Saturday, December 14, 2024

NHÌN NGẮM 17 BÁU VẬT QUÝ GIÁ NHẤT MỌI THỜI ĐẠI CỦA TRUNG HOA

Trung Hoa nổi tiếng là cái nôi của nền văn hóa, là nơi chứa đựng rất nhiều điều kỳ bí. Trong đó, quốc gia rộng lớn này sở hữu nhiều "trấn quốc chi bảo" (báu vật của quốc gia) cực kỳ hiếm thấy, có lịch sử lâu đời và có kỹ pháp chế tạo cao siêu,…


Và khi nhắc về báu vật quý giá nhất mọi thời đại của Trung Hoa, người ta thường kể đến 17 báu vật sau đây:

1. Đỉnh đồng: Tư mẫu mậu đỉnh

Đỉnh có từ cuối thời nhà Thương (1400 - 1100 BC). Tư mẫu mậu đỉnh được một nông dân ở tỉnh Hà Nam phát hiện vào tháng 3/1939. Đỉnh nặng 832,84 kg. Nó là chiếc đỉnh nặng nhất trong các nồi đồng được khai quật.


Đỉnh được đúc cho vua Zugeng để cúng mẹ vua. Tư mẫu mậu đỉnh là minh chứng cho trình độ cao về mặt kỹ thuật đúc đồng ở thời nhà Thương. Đây là đồ đồng lớn nhất và nặng nhất thế giới được khai quật từ trước đến nay, được tôn vinh là "Quốc bảo". Hiện nay, hiện vật này được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Bắc Kinh.

2. Chén cổ: Tứ Dương Phương Tôn

Tứ Dương Phương Tôn là chén uống rượu được làm bằng đồng cuối đời nhà Thương. Nó là chiếc chén làm bằng đồng nặng nhất và lớn nhất trên thế giới khai quật được từ trước đến nay.


Được xưng là “báu vât quốc gia” của Trung Quốc, Tứ Dương Phương Tôn được khai quật tại sườn núi Nguyệt Sơn, thị trấn Hoàng Tài, huyện Nịnh Hương, tỉnh Hồ Nam, vào năm 1938. Chiếc chén là tác phẩm đúc đồng kiệt xuất nhất của lịch sử Trung Quốc. Xung quanh thân chén có hình 4 con dê, là biểu tượng của sự giàu có và địa vị cao sang trong xã hội Trung Quốc. Hiện bảo vật này đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc gia Bắc Kinh.

3. Lưu kim vũ mã hàm bôi văn ngân hồ (Gọi tắt: Chiếc ấm vàng có hoa văn hình con ngựa)

Báu vật này có chiều cao 18,5 cm, có bụng hình tròn và dẹp, nắp đậy có hoa văn và quai hình vòng cung được nối liền với lắp đạy bằng một sợi dây. Giữa chân ấm và mình ấm có một vòng tròn bao quanh. Trên bụng ấm có đúc một con ngựa “vũ mã”.


Con ngựa tráng kiện, bờ mông rộng, bờm dài rủ xuống vai, trên cổ có thắt một dải lụa bay tự nhiên. Hai chân trước của con ngựa chống nghiêng, hai chân sau ngồi xuống, đuôi ngựa vẩy lên giống như đang vẩy theo nhịp điệu, tạo ra một vũ điệu đẹp để góp vui với người uống rượu. Toàn bộ kết cấu của chiếc ấm vàng này rất tráng lệ, thanh thoát và đẹp mắt.

Cấu tứ của chiếc ấm này xảo diệu, công nghệ tinh tế, từ trước đến nay chưa từng có nên được xếp vào hàng bảo vật quốc gia. Chiếc ấm này hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thiểm Tây.

4. Tương kim thú thủ mã não bôi

Chiếc chén đầu thú mã não nạm vàng này là báu vật bằng ngọc tuyệt đẹp của triều đại nhà Đường. Đây cũng là ngọc khí được chế tác tinh xảo nhất của nhà Đường.


Ngoài việc được chế tác tinh xảo, chiếc chén còn có màu đỏ cực kỳ hiếm thấy trên thế giới. Miệng của thú được nạm vàng bằng công nghệ đặc sắc, có màu sắc lấp lánh khiến cho đầu thú càng thêm đẹp. Hiện tại bảo vật này được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thiểm Tây.

