Tức phu nhân, còn gọi là Đào Hoa phu nhân, vốn là vợ của vua nước Tức (một nước nhỏ thời Xuân Thu). Năm 680 tr.CN vua Sở diệt nước Tức, chiếm đoạt Tức phu nhân. Nàng tuy bị buộc phải lấy vua Sở sinh 2 con nhưng trọn đời không nói một lời nào với vua Sở.
息夫人 - 王維
莫以今時寵
能忘舊日恩
看花滿眼淚
不共楚王言
Tức phu nhân
(Dịch thơ: Lương Trọng Nhàn)
Đâu vì sủng ái bây giờ,
Mà quên ân nghĩa tôn thờ vua xưa.
Ngắm hoa mà lệ như mưa,
Chưa cùng vua Sở dạ thưa lời nào.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Vương Duy 王維 (699-759) tự là Ma Cật 摩詰, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm nên Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Ông tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng. Năm 19 tuổi, Vương Duy đến Trường An, được Kỳ vương Lý Phạm mến tài, đỗ đầu kỳ thi của phủ Kinh Triệu. Năm 21 tuổi, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Ðại nhạc thừa rồi bị giáng làm Tham quân ở Tế Châu. Sau nhân Trương Cửu Linh làm Trung thư lệnh, ông được mời về làm Hữu thập di, Giám sát ngự sử, rồi thăng làm Lại bộ lang trung. Trong thời gian này, thanh danh của ông và em là Vương Tấn vang dậy Trường An. Sau đó đến lượt Trương Cửu Linh lại bị biếm, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu một thời gian.
Chuyện bà chúa Hến 3 lần từ chối lấy vua Lê Hoàn có lẽ là một trong những giai thoại kỳ lạ nhất trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
Ảnh minh họa: INT.
Giai thoại về bà chúa Hến
Bà chúa Hến tên thật là Phạm Thị Hến, còn có tên khác là cô gái Đô Hồ, quê ở làng Tó, Tả Thanh Oai thuộc Hà Nội ngày nay. Khi còn trẻ, bà thường mò cua bắt hến bên bờ sông Nhuệ, sau lại thành hậu phi của vua Lê Đại Hành nên người dân thường gọi là bà chúa Hến.
Theo "Sử Việt những bất ngờ lý thú", khi vua Lê Hoàn đi qua làng Tó, gặp một tốp phụ nữ đang làm cỏ lúa. Thấy vua đi qua, mọi người đều giơ tay bái lễ, riêng có một cô gái vẫn lúi húi làm việc, quân lính tức giận hét mắng.
Vua Lê Hoàn ngạc nhiên, dừng ngựa, bước xuống hỏi "cô bận việc đến nỗi quan quân đi qua mà không tránh được? Sao ta cho mời, cô lại không tới?". Nghe tiếng vua, cô gái liền ngẩng mặt lên tâu rằng "quan quân đi trên đường, em làm cỏ dưới ruộng, có làm phiền gì đến ngự giá đâu mà phải bỏ việc. Em nghe nói nhà vua đi dẹp giặc nước. Em đây cũng đang dẹp giặc cỏ. Em có việc của em, làm sao dám xen vào việc của nhà vua để nhận lời mời".
Nghe những lời đối đáp thông minh nghiêm túc như vậy, vua Lê Hoàn thoáng chút giật mình lẫn tâm phục người con gái, ngài vội nói: "Cô quả là người có ý chí phi thường. Có điều sao cô lại cho rằng, cô không thể nghĩ đến chuyện dẹp giặc nước. Giặc là kẻ thù chung, ai cũng phải đánh. Và ta đây, cô tưởng ta không biết dẹp giặc cỏ à? Ta cũng là người từ đồng ruộng mà ra đấy".
Nghe vậy, cô gái làng Tó mỉm cười đáp "em biết, nhưng thấy vua ngự giá đến đâu là bắt dân chúng lùi xa, bỏ việc, nên mạo muội nghĩ rằng nhà vua đã quên mất ruộng đồng rồi". Vua Lê Hoàn cả cười nói rằng "giờ ta xuống đây với nàng, chắc nàng thấy rõ ta không quên gốc, cũng nhờ nàng mà ta nhớ gốc xuất thân".
Cũng theo sách "Sử Việt những bất ngờ lý thú", lại một hôm khác, vua Lê Hoàn qua ấp Hoa Xá ở làng Tó, tạm dừng quân để lấy binh lương. Vào giờ Ngọ, nhà vua trông thấy một người con gái cùng gánh gạo trong đám nữ binh. Cô đội nón lá, mặc áo vải thô, mắt sáng, mày thanh, mặt xinh như ngọc, miệng cười tươi như hoa, thánh thót câu hò:
"Chàng đi tán tía tán vàng/ Để em cắt bỏ bến đàng sao đang/ Tay cầm bán nguyệt xênh xang/ Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta".
Trong phút nghỉ ngơi, cô xuống sông vốc nước rửa tay, tóc búi tó. Nhìn thấy vóc dáng của người con gái, nhà vua cho rằng, người con gái đó không phải tầm thường. Rồi đem lòng thầm thương mến.
Lại có tài liệu khác nói rằng, khi vua Lê Hoàn đi chinh đánh Tống qua vùng Nhuệ Giang, có rất nhiều người đã theo ông đi đánh giặc và vận chuyển quân lương, trong số này có một cô gái có tên là Đô Hồ cũng đi theo đóng thuyền, vận chuyển quân lương, giúp vua đánh giặc giữ nước.
Sau khi đánh tan quân thù, đất nước hưởng cảnh thái bình, nhớ về làng Tó, vua Lê Hoàn chọn ngày ngự giá Bắc tuần, thăm hỏi dân làng. Ngày về lại làng Tó, vua mời già trẻ trong ấp cùng đến dự yến. Nhận ra cô gái năm xưa, vua ban quần gấm áo ngự, phong làm quý phi, thay áo mũ, cùng sánh xa giá về kinh. Bấy giờ bà con, dân làng ai nấy đều vui mừng, lấy làm vinh hiển. Vua Lê lại cấp 185 mẫu ruộng đất, tiền của để bà Phạm Thị Hến báo đáp dân làng.
3 điều kiện trở thành vợ vua
Sách "Sử Việt những bất ngờ lý thú" kể rằng, bấy giờ bà chúa Hến không hề muốn làm vợ vua nhưng do sự nhiệt thành của vua Lê Hoàn nên bà khó bề từ chối. Sau này, về kinh đô Hoa Lư, biết tin cha mất, bà lấy cớ xin về chịu tang. Sau 3 năm, vua Lê Hoàn cho người đến đón nhưng cả 3 lần bà đều từ chối về cung làm vợ vua. Cuối cùng, đích thân vua về làng Tó quê bà.
Biết khó từ chối, bà đưa ra 3 điều kiện buộc vua phải thực hiện gồm: Làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 hoàng hậu của nhà vua. Vì quá yêu người con gái đẹp người đẹp nết, vua Lê Hoàn đã chấp nhận cả 3 điều kiện.
Ngay sau đó, bà Phạm Thị Hến được phong làm hoàng hậu của triều Lê (Phạm Hoàng hậu). Như vậy, vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Tiếc là, sau nhiều năm sinh sống bên vua, bà không thể sinh được người con nào. Buồn tủi, bà xin về quê sinh sống rồi mất tại quê nhà khi mới chỉ 37 tuổi. Dân làng đã lập đền thờ bà ngay tại quê nhà. Hiện nay, đình làng Hoa Xá và Minh Ngự Lâu ở làng Tó, Tả Thanh Oai chính là nơi thờ bà chúa Hến. Hằng năm, dân làng nơi đây vẫn tổ chức cúng giỗ bà. Tưởng nhớ công ơn của bà, dân địa phương còn tôn bà cùng với vua Lê Đại Hành làm Thành hoàng làng của địa phương.
Đình Hòa Xá, nơi thờ bà chúa Hến. Ảnh: Vanhien.vn.
Lễ hội đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu tưởng nhớ bà chúa Hến và vua Lê Hoàn được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng hằng năm. Di tích đình làng Hoa Xá - Minh Ngự Lâu đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.
Lê Hoàn tức Lê Đại Hành (941 - 1005) vốn là người Thanh Hóa ngày nay, ông là vị vua đã lập nên triều Tiền Lê trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trị vì đất nước trong 24 năm, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Khi còn trẻ, ông làm Thập đạo tướng quân dưới thời nhà Đinh. Khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, ông được Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn lên làm vua để tổ chức nhân dân kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Lê Hoàn nổi tiếng là ông vua văn võ song toàn, với chiến công "đánh Tống bình Chiêm", được suy tôn làm một trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.
