Trương Nhược Hư
Xuân giang triều thuỷ liên hải bình,
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.
Diễm diễm tuỳ ba thiên vạn lý,
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện,
Nguyệt chiếu hoa lâm giai tự tán.
Không lý lưu sương bất giác phi,
Đinh thượng bạch sa khan bất kiến.
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên chỉ tương tự.
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân,
Đãn kiến trường giang tống lưu thuỷ.
Bạch vân nhất phiến khứ du du,
Thanh phong phố thượng bất thăng sầu.
Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử,
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?
Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
Đảo y châm thượng phất hoàn lai.
Thử thời tương vọng bất tương văn,
Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
Hồng nhạn trường phi quang bất độ,
Ngư long tiềm dược thuỷ thành văn.
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
Giang thuỷ lưu xuân khứ dục tận,
Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.
Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy,
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
Xuân giang hoa nguyệt dạ là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư và Trường hận ca của Bạch Cư Dị.
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề có nghĩa là đêm hoa trăng trên sông xuân, nhưng cũng là tên một khúc nhạc phủ thuộc Thanh thương ca khúc, khúc điệu được sáng tác vào đời Trần Hậu Chủ, do đó tựa đề cũng có thể không cần dịch nghĩa.
春江花月夜
張若虛
春江潮水連海平,
海上明月共潮生。
灩灩隨波千萬里,
何處春江無月明。
江流宛轉繞芳甸,
月照花林皆似霰。
空裏流霜不覺飛,
汀上白沙看不見。
江天一色無纖塵,
皎皎空中孤月輪。
江畔何人初見月,
江月何年初照人。
人生代代無窮已,
江月年年只相似。
不知江月待何人,
但見長江送流水。
白雲一片去悠悠,
青楓浦上不勝愁。
誰家今夜扁舟子,
何處相思明月樓。
可憐樓上月徘徊,
應照離人妝鏡臺。
玉戶帘中捲不去,
搗衣砧上拂還來。
此時相望不相聞,
願逐月華流照君。
鴻雁長飛光不度,
魚龍潛躍水成文。
昨夜閒潭夢落花,
可憐春半不還家。
江水流春去欲盡,
江潭落月復西斜。
斜月沉沉藏海霧,
碣石瀟湘無限路。
不知乘月幾人歸,
落月搖情滿江樹。
Đêm trăng hoa trên sông xuân
(Dịch thơ: Trần Trọng Kim)
Sông liền biển, nước xuân đầy dẫy
Trăng mọc cùng triều dậy trên khơi
Trăng theo muôn dặm nước trôi
Chỗ nào có nước mà trời không trăng?
Dòng sông lượn quanh rừng thơm ngát
Trăng soi hoa trắng toát một màu
Trên không nào thấy sương đâu
Trắng phau bãi cát ngó hầu như không
Không mảy bụi trời sông một sắc
Một vầng trăng vằng vặc giữa trời
Trăng sông thấy trước là ai
Đầu tiên trăng mới soi người năm nao
Người sinh hoá kiếp nào cùng tận
Năm lại năm trăng vẫn thế hoài
Trăng sông nào biết soi ai
Dưới sông chỉ thấy nước trôi giữa dòng
Mảnh mây bạc mông lông đi mãi
Rừng phong xanh trên bãi gợi sầu
Thuyền ai lơ lững đêm thâu
Trong lầu minh nguyệt chỗ nào tương tư
Trên lầu nọ trăng như có ý
Vào đài trang trêu kẻ sinh ly
Trong rèm cuốn cũng không di
Trên chày đập áo phủi thì vẫn nguyên
Mong nhau mãi mà tin bặt mãi
Muốn theo trăng đi tới cạnh người
Nhạn bay trăng cứ đứng hoài
Cá rồng nổi lặng nước trôi thấy nào
Đêm trước thấy chiêm bao hoa rụng
Thương quê người chiếc bóng nửa xuân
Nước sông trôi hết xuân dần
Trăng sông cũng lặn xế lần sang tây
Trăng xế thấp chìm ngay xuống bể
Cách núi sông xa kể dường bao
Cõi trăng về ấy người nào
Cây sông trăng lặn nao nao mối tình
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Trương Nhược Hư 張若虛 (660-720), thi nhân đời Đường, người Dương Châu 揚州 (nay thuộc tình Giang Tô 江蘇, Trung Quốc), làm quan tại Duyện Châu 兗州. Ông tề danh cùng Hạ Tri Chương 賀知章, Trương Húc 張旭, Bao Dung 包融, người đời gọi là Ngô trung tứ sĩ 吳中四士. Thơ của ông nay chỉ còn lại 2 bài, trong đó có Xuân giang hoa nguyệt dạ trứ danh.
Nguồn: Thi Viện