5. Đại ngọc sơn

Đại ngọc sơn của “Đại Vũ trị thủy” được làm từ ngọc. Văn vật này là Trung Quốc ngọc khí. Văn vật này được cho là cần tiêu hao thời gian lâu nhất, dùng nguyên liệu nhiều nhất, chi phí cao nhất, điêu khắc tinh xảo nhất, kích thước lớn nhất của Trung Quốc.


Đồng thời, văn vật còn là một trong những tác phẩm bằng ngọc lớn nhất thế giới. Hiện văn vật này được trưng bày tại Viện Bảo tàng Cố cung, Bắc Kinh.

6. Kim Lũ Ngọc Y

Kim Lũ Ngọc Y còn được biết tới với tên gọi khác là "Ngọc Hạp". Đây là một vật tùy táng được xếp vàng hàng giá trị nhất trong số các cổ vật Trung Hoa.

Cổ vật này là bộ trang phục cao cấp mà chỉ có hoàng tộc và quý tộc mới có tư cách mặc sau khi chết để chôn cất. Chúng từng được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.


Tương truyền rằng, Kim Lũ Ngọc Y được làm từ hơn 1.100 gram tơ vàng nối liền 2.498 miếng ngọc lớn nhỏ khác nhau, thiết kết theo đúng hình dáng cơ thể của người chết. Vì vậy, mỗi bộ trang phục này có thể được coi là "độc nhất vô nhị". Cổ nhân tin rằng, người chết nếu được mặc Kim Lũ Ngọc Y, thi thể của họ không những không bị thối rữa mà còn có cơ hội sống lại.

Theo sử liệu ghi lại, số tiền làm ra một bộ Kim Lũ Ngọc Y tương đương với của cải tích cóp cả đời của 100 hộ gia đình thời bấy giờ và phải trải qua tới mười mấy công đoạn, một bộ Kim Lũ Ngọc Y mới có thể được hoàn thành. Từ đó có thể thấy, công nghệ chế tạo cổ vật này vô cùng phức tạp, vượt xa so với những đồ tùy táng khác.

7. Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Được chế tạo cách đây hơn 2.000 năm, nhưng thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (Cùng với Vệ, Ngô, Tề, Sở và nhiều nước khác, Việt chư hầu cuối thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc) vẫn vô cùng sắc bén và không hề có dấu hiệu bị xỉn màu hay hoen gỉ. Khả năng thách thức thời gian của thanh kiếm cổ nghìn năm này thực sự là hiếm thấy.

Theo đó, vào năm 1965, khi tiến hành một cuộc khảo sát ở tỉnh Hồ Bắc, cách khu tàn tích thành cổ Tế Nam (kinh đô trước kia của nhà Chu) chỉ 7 km, các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy 50 ngôi mộ thuộc thời kỳ Xuân Thu (722 - 481 TCN). Trong quá trình khai quật, các nhà nghiên cứu phát hiện thanh kiếm Câu Tiễn trong một chiếc hộp gỗ kín được đặt bên cạnh bộ hài cốt và hàng nghìn hiện vật khác.


Thanh kiếm có đặc điểm là thân kiếm thon dài, có sống lưng ở giữa, hai lưỡi sắc bén. Bên trên thanh kiếm có khắc 8 chữ triện "Việt Vương Câu Tiễn, tự tác dụng kiếm". Trên thân kiếm hoa văn được khắc vô cùng tinh tế, tỉ mỉ, mặc dù đã hơn 2.000 năm tuổi nhưng nó vẫn sáng bóng và sắc bén.

Dài khoảng 55,7 cm, nặng 875 gram, lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, chuôi kiếm dài 8,4 cm và trải qua hàng ngàn năm dưới lòng đất trong môi trường ẩm thấp, nhưng thanh kiếm Câu Tiễn dường như là "báu vật" thách thức thời gian. Hiện tại, "thiên hạ đệ nhất kiếm” này đang được trưng bày ở Bảo tàng Hồ Bắc.