Vua Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu, gồm: Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương thị), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Ma có thật hay không? Bạn có tin vào số mệnh không ? Nhiều người đương đại nghĩ: Tin vào số phận có phải là mê tín không ? Một số người tin vào số phận và mọi chuyện đã được sắp đặt nên không có việc gì phải làm? Ngồi đó và chờ đợi chiếc bánh từ trên trời rơi xuống!
Thực chất đây là sự hiểu lầm trong cách hiểu, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về văn hóa truyền thống. Người xưa tin vào số phận, tin vào việc trên đầu ba thước có thần linh và tin rằng số phận của con người là do định mệnh. Tuy nhiên, người xưa không đối xử tiêu cực với cuộc sống. Chúng ta có thể thấy thái độ của người xưa qua một câu chuyện.
Sau khi Ứng Công nghe được “lời ma nói”
Có một vị Ứng Thượng Thư ở Thái Châu, Chiết Giang, sống trên núi để học tập ở tuổi trung niên. Các hồn ma thường tụ tập vào ban đêm và phát ra những tiếng hú đáng sợ, thường khiến người ta sợ hãi, nhưng Ứng Công lại không hề sợ hãi.
Một đêm nọ, ông nghe ma nói: “Chồng của một người phụ nữ nào đó bỏ nhà đi đã lâu không trở về. Bố chồng và mẹ chồng tưởng con trai cô đã chết nên ép cô tái giá. Nhưng người phụ nữ này không chịu và sẽ treo cổ ở đây vào tối mai. Vậy thì tôi sẽ tìm được người thay thế.
Ứng Thượng Thư không chịu nổi khi nghe những gì con ma nói nên đã lén bán đất của mình và lấy được bốn lạng bạc. Ông ta lập tức giả mạo một bức thư của chồng người phụ nữ và gửi cùng số tiền về nhà cô ấy.
Bố chồng mẹ chồng cô nhìn thấy bức thư thì nghi ngờ sự việc vì chữ viết trông không giống của con trai nhưng sau đó họ lại nói: “Mặc dù bức thư có thể là giả nhưng số tiền đó là thật. Tôi nghĩ con trai tôi chắc chắn vẫn an toàn.” Vì vậy, người phụ nữ không cần phải tái hôn. Sau đó, người con trai của gia đình này trở về, hai vợ chồng lại có thể sống cuộc sống bình thường như trước.
Tổ tiên tích âm đức con cháu được hưởng phúc
Sau đó, Ứng Công lại nghe ma nói: “Ta có thể có người thay thế, nhưng tên học giả này đã phá hỏng việc tốt của ta.” Một con ma ở bên cạnh nói: “Sao ngươi không hại hắn?”. “Thượng đế thấy hắn có lòng lương thiện, nhân hậu và tích âm đức lớn nên phái cho hắn làm Âm Đức Thừa Tướng, ta làm sao có thể hại hắn?”
Người xưa nói tích Đức, tích Âm Đức. Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: “Phải tích Âm Đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu”. Nhưng thế nào gọi là Âm Đức và Dương Đức?
Làm việc tốt muốn người khác biết gọi là “Dương Đức”. Dương Đức phúc báo nhanh, người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen thưởng biểu dương. Dương Đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.
Làm việc tốt mà không cần người khác biết gọi là “Âm Đức”. Âm Đức dù không được ai biết đến, không được ai biểu dương, nhưng phúc báo lớn, tích được lâu dài.
Đừng sợ làm việc tốt thì sẽ phải chịu thiệt. Hành thiện sẽ tích Phước, sống Lương Thiện sẽ tích Đức, Phước Đức ấy vĩnh viễn là của bạn, người khác không thể trộm được, không thể cướp được. Tự mình tu Phước Đức thì tự mình được Phúc Báo, vì Phước Đức là một loại năng lượng. Tuy Phước Đức nhìn không thấy, sờ không được, nhưng không nơi nào là không tồn tại.
Tổ tiên tích âm đức con cháu được hưởng phúc
“Dương Đức” không lâu dài, đa số là tùy theo việc làm tốt mà nhận được phúc báo ngay trong đời. 1 phần là do Tâm mong cầu được hồi đáp, 1 phần là do có mục đích mới hành thiện. Là vì Danh vì Lợi mới làm… Nên sự hồi đáp cũng có giới hạn.
“Âm Đức” tích được lâu, hơn nữa càng tích càng lớn, càng tích càng dày, còn có thể để lại phúc trạch cho cháu con. Do đó làm việc Thiện thì nên xuất phát tự đáy lòng, là thật tâm thật lòng vì người khác, vì lòng thương yêu mà làm… Không nên truy cầu Danh Lợi hoặc vì Danh Tiếng…
Người xưa rất coi trọng Âm Đức, cho rằng Âm Đức mới là trân quý, còn Dương Đức chỉ là một chút hư danh, không có giá trị thực tế đối với sinh mệnh.
Sau khi nghe cuộc trò chuyện giữa hai hồn ma, Ứng Công càng làm việc chăm chỉ hơn, ngày ngày làm việc thiện và tích lũy được rất nhiều công đức. Mỗi khi có nạn đói, lương thực sẽ luôn được quyên góp để cứu trợ thiên tai; khi người thân gặp nguy hiểm, ông sẽ cố gắng bằng chính mạng sống của mình và cố gắng hết sức để giúp họ vượt qua khó khăn.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc
Vì sự thành tâm tu dưỡng đức tính của Ứng Công nên đến nay rất nhiều con cháu của ông đã có được những chức vụ chính thức.
Ứng Thượng Thư trong truyện rất quen thuộc với kinh điển Nho giáo, hiểu biết và áp dụng văn hóa truyền thống Trung Quốc , vì có đức tính sâu sắc nên không chỉ có phước cho bản thân mà còn ban phước cho thế hệ tương lai. Vì vậy, tin vào số mệnh không chỉ giúp bạn tránh khỏi cuộc sống tiêu cực mà còn khiến bạn trở nên tích cực và tốt đẹp hơn.
Văn hóa truyền thống tu dưỡng tâm tính. Ảnh minh họa
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, người xưa nhấn mạnh “niềm tin vào số phận”, nghĩa là tin vào số phận, tin rằng mọi việc đã được an bài, và tin rằng chỉ có tích lũy công đức sâu sắc thì tương lai cuộc sống mới tươi đẹp. Không phải là bạn không cần phải làm gì mà chỉ ngồi chờ bánh từ trên trời rơi xuống!
Nếu một người tin vào số phận, biết làm việc thiện sẽ được hồi báo. Tin rằng có thần linh ở trên đầu, những điều bí mật nhất trên đờ, việc thiện hay ác cũng sẽ được ghi lại. Một khi cuộc đời kết thúc, mọi việc sẽ được giải quyết trong địa ngục. Khi đó bạn sẽ luôn chú ý đến lời nói và hành động của mình, luôn kiềm chế tinh thần và nỗ lực làm người tốt chứ không phải người xấu.
Vị vua này có hơn 10 năm tu tâm dưỡng tính, tu tập trong mùa. Ông được một vị trụ trì đặt tên, về sau trở thành minh quân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam có một trường hợp rất đặc biệt khi phò mã lại được quần thần suy tôn lên làm vua. Người được nhắc đến chính là trường hợp vua Lý Công Uẩn (974 – 1028).
Lý Thái Tổ tên húy là Lý Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông từng làm việc trong triều đình Tiền Lê ở Hoa Lư. Sau này, đến thời Lê Long Đĩnh, ông được phong làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (Tổng chỉ huy quân vệ binh của vua). Cũng trong thời gian làm quan nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn được vua Lê Đại Hành gả công chúa Lê Thị Phất Ngân (con gái vua Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga).
Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua, lập ra nhà Lý. Ông được gọi là vua Lý Thái Tổ, một trong những vị minh quân có ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Tháng 7/1010, vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đây là bước ngoặt lịch sử với dân tộc, mở ra thời kỳ mới cho nước ta.
Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ là vị vua có nhiều hoàng hậu nhất nhà Lý nói riêng, lịch sử phong kiến Việt Nam nói chung. Sau khi lên ngôi ông đã lập đến 6 hoàng hậu. Nhưng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì trong số đó chỉ có đích phu nhân là hoàng hậu Lập Giáo được ban xe kiệu, y phục khác hẳn những người còn lại.
Đến năm 1016, vị vua này tiếp tục lập thêm 3 hoàng hậu nữa, nâng tổng số hoànghậu của mình lên con số 9.
Nói về xuất thân của vua Lý Công Uẩn, Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết mẹ ngài là Phạm Thị một lần lên chùa Tiêu Sơn lỡ xảy ra tư tình với thần nhân rồi mang thai. Ngày nay ở chùa Tiêu (Bắc Ninh) vẫn còn câu đối chữ Hán nói về tích này: “Lý gia linh tích tồn bi kỷ/Tiêu Lĩnh danh kha đắc sử huyền” (tạm dịch: Dẫu thiêng nhà Lý còn bia tạc/Danh thắng non tiên có sử truyền).
