Phật cũng đưa ra rất nhiều cảnh tỉnh để con người có thể tỉnh ngộ mà giảm bớt được rất nhiều tội nghiệp.


Đối với mỗi con người, việc sám hối lúc còn sống là vô cùng quan trọng, đừng đợi đến khi đã mất đi sinh mệnh rồi, thì sám hối hoàn toàn không có tác dụng nữa.

Dưới đây là một câu chuyện của một thư sinh muốn nhìn thấy một hồn ma.

Có một thư sinh rất can đảm và luôn muốn nhìn thấy một con ma, nhưng anh ta không bao giờ nhìn thấy nó.

Một đêm, sau cơn mưa thì bầu trời trong xanh, vầng trăng sáng trên cao. Chàng thư sinh mang vò rượu đến mộ, nhìn quanh rồi quát: “Uống một mình trong đêm thanh vắng như thế này. Hỡi các bạn ở dưới Cửu Tuyền, có ai muốn uống rượu với ta?”.

Một lúc sau, có những ngọn lửa ma quái nhấp nháy ẩn hiện trong bãi cỏ, và có cả những âm thanh yếu ớt ghê sợ ở khoảng cách mười mét, chúng ở đằng xa không chịu đến gần.

Vị thư sinh đếm đếm, ước chừng mười mấy bóng ma, anh bưng một cái bát lớn rót rượu vào rồi rưới rượu lêm đám cỏ, đám ma nghiêng người ngửi được mùi rượu trên mặt đất. Một con ma khen rượu ngon và yêu cầu vị thư sinh cho thêm một ít.

Thư sinh vừa rót rượu vừa hỏi: “Tại sao các ngươi đều không đi đầu thai?”

Con ma nói: “người nào vẫn còn thiện căn thì có thể luân hồi chuyển sinh, kẻ đầy lòng ác sẽ xuống địa ngục. Trong chúng ta có mười ba người, thì có bốn người tội lỗi không quá lớn nên vẫn đang đợi đầu thai, còn chín người vì nghiệp quả quá lớn mà không thể đầu thai.”

Vị học giả hỏi, “Vậy thì tại sao bạn không sám hối để tìm kiếm sự giải thoát?”

Hồn ma nói: “Trước khi chết phải sám hối, sau khi chết không thể làm gì được nữa.”

Sau khi rót rượu xong, chàng thư sinh nâng chén rượu lên mời các hồn ma, các hồn ma sau đó lững thững bỏ đi mỗi người một ngả. Một trong những con ma quay lại và nói với vị thư sinh rằng: “Chúng ta là ngạ quỷ được uống rượu của ngươi, nhưng ta thực sự không có gì để trả ơn, ta muốn tặng người một câu: “Lời sám hối chỉ có tác dụng lúc ta còn sống”.


Một câu chuyện khác của sự sám hối kịp thời

Có một thanh niên bất lương đột nhiên bị cảm lạnh, hồn lìa khỏi xác, lạc lõng không biết đi đâu, thấy có người đi trên đường liền đi theo, chẳng bao lâu anh ta đã đến điện Diêm La và gặp một quan chức mà anh ta biết trước đây.

Vị quan kiểm tra sổ sinh tử, cau mày nói: “Ngươi thường không vâng lời cha mẹ, theo luật nên cho vào chảo rang, nhưng chưa hết kiếp, ngươi có thể về, đợi khi nào hết kiếp sẽ đến thọ báo”.

Nghe vậy, anh thanh niên bất lương cảm thấy rất sợ hãi nên quỳ lạy vị quan xin tha, vị quan xua tay và nói: “Tội này rất nặng, ta không giúp được gì cho ngươi. Ngay cả Đức Phật Thích Ca cũng không giúp ngươi được.”

Vị thanh niên bất lương quỳ khóc van xin quan phương cách để chuộc lỗi, vị quan này suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ngươi đã nghe qua câu chuyện này chưa? Một thiền sư đang ngồi và hỏi các đệ tử của mình: ‘Ai có cách cởi chuông khỏi cổ con hổ? ‘Không ai trả lời được, nhưng một chú tiểu nói: ‘Tại sao không để người thắt chuông cởi nó? ’Nếu bạn xúc phạm đến cha mẹ mình, bạn phải sám hối với cha mẹ mình, có như vậy mới có hy vọng cứu rỗi.”

Cậu thanh niên nói với vị quan: “nghiệp chướng của con rất nặng, và e rằng con sẽ không thể sám hối ngay lập tức”.

Vị quan mỉm cười và nói: “Còn một câu chuyện khác, không biết ngươi trong đời đã nghe qua chưa?”

“Có một tên đồ tể, trong cuộc đời anh đã giết vô số con động vật lớn nhỏ. Về sau, anh ta nghĩ rằng sát sinh là tội rất nặng, nghiệp báo khó trả, nên anh ta đã buông dao xuống, chuyên tâm tu Đạo, cuối cùng cũng đạt được chính quả!”

Vị quan cử một hồn ma đến đưa cậu về, cậu đột nhiên tỉnh dậy và bệnh khỏi hoàn toàn. Sau khi về cõi trần, nhân sinh quan của cậu thay đổi hoàn toàn, cậu luôn hiếu thảo với cha mẹ, sống đến bảy mươi tuổi rồi mới qua đời.

Kỳ Hiểu Lam, người viết “Duyệt Vi thảo đường bút ký“, nói rằng mặc dù vị thanh niên không biết liệu anh có thoát khỏi sự đau khổ của địa ngục hay không, nhưng quan sát xem anh đã sống được hơn bảy mươi tuổi, có lẽ ông Trời đã chấp nhận sự sám hối của cậu.

Hai câu chuyện trên có quan hệ mật thiết với nhau, hy vọng độc giả cũng có thể được chút gợi ý trong cuộc sống.

Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: epochtimes



No comments: