Văn hóa “quỳ” của người Nhật được truyền từ thời xưa đến nay
Trong tiếng Nhật “quỳ” có nghĩa là “ngồi thẳng”, là một kiểu ngồi chính thức, trang trọng. Những trường hợp cần phải ngồi quỳ thông thường là: các hoạt động văn hóa truyền thống của Nhật Bản như hoa đạo (Ikebana), trà đạo (Chanoyu), kiếm đạo (Kendo), những nghi thức trong cuộc sống như hôn lễ, tang lễ và khi cạn ly trước lúc bắt đầu bữa tiệc v.v… Người ta nói là quỳ là tư thế tốt nhất để giữ cho Kimono không bị nhăn.
Ở Nhật Bản hiện đại, văn hóa quỳ truyền thống vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay.
Đối với những người nước ngoài vừa mới đến Nhật, họ rất khó thích nghi với tư thế quỳ gối, ngồi lâu thì sẽ giống như bị tra tấn. Vì thế từ việc người nước ngoài có thể ngồi thẳng chuẩn hay không có thể biết được mức độ am hiểu văn hóa Nhật Bản của họ. Có một cách nói để hình dung việc người nước ngoài hòa nhập văn hóa Nhật Bản là “Tatami hóa”. (Trong các ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản, sàn nhà là Tatami, là những tấm chiếu được đan bằng cói. Ở trong phòng, người ta để những chiếc nệm mỏng gọi là zabuton trên chiếc chiếu và ngồi quỳ lên trên).
Người nước ngoài có thể ngồi thẳng chuẩn hay không có thể biết được mức độ am hiểu văn hóa Nhật Bản của người đó.
Ở Hàn Quốc, “quỳ” có nhiều ý nghĩa khác nhau. Là một quốc gia rất coi trọng lễ giáo, quỳ lạy là một trong những lễ tiết của người dân Hàn Quốc. Vì thế thường thấy người Hàn quỳ lễ trước trưởng bối, thậm chí thần tượng Hàn còn quỳ lễ trước fan trên sân khấu, điều này khiến cho rất nhiều fan nước ngoài cảm thấy khó hiểu. Và vào các dịp lễ, người Hàn vẫn còn giữ tập tục quỳ lễ theo truyền thống.
Trường đại học ở Hàn Quốc tổ chức lễ tốt nghiệp, sinh viên đang quỳ làm lễ.
Trẻ em Hàn Quốc học cách quỳ lễ.
Ở Hàn Quốc, khi mừng tuổi thì phải quỳ hành lễ. Phải khép chặt hai tay, nam thì để tay trái ở trên, nữ thì để trái ở dưới, đặt phía trên bụng dưới, đứng thẳng lưng. Nam nâng tay lên trước ngực, nữ nâng tay lên cao bằng mắt, mắt nhìn xuống chân. Nam quỳ đứng, nữ quỳ ngồi. Nam cúi người hành lễ đầu phải chạm vào tay ở trên mặt đất còn nữ thì chỉ cần cúi người 45 độ. Sau khi đứng dậy, tay vẫn để ở vị trí bụng dưới, đứng thẳng người. Từ tư thế khi quỳ lễ có thể biết được sự hiểu biết của người Hàn đối với việc hành lễ.
Thanh Tâm