Nhưng lại có nguồn tin cho rằng vua Lý Công Uẩn là con bà Phạm Thị Ngà, người làng Hoa Lâm, chuyên làm công quả tại chùa. Khi sinh ra Lý Công Uẩn khôi ngô, tuấn tú, vốn đã mang quý tướng.
Tương truyền, vào một đêm trời trong sáng lạ lùng, có mây ngũ sắc xuất hiện thì vua chào đời. Vị sư trụ trì chùa Ứng Tâm (hay chùa Cổ Pháp, chùa Dận) trước đó đã được báo mộng về việc ngày mai phải đón vua. Sáng hôm sau, ông nhìn thấy người đàn bà họ Phạm đang ở nhờ chùa lại sinh ra một cậu bé tướng tá hơn người. Đặc biệt, trong lòng bàn tay cậu bé có 4 chữ đỏ như son: “Sơn hà xã tắc”.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng vua sau đó được mẹ gửi làm con nuôi sư Lý Khánh Vân (trụ trì chùa Cổ Pháp). Chính vị sư này đã đặt tên cho ông là Lý Công Uẩn. Đến tuổi đi học, Lý Công Uẩn được sư Khánh Văn gửi đến chùa Lục Tổ để sư Vạn Hạnh dạy bảo. Cũng chính Thiền sư Vạn Hạnh là người giới thiệu ông cho vua Lê Đại Hành.
Ai cũng hy vọng cuộc sống của mình có thể thuận lợi, suôn sẻ, nhưng đời người rồi cũng có những lúc không như ý, vậy khi gặp phải những chuyện không như ý nên làm thế nào để đối mặt? Làm thế nào để vượt qua cửa khó khăn? Đây cũng là một bài học vô cùng quan trọng.
Do đó nếu muốn con đường của đời người vừa dài vừa rộng, vừa thuận lợi, nên học được cách nhìn như thế này:
Nhìn xa
Làm người nên có trái tim rộng lớn, như thế tầm mắt mới có thể nhìn xa được, đừng vì trái tim nhỏ bé, mà lỡ mất cơ hộ trưởng thành và phát triển.
Mặc dù cuộc sống là vô thường, không lường trước được, nhưng chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch đường dài cho mình, ví như trong những giai đoạn nào chúng ta muốn làm những gì, chúng đều nên suy nghĩ kỹ trước. Khi chúng ta có sự chuẩn bị, cuộc sống có kế hoạch và dễ đi đúng quỹ đạo hơn.
Một người không có mục tiêu, rất dễ mất đi phương hướng, đánh mất chính mình, thời gian lâu dần, cũng mất đi động lực, mất đi sự nhiệt tình với cuộc sống, đây chính là một dạng bất lực.
Chỉ cần sống trên đời, mỗi người đều muốn theo đuổi một mục tiêu nào đó, miễn là nó không ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, nằm quá xa tầm với, hoặc quá thái quá, thì đó sẽ là một chuyện tốt đẹp. Bởi vì trong quá trình theo đuổi, chúng ta có thể hưởng thụ được những niềm vui. Do đó mỗi người đều nên vì bản thân mình, người thân và tương lai mà suy tính, nỗ lực, như thế chúng ta mới không bị cản trở trên đường đời.
Nhìn rộng
Con người sống trên đời cần phải học cách nhìn rộng, bởi vì chỉ khi nhìn rộng ra, mới ít phiền não, mới có được nhiều niềm vui. Nếu mọi chuyện đều có thể nhìn rộng ra, sẽ có thêm một chút thấu hiểu, khoan dung, bớt đi một chút so đo, đời người mới càng ngày càng tốt đẹp.
Những người có thể nhìn rộng, tấm lòng quảng đại, giải quyết mọi việc cũng rất khoan dung. Trong bất kỳ nghịch cảnh nào, chúng ta có thể đối mặt với nó một cách tích cực và lạc quan, cuộc sống sẽ tự nhiên tốt hơn. Không có cuộc sống nào không có rào cản, chỉ có những người không nghĩ rộng mà thôi. Khi nhìn rộng, không có chuyện gì là lớn, nhưng không nhìn rộng được, chuyện gì cũng là chuyện lớn.
Đời người ngắn ngủi, chúng ta không cần phải hơn thua với ai cả, để bản thân có một cuộc sống tốt, đó mới là có giá trị. Vì thế chúng cần nhìn rộng hơn một chút, đừng nghĩ quá nhiều, đừng để bản thân phải chịu đựng một cuộc sống quá mệt mỏi, quá cực khổ.
Xem nhẹ
Xem nhẹ không có nghĩa là không quan tâm, chỉ là không để mình bị ràng buộc, gắn bó tới mức bị chi phối đến quên bản thân, quên đạo lý. Học cách buông bỏ, như thế mới không làm khó người khác, không làm khó chính mình.
Xem nhẹ cũng không phải là không có nguyện vọng, mà càng phải hiểu được cách khống chế dục vọng của mình, không để danh lợi khống chế bản thân.
Tất nhiên nếu là những thứ thuộc về bản thân mình thì việc nên làm vẫn nên làm. Những thứ không thuộc về bản thân mình thì không cần động tâm suy nghĩ. Xem nhẹ những thăng trầm của bản thân thì nội tâm cũng bình yên vô sự.
Xem nhẹ cũng là thái độ xử thế nhẹ nhàng và tự tại, hiểu được bản thân cần gì, cũng hiểu được bản thân nên quý trọng những gì, chăm sóc và trân trọng những gì bản thân đang có, vừa đơn giản mà vui vẻ!
Đối với một người mà nói, nhìn xa là tầm mắt, nhìn rộng là trí tuệ, xem nhẹ là một dạng cảnh giới.
Một người phải đứng ở nơi cao mới có thể nhìn xa, tấm lòng nghĩ thông suốt mới có thể nhìn rộng, hai tay buông xuống được mới có thể xem nhẹ!
Tất nhiên là nhìn rộng, nhìn xa, xem nhẹ không phải là đại diện cho sự tiêu cực, chúng ta vẫn nên tận tâm tận lực đi làm những việc chúng ta muốn làm, hoàn thành mục tiêu của bản thân, chỉ là không cưỡng cầu. Vì thế nhiều khi, hành sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Đứng cao để nhìn xa, nghĩ thông để nhìn rộng, buông bỏ để xem nhẹ!
Trên đường đời, nhìn xa, mới có “vị”, nhìn rộng, ngày tháng mới dễ dàng, xem nhẹ, tâm mình mới tự tại!
Nhìn xa được, phải có con mắt độc đáo, còn phải có một trí tuệ lớn. Nhìn rộng càng không dễ dàng, cần phải có những trải nghiệm trong cuộc sống, cảm ngộ được đời người. Xem nhẹ càng khó hơn, cần sự tu dưỡng, thanh tâm, dưỡng tâm và tĩnh tâm.
Nhiều bức tranh vẽ trên các hang động từ hàng ngàn năm trước được cho là cách thức người tiền sử mô tả về sự xuất hiện của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại không cho là như vậy.
Vì sao người tiền sử vẽ tranh trên các vách hang?
Người tiền sử vẽ tranh trên các vách hang, nơi họ sinh sống và trú ngụ cách đây hàng ngàn năm, vì nhiều lý do khác nhau.
Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng những bức tranh vẽ này mang ý nghĩa tín ngưỡng hoặc được sử dụng cho các nghi lễ. Đôi khi, các bức tranh vẽ cũng là một cách để ghi lại các sự kiện quan trọng của người tiền sử như một chuyến đi săn thành công hoặc để mô tả hiện tượng tự nhiên mà con người lần đầu bắt gặp.
Vẽ tranh lên vách hang là cách người tiền sử mô tả về cuộc sống, quá trình săn bắt hoặc truyền đạt thông tin… (Ảnh: Pinterest).
Các nhà khoa học cũng cho rằng các bức tranh vẽ được sử dụng để truyền đạt thông tin, hướng dẫn thế hệ trẻ về các kỹ thuật săn bắn hoặc các loài động vật nguy hiểm, cần tránh xa.
Các nhà khoa học cũng không loại trừ khả năng các hình vẽ trên vách hang động là cách để người tiền sử đánh dấu lãnh thổ hoặc xác định chủ quyền với hang động mà họ đang trú ngụ. Hoặc đôi khi, các bức tranh vẽ chỉ đơn giản là cách để người tiền sử thể hiện óc sáng tạo và khả năng nghệ thuật của họ.