8. Hồng Sơn Ngọc Long

Con rồng làm bằng ngọc Hồng Sơn có niên đại 8.000 năm này được gọi là "Con rồng số 1 của Trung Quốc". Con rồng ngọc cong giống hình chữ C được khai quật ở núi Hồng Sơn (Núi Đỏ), Mông Cổ.


9. Thương chu thái dương thần điểu kim sức

Hình dạng của bảo vật là hình tròn, vành ngoài của bảo vật mỏng. Hoa văn được trang trí hai tầng trong ngoài. Tầng bên trong là một vòng tròn bao gồm 12 “bánh răng” xoay tròn có khoảng cách đều nhau giống như một vầng hào quang.

Tầng bên ngoài bao quanh tầng bên trong, do 4 con chim giống nhau bay ngược chiều kim đồng hồ tạo thành. Đầu và móng chim to hơn, cổ và chân dài mà thô, thân chim nhỏ bé, cánh ngắn nhỏ, đuôi ngắn rủ xuống, có ba ngón. Bốn con chim theo thứ tự trước sau chạm vào nhau bay cùng một hướng và ngược lại hướng xoay của tầng bên trong.


Kết cấu của bảo vật này súc tích là tư tưởng triết học của người Thục, tư tưởng tôn giáo, sức sáng tạo và sức tưởng tượng về nghệ thuật phi phàm. Không chỉ vậy, bảo vật còn có được chế tác bởi công nghệ tinh xảo, hoàn mỹ. Cổ vật này đại biểu cho công nghệ chế tác hoàng kim của nhà Thục. Bảo vật hiện đang được trưng bày tại bảo tàng di chỉ Kim Sa ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

10. Mã đạp phi yến

Đây là bức tượng bằng đồng có từ thời Đông Hán (25 - 220), được khai quật trong một ngôi mộ cổ thời Đông Hán ở huyện Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, vào năm 1969. Bức tượng thể hiện niềm vui sướng, hài hước trong cuộc sống của người xưa cách đây 2.000 năm, được truyền tải qua nghệ thuật.


ho tượng có thân cao 34,5 cm, dài 45 cm, rộng 13 cm. Hình ảnh của pho tượng cho thấy sự mạnh mẽ, uy dũng, ngựa đầu ngẩng cao, thân thể chắc khỏe và bốn chân thon dài, nhanh nhẹn. Ba chân của con ngựa ở trên không trong tư thế “chạy như bay”, một chân đạp dưới đất lấy đà bay. Mã đạp phi yến là một kiệt tác có cấu tứ đặc sắc và được mang đi triển lãm ở nhiều nước trên thế giới. Hiện tại pho tượng này đang được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Cam Túc.

11. Đường Tam Thái Kì đà lạc vũ dũng

Bức tượng nhỏ làm bằng gốm về một người vũ công và những người soạn nhạc cưỡi một con lạc đà có từ thời nhà Đường (618 - 907). Bức tượng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, vào năm 1957.


Với nước men màu vàng, trắng, xanh chủ đạo, bức tượng được nhiều người biết đến vì trông sống động và tươi sáng. Đồng thời, bức tượng cũng phản ánh sự trao đổi văn hóa và kinh tế với nước ngoài và các dân tộc thiểu số với nhau trong suốt triều đại nhà Đường.

12. Thái hội quán ngư thạch phủ đồ đào hang

Chiếc bình có hình con cò, cá và chiếc rìu. Chiếc bình có từ Văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới được phát hiện vào năm 1978 ở tỉnh Hà Nam. Vật báu này phản ánh lối sống săn bắt của con người giai đoạn bấy giờ. Đồng thời, đây cũng là chiếc bình hiếm, quý giá về vẽ hình trên đồ gốm từ giai đoạn văn hóa Ngưỡng Thiều.


13. Chuông nhạc Tăng Hầu Ất

Chuông nhạc Tăng Hầu Ất được khai quật vào năm 1978, trong lăng mộ vua nước chư hầu tên Tăng Hầu Ất, sống vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Bộ chuông được tạo thành từ 65 chiếc chuông làm bằng đồng được treo trên 3 tầng giá gỗ. Chiếc chông nặng nhất khoảng 204 kg và cao 1,5 m, tổng trọng lượng của dàn chuông này khoảng 5 tấn. Âm vực của Tăng Hầu Ất rộng.