Người tiền sử thường dùng than từ gỗ cháy để vẽ tranh, bởi lẽ đây là chất liệu dễ sử dụng và hầu như luôn có sẵn. Đôi khi, họ sử dụng các loại đất sét, đá đỏ, máu, mỡ động vật… để thực hiện các bức tranh trên vách hang.
Vì sao các bức tranh vẽ trên vách hang động có thể tồn tại suốt cả ngàn năm
Một vấn đề khiến không ít người thắc mắc đó là vì sao các bức tranh vẽ trên vách hang động lại có thể tồn tại suốt một thời gian dài, lên đến hàng ngàn năm như vậy.
Các nhà khoa học cho biết có nhiều yếu tố giúp các bức tranh vẽ này có thể tồn tại lâu. Đầu tiên đó là hầu hết các bức tranh của người tiền sử còn tồn tại đều nằm sâu trong hang động, nơi tránh xa các điều kiện thời tiết như mưa, gió, ánh nắng mặt trời…
Những tranh vẽ được khắc trên vách đá tại Di tích Quốc gia Canyon, bang Arizona, Mỹ (Ảnh: Getty).
Chất liệu dùng để vẽ tranh cũng giúp các bức tranh này tồn tại lâu. Theo đó, người tiền sử dùng các chất màu tự nhiên như than củi, đất sét hay đá chứa oxit sắt… để vẽ, giúp các bức tranh tồn tại được lâu. Ngoài cách vẽ thông thường, một số bức tranh còn được khắc vào đá, giúp chúng tồn tại được lâu hơn.
Phát hiện nhiều tranh vẽ "người ngoài hành tinh" cách đây hàng ngàn năm trên khắp thế giới
Bên cạnh những bức tranh vẽ mô tả về cuộc sống hàng ngày, quá trình săn bắt, hái lượm… nhiều bức tranh vẽ của người tiền sử đã gây ra không ít tranh cãi khi có nội dung giống như mô tả về người ngoài hành tinh.
Hình ảnh tranh vẽ giống người ngoài hành tinh được tìm thấy tại Ấn Độ. Những bức tranh này được cho là vẽ từ cách đây 10.000 năm (Ảnh: TOI).
Vào năm 2018, các nhà khảo cổ học tại Ấn Độ đã tìm thấy bên trong các hang đá tại bang Chhattisgarh và bang Madhya Pradesh những bức tranh vẽ của người tiền sử. Các bức tranh này mô tả về những sinh vật có đầu to và thân hình kỳ lạ, giống với hình ảnh về người ngoài hành tinh xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Các nhà khảo cổ học tin rằng những bức tranh này được vẽ từ cách đây hơn 10.000 năm.
Cũng trong năm 2018, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hình vẽ trên vách các hang động bên trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Swaga Swaga tại miền trung Tanzania. Trong số những bức tranh vẽ này, các nhà khảo cổ học đã ấn tượng với tranh vẽ về 3 nhân vật bí ẩn sở hữu những chiếc đầu to quá khổ.
Những hình vẽ giống người ngoài hành tinh trên hang động tại Tanzania được cho là mô tả nghi thức truyền thống của tổ tiên người Sandawe (Ảnh: Đại học Cambridge).
Nhà khảo cổ học Maciej Grzelczyk đến từ Đại học Cambridge, Anh, cho rằng những bức tranh vẽ này có thể giúp giới khoa học tìm hiểu về tổ tiên của người Sandawe, một nhóm người dân tộc bản địa sống tại khu vực Đông Nam Phi.
Một trong những thách thức lớn nhất của các nhà khoa học đó là "xác định danh tính" của 3 nhân vật bí ẩn này. Khi quan sát kỹ các bức tranh vẽ, họ nhận ra những cái đầu to lớn của các nhân vật khá giống với đầu trâu.
Grzelczyk cho biết sừng trâu đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ của người Sandawe, do đó bức tranh vẽ về những nhân vật giống với người ngoài hành tinh này được cho là mô tả về những người đội mũ sừng trâu để thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng.
Ý nghĩa về các bức tranh vẽ giống người ngoài hành tinh trên vách hang đá của người tiền sử
Những bức tranh vẽ giống người ngoài hành tinh trên các vách hang đá của người tiền sử đã gây ra nhiều tranh cãi và suy đoán từ giới khảo cổ.
Không ít ý kiến cho rằng những bức tranh vẽ này được người tiền sử mô tả về sự kiện người ngoài hành tinh đã từng ghé thăm Trái Đất và giao tiếp với họ. Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết trong văn hóa đại chúng, khi các bức tranh vẽ của người tiền sử được chia sẻ lên mạng xã hội. Trong khi đó, cộng đồng khoa học chính thống và giới khảo cổ không ủng hộ giả thuyết này vì thiếu bằng chứng cụ thể.
Giả thuyết được giới khoa học chấp nhận nhiều nhất đó là những bức tranh vẽ này mô tả về những nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo… trong đó người thực hiện nghi lễ sẽ mặc những bộ trang phục và đội những chiếc mũ đặc biệt, khiến kiểu dáng của họ trở nên khác thường.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những bức tranh vẽ này có thể là cách mô tả của người tiền sử về các vị thần, linh hồn hoặc những thực thể siêu nhiên mà họ tôn thờ, chứ không nhất thiết là sinh vật ngoài hành tinh.
Ngoài ra, không loại trừ khả năng một số bức tranh vẽ do người hiện đại vẽ thêm lên các vách hang đá nhằm cố tình tạo ra sự hiểu lầm cho các nhà nghiên cứu.
Nhìn chung, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu kỹ về các bức tranh vẽ trên vách hang động có thể giúp họ hiểu rõ hơn về cuộc sống, văn hóa và tín ngưỡng của người tiền sử. Họ tin rằng các bức tranh vẽ của người tiền sử đều có ý nghĩa về mặt văn hóa, tâm linh hoặc biểu tượng, chứ không liên quan đến người ngoài hành tinh.
Năm 1978, khi mới 10 tuổi, Nguyễn Thanh Việt thường nhìn thấy những dòng chữ trên cửa sổ: “Lại thêm một người Mỹ mất việc vào tay người Việt Nam”. Cha của Việt, một người tị nạn chiến tranh Việt Nam, vừa khai trương cửa hàng tạp hóa thứ hai của gia đình.
Dòng chữ “Tôi là người Mỹ” được treo trước cửa một tiệm tạp hóa tại Oakland, California. Chủ tiệm, một người Mỹ gốc Nhật, hy vọng đây là cách giúp ông tránh bị kỳ thị đối xử. Ảnh chụp vào năm 1944, thời điểm Mỹ và Nhật đối đầu trong Thế chiến II. Nguồn: Library of Congress/ Corbis/ VCG/ Getty Images.
“Đó là một câu chuyện được lặp đi lặp lại trong lịch sử nước Mỹ”, Nguyễn Thanh Việt, nay đã 50 tuổi và là một nhà văn đoạt giải Pulitzer, nhận xét.
“Những người hiểu rõ lịch sử của người Mỹ gốc Á biết rằng từ lúc dân di cư châu Á đặt chân đến đây, họ đã là nạn nhân bị tấn công bạo lực”.
Vì sao hiện nay vấn đề kỳ thị người gốc Á lại bùng lên?
Ngày 19/3/2021, một người đàn ông da trắng bắn chết tám người tại Atlanta, trong đó sáu nạn nhân là phụ nữ gốc Á. Các nhà điều tra chưa kết luận về nguyên nhân thảm sát, nhưng vụ việc này đã làm bùng lên sự phản đối về vấn nạn kỳ thị người gốc Á trong dịch bệnh vừa qua.
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Mỹ, số lượng các vụ kỳ thị chống lại người gốc Á ở Mỹ gia tăng nhanh chóng. Điều này khiến người ta nhớ đến sự kiện năm 1900, khi dịch hạch bùng phát ở San Francisco, làn sóng kỳ thị chống người gốc Á cũng nổi lên.
Các chính trị gia và giới truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong việc kích động tâm lý kỳ thị của người dân.
Theo một nghiên cứu đăng trên American Journal of Public Health tháng 3/2021, sau khi Donald Trump dùng hashtag #chinesevirus (virus Trung Quốc) lần đầu tiên trên Twitter ngày 16/3/2020, từ khóa này trở thành số một ngay tuần tiếp theo.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những người sử dụng hashtag trên thường đăng kèm các nội dung khác thể hiện sự thù ghét đối với người gốc Á, nhiều hơn hẳn so với người đăng các hashtag khác nói về dịch bệnh, như #covid-19.
Vào ngày 18/3/2021, tại San Francisco, một người Mỹ gốc Hoa có tên Xiao Zhen Xie, 76 tuổi, bị một thanh niên da trắng 39 tuổi tấn công. Bà Xie đã đánh trả và khiến kẻ tấn công phải nhập viện. Trước đó, người thanh niên da trắng này đã tấn công một người Mỹ gốc Việt khác có tên Ngoc Pham, 83 tuổi. Ảnh: Mashable.
“Việc này tô đậm suy nghĩ rằng dịch bệnh là lỗi của người Hoa”, giáo sư dịch tễ học Yulin Hswen của Đại học California, một tác giả của nghiên cứu, nói.
“Nó bình thường hóa thái độ phân biệt chủng tộc. Từ đó, các niềm tin này có thể bị nhấn sâu thêm và ảnh hưởng đến các hành vi ngoài đời”.
Theo ghi nhận của dự án Stop AAPI Hate (Chấm dứt thù ghét chống lại người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương), từ tháng 3/2020 đến hết năm 2020, có 2.808 báo cáo về các hành vi kỳ thị đối với người gốc Á.
Trong năm 2020, các vụ tấn công thù địch đối với người gốc Á tại các thành phố lớn của Mỹ tăng 150% so với năm 2019, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Thù hận và Cực đoan. Người cao tuổi gốc Á là nạn nhân thường xuyên của bạo lực do kỳ thị. Đầu năm nay, một người Mỹ gốc Thái 84 tuổi đã chết sau khi bị đẩy ngã xuống đất. Một người Mỹ gốc Philippines 61 tuổi ở New York thì bị chém bằng dao rọc giấy. Một phụ nữ gốc Hoa 89 tuổi ở New York bị tát rồi châm lửa thiêu. Đó chỉ là vài trường hợp trong số những hành vi tấn công bạo lực nhắm vào người Mỹ gốc Á.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã thừa nhận sự tồn tại của vấn đề kỳ thị người gốc Á trong đại dịch. Các nhà lãnh đạo này kêu gọi người Mỹ đừng im lặng, thay vào đó hãy lên tiếng chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
Người gốc Á ở Mỹ bị kỳ thị từ bao giờ?
Từ khi những người lao động nhập cư châu Á đầu tiên đặt chân đến Mỹ.
Người châu Á tìm đến Mỹ để thoát cảnh chiến tranh, nạn đói và hy vọng làm giàu. Nhưng họ lại trở thành nô lệ lao động, bị chèn ép, bóc lột, lừa dối, thù ghét và thậm chí sát hại không thương tiếc.
Từ những năm 1850, cơn sốt vàng và nhu cầu lao động giá rẻ đã đưa người Trung Quốc tới California và các bang phía Tây của nước Mỹ. Làm những công việc nặng nhọc mà người bản xứ không muốn làm, những người thợ mỏ, công nhân xây dựng Trung Quốc đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng cơ sở vật chất tại vùng đất mới.
Những người thợ mỏ tại California vào năm 1852. Các công nhân đến từ Trung Quốc (bên phải) làm việc bên cạnh những người da trắng địa phương. Ảnh: Getty Images.
Khoảng 15.000 người Hoa đã giúp xây lên tuyến đường sắt xuyên lục địa. Họ ngủ trong lều và được trả lương thấp hơn người Mỹ.
Tới năm 1870, có đến 20% lực lượng lao động bang California là người Hoa, mặc dù họ chỉ chiếm 0,002% dân số nước Mỹ. Gần như ngay lập tức, khẩu hiệu “Người Trung Quốc tới cướp việc làm của chúng ta” được xướng lên. Họ còn bị gọi là “Họa da vàng” (Yellow peril) do bị coi là không sạch sẽ, dễ truyền bệnh.
Mô tả về những người lao động di cư này, Denis Kearney, người thành lập Đảng Người lao động California, viết:
“Những lao động rẻ mạt này có mặt ở mọi nơi. Họ mặc ít quần áo và toàn đồ rẻ. Họ ăn gạo từ Trung Quốc. 20 người nhồi trong một phòng chưa tới 10 mét vuông. Họ là những kẻ mạt hạng, thường bị ăn đòn, khom nhom dễ bảo, bần tiện, đáng khinh và chỉ biết phục tùng”.
Năm 1854, Tòa án Tối cao ra phán quyết rằng người gốc Á không được làm chứng chống lại người da trắng trước tòa. Phán quyết mở đường cho các vụ tấn công và phân biệt đối xử tàn bạo với người gốc Á.
Sau cái chết của một người da trắng tại khu người Hoa năm 1871, người Mỹ da trắng và gốc Tây Ban Nha tiến hành một cuộc trả thù tàn bạo. Ít nhất 17 đàn ông và trẻ em trai người Hoa bị giết. Xác họ bị treo lên khắp phố. Không ai trong số hung thủ bị trừng phạt.
Cuộc khủng hoảng kinh tế sau đó đã thổi bùng thêm ngọn lửa kỳ thị những người bị coi là ăn cướp công ăn việc làm của dân Mỹ. Tình hình tệ đến mức năm 1882, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Loại bỏ người Hoa (Chinese Exclusion Act), cấm người Trung Quốc tới Mỹ và không cho người Hoa đang ở Mỹ trở thành công dân.
Mãi tới năm 1943, khi chính phủ Mỹ ra lệnh tống giam người gốc Nhật thì luật cấm người Hoa mới bị hủy bỏ. Những người cấp tiến da trắng vận động bỏ luật này không phải vì yêu quý người Hoa mà để ủng hộ một liên minh chống Nhật và phe Trục phát xít.
Một bức tranh vào năm 1885, mô tả cảnh thợ mỏ Trung Quốc chạy trốn khi bị thợ mỏ da trắng cầm vũ khí tấn công. Các công nhân da trắng cáo buộc họ cướp việc làm của người địa phương. Ảnh: Library of Congress/ Washington Post.
Năm 1900, dịch hạch bùng phát ở San Francisco, nhiều khả năng bắt nguồn từ một tàu buôn Úc. Nhưng nạn nhân đầu tiên là một người Hoa và cả cộng đồng bị đổ tội. Trong một đêm, cả khu phố Tàu bị cảnh sát bao vây, cấm cư dân, trừ người da trắng, ra vào. Người Hoa còn bị cảnh sát tùy tiện khám nhà và đập phá đồ đạc.
Sau đạo luật cấm dân nhập cư Trung Quốc, một lượng lớn lao động Nhật Bản cùng một số ít người Triều Tiên và Ấn Độ đã tới Mỹ để thay thế vị trí lao động lương thấp. Làn sóng bài người Nhật lại nổi lên. Tới năm 1907, Mỹ ký với Nhật Hiệp ước Quý ông (Gentleman’s Agreement) nhằm hạn chế người nhập cư Nhật Bản.
Các lao động đến từ Ấn Độ cũng không thoát. Người địa phương gọi làn sóng người Ấn tới Mỹ là “cuộc xâm lược Hindu”, hay “cơn thủy triều khăn Turbans” (loại khăn mà người theo đạo Sikh của Ấn Độ đội). Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Nhập cư, theo đó cấm toàn bộ người nhập cư từ các vùng được chỉ định ở châu Á và các đảo ở Thái Bình Dương. Tới năm 1924, Quốc hội Mỹ tiếp tục thông qua đạo luật siết chặt quy định nhập cư, dựa trên hạn ngạch phân bổ theo tỷ lệ nguồn gốc quốc tịch đang có trong tổng số dân. Ngoại trừ Philippines đang là lãnh thổ thuộc Mỹ, tất cả người nhập cư từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều không được tới Mỹ, không có quyền trở thành công dân nếu đã ở Mỹ, bị cấm kết hôn với người da trắng và sở hữu đất đai.
Với nguồn lao động giá rẻ khác bị cắt đứt, hàng ngàn người Philippines ồ ạt nhập cảnh tới các bang phía Tây của Mỹ để thế chân làm các công việc nặng nhọc chân tay. Nhưng họ cũng không được yên. Khủng hoảng kinh tế năm 1929 lại làm dấy lên phong trào bài ngoại cực đoan, chống lao động Philippines. Sau đó, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Philippines Độc lập năm 1935, trao trả quyền độc lập cho Philippines, đồng thời hạn chế số người nhập cư từ nước này xuống chỉ còn 50 người một năm.
Mãi tới năm 1952, Mỹ mới chấm dứt các luật cấm người châu Á nhập cư, cho phép người gốc Á nhập tịch. Tuy vậy, quy định phân biệt chủng tộc áp đặt hạn ngạch người nhập cư dựa trên tỷ lệ nguồn gốc dân số đang có vẫn tồn tại.