Kỹ thuật chế tạo cao siêu và tính năng âm nhạc tuyệt vời của bộ chuông đã làm thay đổi lịch sử âm nhạc Trung Quốc và thế giới. Các chuyên gia và học giả âm nhạc xưng bộ chuông là: “Báu vật hiếm thấy”. Hiện tại bảo vật được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.

14. Quách quý tử bạch bàn

Đây là chậu thường dùng hàng ngày để đựng nước có mặt từ thời Tây Chu (9 - 771 TCN). Chiếc chậu được nhiều người biết đến là chiếc chậu lớn nhất có niên đại trước thời nhà Tần còn đến ngày nay.


15. Thanh từ liên hoa tôn

Kiệt tác làm bằng sứ này có niên đại từ thời Bắc Tề (550 - 577), được khai quật vào năm 1948 trong một ngôi mộ dòng họ ở tỉnh Hà Bắc.


Đây là một trong số ít tác phẩm của nghệ thuật đồ gốm từ thời Bắc Tề còn lại cho đến ngày nay.

16. Thái đào nhân diện ngư văn bồn

Đây là báu vật của văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới (5.000 - 4.000 TCN). Nó được khai quật vào năm 1955 ở tỉnh Thiểm Tây. Cái chậu này được làm từ đất sét loại tốt màu đỏ và được sơn hình mặt người và cá.


17. Kiệt tác hội họa: Thanh minh thượng hà đồ

Tiết trời trở lên trong sáng thoáng đãng, tạm biệt những đợt mưa phùn nồm ẩm, tạm biệt cơn gió lạnh. Đó là không khí trời của Tiết Thanh Minh và cũng là lý giải cho ý nghĩa của dịp tết truyền thống này.

Để miêu tả được sự nhộn nhịp, đông đúc cũng như cảnh trời của tiết Thanh Minh, bức họa được coi là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc là sự tái hiện chân thực bức tranh sống động trong dịp tết này đó là Thanh minh thượng hà đồ.


Đây là một tác phẩm hội họa khổ rộng nổi tiếng của Trung Quốc do họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ thời nhà Tống. Ông đã vẽ tác phẩm này trên một cuộn giấy dài, với chiều cao 24,8 cm, dài 5,29 m.


Trên diện tích 1,31 m² của Thanh minh thượng hà đồ, họa sĩ Trương Trạch Đoan đã vẽ chi tiết tổng cộng 814 nhân vật, 28 thuyền, 20 xe cộ, 60 con vật và 170 cây cối trên ba phần tương đối phân biệt.

Phần ngoài cùng bên phải mô tả vùng ngoại ô Biện Kinh với các cánh đồng, những người nông dân, tiều phu và mục đồng, phần này được ngăn cách với phần giữa bằng cây cầu đông người qua lại. Phần ở giữa bức tranh mô tả các hoạt động, nhà cửa ở bên ngoài đại môn Biện Kinh. Phần ngoài cùng bên trái bức tranh mô tả cuộc sống nhộn nhịp bên trong thành với rất nhiều hàng quán, người qua lại với đủ dáng điệu, quần áo, cử chỉ.


Theo tên của bức tranh, Thanh minh thượng hà đồ, có thể hiểu đây là cảnh sinh hoạt của người dân Trung Quốc vào tiết Thanh minh tảo mộ ở Biện Kinh (nay là Khai Phong), kinh đô Bắc Tống. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thành phố được miêu tả trong bức tranh là không có thực và rằng cái tên của bức tranh chỉ có ý nói tới một ngày có tiết trời trong sáng. Thời điểm mô tả trong bức tranh là sau năm 1085 (năm sinh của Trương Trạch Đoan) và trước năm 1127 (năm Biện Kinh rơi vào tay nhà Kim).

Nếu như Mona Lisa được coi là báu vật của hội họa Tây phương, thì Thanh minh thượng hà đồ được coi là "Mona Lisa của phương Đông". Đây được coi là báu vật quốc bảo ở Trung Quốc có giá trị lớn về nghệ thuật cũng như lịch sử. Hiện bức họa được trưng bày tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.

Theo: dantiengtrung