Vậy là trong nửa thế kỷ từ năm 1882 đến 1935, ba làn sóng nhập cư đầu tiên từ châu Á tới Mỹ đều bị ngăn chặn. Những người đã có mặt thì không được phép trở thành công dân Mỹ. Tới tận năm 1965, có thể nói chính quyền Mỹ mới xóa bỏ ý tưởng rằng “Mỹ là một quốc gia da trắng” khi thông qua Đạo luật Nhập cư và Nhập tịch mới (The Immigration and Naturalization Act of 1965). Đạo luật này xóa bỏ hệ thống hạn ngạch nhập cư theo sắc tộc, thay vào đó là hệ thống nhập cư tạo điều kiện cho việc đoàn tụ gia đình và thu hút lao động tay nghề cao tới Mỹ.
Một gia đình người Nhật tại Mỹ buộc phải rời khỏi nơi ở của mình và bị đưa vào trại tập trung vào năm 1942. Ảnh: AP.
Một trong những sự kiện thường được nhắc đến để minh họa cho lịch sử kỳ thị mà người gốc Á phải đối mặt là việc người gốc Nhật ở Mỹ bị dồn vào trại tập trung trong Thế Chiến II. Năm 1941, sau khi Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt ký Sắc lệnh 9066, tống giam hàng ngàn người Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung do nghi ngờ họ làm gián điệp cho kẻ thù. Không tên gián điệp nào được tìm thấy. Người gốc Nhật trở về sau trại tập trung thì thấy tài sản của họ bị đập phá hoặc tịch thu.
Người Việt tại Mỹ cũng là nạn nhân quen thuộc bị kỳ thị.
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975, nhiều người Việt tới Mỹ tị nạn. Khi cộng đồng người Việt đông lên thì khẩu hiệu “người Việt cướp việc làm của người Mỹ” lại nổi lên. Năm 1979, sau khi nổ ra các vụ ẩu đả giữa ngư dân gốc Việt và người da trắng ở Texas, tàu bắt tôm của người Việt bị đốt, một xưởng nơi nhiều người Việt làm việc trở thành mục tiêu đánh bom. Năm 1981, đảng phân biệt chủng tộc 3K (Ku Klux Klan) tuyên bố gây chiến để tiêu diệt người Việt ở đây.
Nước Mỹ có “sửa sai” không?
Có. Nước Mỹ dần dần thừa nhận lịch sử phân biệt chủng tộc người châu Á của mình. Các đạo luật nhập cư dựa trên chủng tộc và nguồn gốc đều bị hủy bỏ.
Năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan công khai xin lỗi và bồi thường 20.000 USD một người cho những nạn nhân người gốc Nhật còn sống sau các trại tập trung trong Thế Chiến II. Tòa án Tối cao hủy bỏ phán quyết cho phép lập các trại tập trung này vào năm 2018. Bang California xin lỗi người Mỹ gốc Nhật vào đầu năm 2020.
Năm 2011, Thượng viện Mỹ chính thức xin lỗi về Đạo luật Loại bỏ người Hoa. Năm 2012, Hạ viện làm điều tương tự.
Tuy nhiên, phần lịch sử này lại hiếm khi được dạy trong trường học.
Tranh của họa sĩ gốc Á Amanda Phingbodhipakkiya tại một trạm tàu điện ngầm ở Brooklyn, New York. Các nhân vật gốc Á xuất hiện với thông điệp “đây cũng là nhà của chúng tôi”. Ảnh chụp tháng 1/2021. Nguồn: STRF/STAR MAX/IPx.
Adrian De Leon, trợ lý giáo sư ngành Hoa Kỳ học và Sắc tộc học tại Đại học Nam California nói:
“Một phần của vấn đề là những người nói rằng chuyện này [phân biệt chủng tộc] không thể nào xảy ra ở Mỹ. Phần còn lại, những cộng đồng phải chịu đựng kỳ thị thì biết nó có tồn tại. Việc cố ý khuyến khích cho tình trạng thiếu hiểu biết về lịch sử này là mảnh đất màu mỡ để chủ nghĩa thượng đẳng bản địa, phân biệt chủng tộc và bạo lực sinh sôi”.
Vì sao vấn đề phân biệt chủng tộc người gốc Á ít được quan tâm?
Có ba lý do:
– Người gốc Á thuộc nhóm thiểu số tại Mỹ, số lượng ít hơn nhiều so với người da đen. Trong cơ cấu dân số Mỹ 2019, người da đen chiếm tỷ lệ 13,4% trong khi người gốc Á là 5,9%. Con số nhà lập pháp da đen trong Quốc hội hiện tại là 59, gấp hơn ba lần tổng số nhà lập pháp gốc Á (17 người). Vấn đề người gốc Á bị kỳ thị ít nhận được sự quan tâm hơn so với vấn đề kỳ thị người da đen.
– Tính cách cam chịu và không muốn làm to chuyện của người gốc Á, nhất là thế hệ thứ nhất tới Mỹ. Theo một nghiên cứu của Pew Research năm 2012, khoảng 20% người gốc Á nói rằng trong một năm trước đó họ bị đối xử bất công vì lý do sắc tộc. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy chỉ 13% người gốc Á cho rằng phân biệt chủng tộc với người châu Á ở Mỹ là vấn đề lớn, 48% coi đó là vấn đề nhỏ và 35% cho rằng đó không phải là vấn đề. Những người lớn tuổi gốc Á hiếm khi báo cáo trải nghiệm bị phân biệt đối xử.
– Người gốc Á bị rập khuôn là “thiểu số kiểu mẫu”, tức là một nhóm người tự lực vươn lên thành công về giáo dục và kinh tế mà không cần chính phủ trợ giúp.
Người Mỹ gốc Á biểu tình chống kỳ thị chủng tộc trong đại dịch ngày 12/3/2021. Ảnh: AP Photo/ Steven Senne.
Theo nhà văn Nguyễn Thanh Việt, nhiều người không nhận thức được người gốc Á là một tập hợp rất đa dạng. “Có rất nhiều người gốc Á nghèo, nhiều người gốc Á sống trong điều kiện kinh tế dễ tổn thương và dễ trở thành đối tượng cho bạo lực sắc tộc”.
Trên thực tế, thiểu số kiểu mẫu là một cụm từ được nhào nặn ra để đối phó với phong trào đòi quyền lợi của người da đen những năm 1960. Trong thời gian này, các học giả da trắng quay ra ca ngợi người gốc Á là nhóm sắc tộc thành công nhờ chăm chỉ làm việc, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm mà không phải đòi quyền lợi hay phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ. Việc này đạt được hai mục đích. Một là ngăn cản động lực đòi hỏi quyền lợi và công lý xã hội của người da đen. Khi đặt một nhóm thiểu số cũng từng bị kỳ thị lên bục thành công nhờ nỗ lực cá nhân mà không ca thán, chỉ trích thể chế hay đòi hỏi thêm phúc lợi, câu hỏi ẩn đằng sau là “vì sao các bạn lại không làm được vậy?”.
Thứ hai, việc này tránh cho chính quyền phải quan tâm đến các vấn đề của người gốc Á và khiến các nhóm thiểu số này không liên kết với nhau trong cuộc vận động đòi công lý chống phân biệt chủng tộc.
Suốt 50 năm qua, quan niệm sai lầm về “thiểu số kiểu mẫu” đã đóng đinh trong ý thức của người Mỹ.
“Việc mô tả người Mỹ gốc Á là những người thành công cho phép công chúng, các quan chức chính phủ và ngành tư pháp phớt lờ hoặc gạt ra bên lề các nhu cầu hiện tại của người Mỹ gốc Á”, theo nhận định của Robert Chang, giáo sư luật tại Đại học Seattle.
Nguyên Chuẩn 元稹 (779-831) tự Vi Chi 微之, người Lạc Dương, Hà Nam, gia đình quan lại, làm Thượng thư Tả thừa, có quan điểm chính trị và văn học gần gũi với Bạch Cư Dị, chủ trương tác phẩm phải giàu tính hiện thực, nên người đương thời gọi là Nguyên-Bạch. Tác phẩm có Nguyên thị Trường Khánh tập. Ông còn là tác giả của truyện Hội chân ký về sau được Vương Thực Phủ đời Nguyên dựa vào để viết vở kịch Tây sương ký.
Ngoài các món ăn truyền thống và yoshoku – món Tây hương vị Nhật, thì nền ẩm thực Nhật Bản còn có những món ăn chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc, tạo nên sự pha trộn thú vị và làm đa dạng hơn thế giới ẩm thực của quốc gia này.
Chuka Ryori là gì?
Ẩm thực Trung Hoa Nhật Bản hay còn được gọi là Chuka Ryori - 中華料理 (hoặc có thể gọi ngắn gọn là Chuka), là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống ẩm thực Nhật Bản và Trung Quốc, phát triển vào cuối thế kỷ 19.
Những món ăn kết hợp Nhật-Trung, mặc dù dựa trên ẩm thực Trung Hoa chính thống nhưng được các đầu bếp Nhật Bản gia giảm, biến tấu cho phù hợp với người dân bản địa. Các công thức nấu ăn không hoàn toàn là Nhật Bản hay Trung Quốc, mà là sự pha trộn hương vị thơm ngon và độc đáo của cả hai.
Bối cảnh hình thành nên Chuka
Khi xưa, những người nhập cư và thương nhân Trung Quốc đến Nhật Bản không chỉ mang theo hàng hóa mà còn cả kho báu hương liệu trong căn bếp của họ. Họ định cư tại các thành phố của Nhật Bản như Yokohama, Nagasaki, Kobe và nhiều nơi khác.
Tất nhiên, những người nhập cư Trung Quốc cần phải thích nghi với văn hóa địa phương, bao gồm cả ẩm thực. Vì vậy, thay vì giữ cho ẩm thực Trung Quốc “nguyên chất” ở Nhật Bản, cộng đồng người Hoa-Nhật phải sử dụng và thích nghi với hương vị, nguồn nguyên liệu địa phương. Điều này đặc biệt rõ nét ở các nhà hàng, nơi những thực khách người Nhật không quen với cách nấu ăn truyền thống của Trung Quốc.
Khu phố Tàu tại Yokohama. Ảnh: Japan Guide
Và thế là Chuka Ryori – ẩm thực Trung Hoa ra đời tại Nhật Bản. Cho đến ngày nay, Chuka vẫn là một nhánh ẩm thực độc đáo như một tập hợp con của ẩm thực Nhật Bản. Khi mới du nhập vào Nhật, những nhà hàng món Hoa sẽ thường tập trung ở khu phố Tàu như các thành phố cảng Kobe, Nagasaki hoặc Yokohama, và kèm trong thực đơn cũng có một số món ăn được coi là meibutsu (đặc sản vùng miền) của các thành phố này.
Những nhà hàng với món ăn Trung Hoa cũng được chia thành nhiều dạng riêng biệt như: nhà hàng ramen; nhà hàng dimsum; nhà hàng theo phong cách Trung Quốc truyền thống… Nhưng theo thời gian, ramen lại trở thành một trong những món ăn đặc trưng cho ẩm thực xứ Phù Tang. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng kiếm được những nhà hàng bán Chuka ở bất kỳ đâu, với những món Hoa có sự điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị người Nhật.
Những món ăn Trung Hoa và Chuka phổ biến ở từng vùng khác nhau tại Nhật
Bất kỳ nhà hàng Trung Quốc nào ở Nhật Bản cũng sẽ có các món ăn từ nhiều vùng miền ở Trung Quốc, nhưng có một số nhà hàng chuyên về các món ăn của một vùng miền cụ thể. Vì người Nhật không ăn thịt cho đến gần cuối thế kỷ 19, nên nhiều món ăn làm từ thịt heo mà bạn thấy trong ẩm thực Nhật Bản thực ra cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ẩm thực Chuka
Chuka dựa trên ẩm thực Trung Quốc, nhưng mang hương vị Nhật Bản đặc trưng. Các thành phần và phương pháp chế biến cùng gia vị sau đó đã thay đổi đáng kể so với nguyên bản để phù hợp hơn với khẩu vị của người Nhật. Cùng tham khảo một số món Chuka mà bạn dễ dàng nhìn thấy trong thực đơn nhà hàng.
Banbanji: Đây là món ăn có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, làm từ thịt gà luộc xé nhỏ với dưa chuột và nấm kikurage (nấm mèo), rưới nước sốt mè.
Yaki-gyoza: Thịt xay trộn với hành lá và gừng, bọc trong lớp vỏ làm từ bột mì và nước. Ở Trung Quốc, gyoza thường được hấp hoặc luộc, nhưng phiên bản tại Nhật thì lại ưa chuộng việc chiên ở mặt dưới.
Hiyashi Chuka: Các món ăn kèm như giăm bông, dưa leo và trứng chiên thái sợi được phục vụ cùng mì trứng lạnh và rưới nước nước dùng vị giấm. Hiyashi Chuka là một món ăn phổ biến vào mùa hè ở Nhật Bản.
Tenshinhan: món ăn gồm trứng chiên ăn kèm với cơm.
Chuka-don: Đây là món ăn được làm từ happosai (rau củ và thịt lợn/gà xào trong nước sốt đặc) đặt trên một lớp cơm.
Rebanira-itame: món ăn mặn gồm gan bò xào với hẹ và giá đỗ.
Kani-tama: Thịt cua được xào với trứng và phủ trong nước xốt hơi sệt. Món ăn này dựa trên một món Quảng Đông gọi là “Fu rong dan”.
Ja-ja men là món mì kiểu Bắc Kinh với nhiều nguyên liệu như thịt xay xào và măng, sau đó nêm với nước xốt miso cay. Đôi khi, món này còn kèm theo dưa leo và giá.
Ẩm thực Quảng Đông
Yamu cha (yum cha): là một phong cách ăn uống mà người ta ăn dim sum trong khi uống trà.
Happosai: Món ăn này được làm từ rau và thịt heo (hoặc thịt gà) xào trong nước xốt sệt.
Ảnh: BBC, asahimatsu, Plated Asia, 中華一筋
Súp Fukahire: Fukahire là vây cá mập khô, cực kỳ đắt đỏ nhưng cũng là món ăn gây nhiều tranh cãi vì cách đánh bắt cá mập tàn nhẫn.
Chinjongyu: là món ăn được chế biến từ cá hấp với hành lá và rượu Thiệu Hưng.
Ẩm thực Bắc Kinh
Pekin dakku (Vịt Bắc Kinh): một món ăn không hề xa lạ với người Việt Nam với một con vịt được quay đến khi da giòn. Sau đó phần da sẽ được thái thành từng miếng nhỏ, gói trong một chiếc bánh mỏng, ăn kèm hành lá và dưa leo.
Baozi (bánh bao): Đây là loại bánh hấp có nhân là thịt và rau đã ướp gia vị, được bọc trong lớp vỏ mềm và xốp.
Sui Gyoza (sủi cảo Trung Quốc/ sủi cảo nước) là loại sủi cảo luộc có nhân là thịt và rau đã ướp gia vị, được bọc trong lớp vỏ bột mỏng.
Ảnh: KKday, Asian Food Lovers, youki
Ẩm thực Tứ Xuyên
Tôm xốt ớt: là tôm được xào trong nước xốt cà chua cay.
Hoikoro: Đây là món thịt lợn xào với bắp cải, ớt chuông và các loại rau khác.
Ẩm thực Thượng Hải
Shoronpo (Tiểu long bao): Đây là món ăn làm từ thịt và rau trộn với nước xúp cô đặc được bọc trong lớp vỏ mỏng. Khi shoronpo được hấp chín, nóng lên, phần xúp bên trong tan chảy. Để thưởng thức món ăn này, bạn nên đặt shoronpo trên một chiếc muỗng, dùng đũa chọc một lỗ nhỏ để phần nước chảy ra và húp phần nước trước khi ăn để tránh bị bỏng. Cách ăn ngon nhất là rắc gừng và nước tương hoặc giấm gạo đen lên trên.
Shanghai-gani (cua Trung Quốc): Shanghai-gani là một món ngon hiếm có chỉ có thể ăn vào mùa thu, đặc biệt là trứng cua cái. Chúng được hấp và nêm với giấm gạo đen.
Ảnh: Rakuten, 80c, lettuceclub
Niku-dango no amazu-ankake: bao gồm thịt xay được vo thành từng viên tròn và phủ trong nước xốt chua ngọt sánh đặc.
Thái độ quyết định cao độ, cao độ quyết định tầm nhìn, tầm nhìn quyết định tư duy, và tư duy quyết định kết quả.” Những người có tầm nhìn rộng mở, nhìn có vẻ họ đang đi đường vòng, nhưng thực chất họ đã đến thành công sớm hơn bạn một bước rồi.
Hình minh họa
Nhà văn Lâm Thanh Huyền (Trung Quốc) từng viết: "Nếu một con cò trắng đứng trên tuyết, người ngu chỉ chú ý đến con cò, kẻ khôn sẽ chỉ để tâm đến những hạt tuyết rơi, còn người có trí tuệ thực sự sẽ lưu lại toàn bộ khung cảnh trắng xóa đó."
Đối diện trước một khung cảnh, những người không giống nhau sẽ nhìn thấy những thứ khác nhau, đó chính là "tư duy".
"Tư duy" là khả năng quan sát và phán đoán của con người trước vạn vật. Người có tầm nhìn xa luôn luôn thuận lợi, dễ dàng vượt qua những khó khăn trên đường đời của mình.
Bởi vậy mới có câu nói: "Kẻ có tầm nhìn hạn hẹp còn đáng sợ hơn kẻ không có tiền".
Người có tầm nhìn hạn hẹp, cuộc đời sẽ càng ngắn ngủi
Trần Lương làm việc trong một công ty nhà nước đã được 10 năm. Những người vào cùng anh đều đã được thăng chức, duy chỉ có anh vẫn mãi là một nhân viên nhỏ bé.
Lương của anh cố định mỗi tháng là 15 triệu, lại phải phụ trách tất cả việc chi tiêu trong gia đình. Mặc dù ăn tiêu dè sẻn nhưng vẫn không thể đủ với mức sống đắt đỏ nơi thành phố.
Sở thích duy nhất của Trần Lương là xem phim. Mỗi lần muốn đi xem phim đều phải phân vân suy xét hồi lâu, càng không nói đến những chi phí khác như du lịch hay học bồi dưỡng...
Cuộc sống như vậy đã biến Trần Lương trở thành một người ki bo và thích kiếm lợi từ người khác.
Du lịch tiêu hết 420.000 liền báo công ty thành 500.000; bữa tiệc cùng khách hàng cũng phải nghĩ cách để công ty trả 500.000 - 600.000; ngay cả quà sinh nhật vợ cũng phải đòi công ty thanh toán.
Những việc này bị giám đốc phát hiện, vì thông cảm với hoàn cảnh của anh ta nên không truy cứu nữa. Tuy nhiên từ đó anh ta như trở thành cái gai trong mắt giám đốc, khiến anh mãi vẫn không được thăng chức như những người khác.
Một con người tham lam tự khắc sẽ không được trọng dụng, làm việc 10 năm trong công ty nhưng Trần Lương mãi vẫn chỉ là một nhân viên cấp dưới thấp cổ bé họng.
Trên thực tế, đó là biểu hiện của "tầm nhìn hạn hẹp", vật lộn mãi vẫn chỉ ở trong đáy giếng chật hẹp mà không thể nhảy ra ngoài.
Hình minh họa
Thời Tam Quốc, Viên Thiệu, người từng là một trong những thế lực chư hầu hùng mạnh nhất, cuối cùng lại ôm hận mà chết.
Ông là người có tầm nhìn hạn hẹp, hay chần chừ không quyết đoán, không chịu nghe theo ý kiến nghênh đón Hán Hiến Đế về Nghiệp thành, cuối cùng bị Tào Tháo vượt trước một bước.
Tào Tháo tấn công Lưu Bị, hậu phương không có binh canh giữ. Đây là cơ hội hiếm có, nhưng Viên Thiệu lại lấy cớ con trai bị bệnh nên không xuất binh, bỏ lỡ cơ hội cuối cùng đánh bại Tào Tháo.
Nắm trong tay một con bài tốt nhưng lại không biết cách sử dụng, tầm nhìn hạn hẹp và không giỏi mưu lược, Viên Thiệu cuối cùng vẫn thất bại trong tay Tào Tháo, thổ huyết mà chết.
Làm người đừng để giống như những đồ vật, bị giới hạn trong chính khuôn mẫu và rào cản của chính mình.
Người có tầm nhìn hạn hẹp, phần lớn giống "ếch ngồi đáy giếng", lòng dạ hẹp hòi, luôn quan tâm đến những lợi ích vụn vặt. Kết quả chỉ "nhặt được hạt vừng mà mất hết những hạt dưa".
Nếu bạn cứ luôn vì những chuyện vụn vặt, không quan tâm đến những vấn đề thực sự quan trọng của cuộc đời mình, vậy mãi mãi bạn vẫn không thể thoát khỏi số phận "ếch ngồi đáy giếng".
Người có khả năng nhìn xa trông rộng luôn dễ dàng có được thành công
Những người tài giỏi có chiến lược luôn đứng ở trên cao, nhìn được xa hơn và dễ dàng chớp cơ hội nhanh hơn những người khác. Đó là lí do mà họ luôn có được thành công.
Giống như nhà từ thiện lừng lẫy Kiều Trí Dung được tái hiện trong bộ phim "Kiều gia đại viện", một trong những bí quyết thành công của anh chính là khả năng phán đoán và tư duy sắc bén.
Năm 1838, sau khi đoạt lại tất cả từ tay anh trai, Kiều Trí Dung bắt tay và công cuộc khôi phục gia trang, chấn hưng gia tộc. Nhận ra được vấn đề khó lưu thông tiền tệ, Kiều Trí Dung bắt đầu lên kế hoạch. Anh mở hai cửa hàng hối đoái Đại Đức Thông và Đại Đức Phong, giúp thương gia thực hiện ước mơ rút ngoại hối ở những nơi khác nhau.
Chẳng bao lâu sau, "Tập đoàn Kiều Thị" của anh ta nhanh chóng phát triển khắp cả nước. Dần có khả năng chấn hưng Kiều gia, khôi phục lại gia tộc đang trên bờ vực suy vong.
Hình minh họa
Sau khi kinh doanh phát đạt, Kiều Trí Dung vẫn không quên cống hiến hết mình phục vụ tổ quốc.
Khi Tả Tông Đường chiếm lại Tân Cương cần lượng lớn lương thực, anh đã tập trung tài trợ hàng triệu lượng bạc. Lý Hồng Chương thành lập Sư đoàn quân Bắc Dương, anh đi đầu trong việc quyên góp một trăm nghìn lượng bạc và tài trợ một tàu chiến. Hạn hán xảy ra, dân đói triền miên, anh lập rạp phát cháo, cứu đói dân tỵ nạn.
Tấm lòng lương thiện ấy đã giúp Kiều Trí Dung có được tiếng thơm lừng lẫy, việc kinh doanh càng trở nên thuận lợi hơn, trở thành thương gia giàu có dẫn đầu tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc lúc bấy giờ.
Sự nghiệp thành công của Kiều Trí Dung không phải tự nhiên mà có được, đó là nhờ khả năng nhìn xa trông rộng, phán đoán, tư duy sâu sắc và nỗ lực không ngừng của anh.
Những người có tầm nhìn rộng mở, nhìn có vẻ họ đang đi đường vòng, nhưng thực chất họ đã đến gần thành công sớm hơn bạn một bước rồi.
Tầm nhìn không giống nhau tự khắc vận mệnh sẽ khác nhau
Điều gì đã tạo nên sự chênh lệch giữa người với người? Đó chính là "tư duy". Tư duy hạn hẹp, đời người cũng sẽ trở nên khác nhau.
Lôi Quân và đồng nghiệp của ông cùng nhau đến Kim Sơn làm việc đã nhiều năm, tuy nhiên vẫn chưa làm được gì nổi bật.
Năm 2009, bọn họ đều nhận thức được sự phát triển nhanh chóng của Internet. Người bạn đồng nghiệp đã qua tuổi trung niên, có gia đình con nhỏ. Anh muốn sống một cuộc sống bình thường, không muốn tung hoành làm giàu và cũng không muốn tự tạo áp lực cho bản thân.
Hình minh họa
Lôi Quân đã ngoài 40 tuổi nhưng ông vẫn muốn thử một lần, biết đâu đó lại là cơ hội của đời mình. Ông quyết tâm sử dụng Internet sản xuất điện thoại di động, thành lập công ty XiaoMi.
Vài năm sau Xiaomi đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc và Lôi Quân sở hữu khối tài sản lên tới 24,5 tỷ USD.
Còn người bạn đồng nghiệp kia vẫn mãi chỉ là một nhân viên bé nhỏ. Hai con người, cùng đối mặt với cơ hội kinh doanh giống nhau nhưng lại có tâm lý và cách tư duy khác nhau. Chính điều đó đã hình thành nên hai cuộc đời trái ngược.
Có câu nói rằng: "Thái độ quyết định cao độ, cao độ quyết định tầm nhìn, tầm nhìn quyết định tư duy, và tư duy quyết định kết quả."
Những người chỉ cúi đầu quan tâm đến đường đi mà không chịu ngẩng lên nhìn trời, khi không chú ý sẽ rất dễ đi sai phương hướng và không thể lên được đỉnh cao của sự thành công.
Người có tầm nhìn hạn hẹp, không chịu nghiên cứu tìm tòi, đối mặt với những con đường lạ lẫm phía trước lại cảm thấy sợ hãi không dám bước tiếp. Nếu cứ để những chuyện vụn vặt làm ảnh hưởng đến cuộc sống, vậy cả đời bạn cũng sẽ lún mãi trong hố bùn mà không thể ngoi lên được.
Người có chí tiến thủ sẽ không ngừng học hỏi, dù nghèo khó hay vất vả, họ cũng cố gắng thoát ra khỏi vực sâu của cuộc đời và chờ đợi thời khắc "lội ngược dòng leo lên đỉnh vinh quang".
Bởi vậy, chỉ có nâng cao khả năng tư duy quan sát, bạn mới có thể mở được cánh cửa của sự thành công.