Thursday, September 8, 2016

RẢNH RỖI ĐÀM "TỰ DO'

Cái gì là tự do? Vần đề này thường thường sẽ có nhiều đáp án khác nhau. Có người nói: “Tự do chính là cuộc sống tùy tâm sở dục, bản thân muốn làm gì thì làm nấy, không bị ước thúc.” Có người nói: “Tự do là có thể dùng tiền tài đổi lấy, có bao nhiêu tiền sẽ có bấy nhiêu tự do.” Cũng có người nói: “Tự do là hành động không bị trói buộc, hết hạn tù được ra ngoài sẽ hiểu được giá trị và ý nghĩa của tự do.” Còn có người nói: “Tự do là khu vườn của tinh thần và tâm hồn, tinh thần và tâm hồn không tự do, thì chỉ là một bộ xương khô và cái xác không hồn mà thôi.”

Đối với những quan điểm khác nhau đó, bạn đã tìm được đáp án thỏa đáng cho mình chưa? Nếu còn chưa đồng tình, vậy quan điểm của bạn là gì? Cái gì mới là tự do thật sự để chúng ta truy tìm đây?
Khi những người bạn bên cạnh đĩnh đạc nói “tùy tâm sở dục”, trên mặt họ lộ ra nét vui sướng và thỏa mãn không gì sánh kịp, tựa như mục tiêu cuối cùng của cuộc đời không gì ngoài điều đó: Rượu ngon, món ngon có thể được thỏa mãn trong mọi lúc ; trầm mê trong đủ loại hình giải trí đầy hưng phấn và kích thích có thể mang lại cho họ cảm giác vui vẻ; tuổi thanh xuân cự tuyệt không đọc sách học hỏi, năm đó bỏ việc làm bởi vì họ cho rằng: “Tránh nỗi khổ vất vả, để hưởng thụ cuộc sống” là phương pháp tốt nhất; hoặc đi sang một cực đoan khác, đem hết khả năng theo đuổi danh và lợi, lấy “kiếm tiền nhiều, kiếm tiền nhanh” làm mục tiêu của cuộc đời, trong mắt họ, tiền bạc là con đường duy nhất giúp họ có được “tự do vật chất”. Họ hưởng thụ lấy loại tự do này, ước mơ lấy loại tự do này, dùng hết tinh lực và thời gian một đời để theo đuổi nó.
Nhưng mà, thời gian qua đi cảnh vật thay đổi, khi cuộc đời mất đi hương hoa của ngày xưa, khi cùng sự tự do đó đi đến đoạn cuối của cuộc đời, họ mới bừng tỉnh đại ngộ, tự do như vậy bất quá chỉ là một loại trói buộc khác càng thêm xót xa. Lấy rượu làm niềm vui, tham ăn mỹ thực, lục phủ ngũ tạng bởi vì gánh chịu phụ tải quá lớn, sớm đã không còn phân biệt được ngọt ngào và mỹ vị; không kiêng dè gì mà đắm chìm trong đủ loại nghiện ngập, loại dung túng này chỉ khiến hao tổn sinh mệnh và thời gian, đồng thời cũng khóa chặt niềm vui thật sự của tâm hồn ở bên ngoài khung cửa, đến lúc quay đầu nhìn lại, mới nhận ra trong trí nhớ ngoại trừ những khoái cảm ngắn ngủi vô vị, thì chẳng còn lưu lại điều gì; về phần những ai thỏa mãn với chính mình, không cố gắng học hỏi và cần cù lao động, thỏa mãn với sự an nhàn ngắn ngủi, rốt cuộc một đời lại càng thêm trống rỗng hư không, cuộc sống như thế không chỉ đánh mất cơ hội hiểu rõ thế gian muôn màu và vô vàn niềm vui cùng sự tự do, hơn nữa cũng tự hạn chế phạm vi hoạt động của mình, đem cuộc đời mình đặt vào nhà lao, nhốt linh hồn và tuổi thanh xuân của mình lại.


Nếu tự do chỉ là lý do và mục tiêu để thỏa mãn dục vọng, nếu tự do chỉ là những khoái cảm không cần suy nghĩ, nếu tự do chỉ là dung túng lười biếng và tham lam, vậy mong bạn hãy phân rõ giới hạn với nó. Bởi vì nó phá hủy ý chí của bạn, đánh mất thời gian quý giá của bạn, mang đến cho bạn sự hối tiếc khôn nguôi trong cuộc đời. Như vậy, tự do trở thành ác ma tham lam, cắn nuốt thiện niệm bên trong mỗi người.
Nhìn xem xã hội bây giờ, cho dù tôn chỉ của Pháp luật là mang lại tự do cơ bản nhất cho con người, nhưng loại tự do đó không xóa sạch những ác ma và bất công trên thế gian. Một ít người nắm quyền hạn chế người dân được hưởng quyền tự do cơ bản đó, lại tranh thủ đặc quyền và chuyên chế cho riêng mình. Đối với họ mà nói, “Châu quan phóng hỏa” là tự do, “Dân chúng đốt đèn” là không được phép. Vì vậy, những người nắm quyền dần dần phóng đại loại tự do bất công này, đem quyền lực của mình đặt lên trên pháp luật; thực tế chính là, sau lưng tự do đó che dấu ác tâm không thể phơi bày.
Cùng pháp luật có chỗ bất đồng, thế nhân từ xưa tuân theo đạo trời, truyền thừa đạo đức để xã hội loài người được ước thúc nhân tâm, mà chính sự ước thúc và ôn hòa trong tâm mới có thể cho nhân loại sự tự do và bình an thật sự. Đối diện với đạo đức, nhân loại không thể tùy tâm sở dục, những cũng vì vậy, dục vọng sẽ không bị ác ma điều khiển, giúp con người phân biệt được chân lý và giả dối, chân thiện và tà ác. Nhưng ngày nay, nhân loại hiểu sai về đạo đức và thành kiến với nó khiến bản thân không còn bị ước thúc, tại thế giới coi trọng vật chất, nhân tâm không được kìm chế, đạo đức trở thành sự trói buộc và lao tù.
Bởi vậy, chúng ta không khó nhận ra, tự do không phải thể hiện ở chỗ hành động không kiêng dè, không phải khoái cảm ngắn ngủi và sự an nhàn do dung túng dục vọng mang đến, lại càng không phải rơi vào vòng theo đuổi hố sâu tà ác danh lợi quyền lực mà không cách nào tự kiềm chế.


Tự do thật sự đến từ Chân Thiện, đến từ sự lựa chọn rời xa tà ác. Nếu không có thiện niệm, tự do chỉ là đi về cầu thang dẫn xuống địa ngục, nếu không có chính niệm chính hành, tự do sẽ trở thành một tà lực hủy diệt, trượt xuống không cách nào quay lại. Tự do thật sự là một “Đại tự tại”, nó bắt đầu từ việc buông dục niệm; nếu nội tâm chất đầy dục vọng và đủ loại chấp trước về “tình”, sự tự do đó đã trở thành một loại trói buộc và tra tấn vĩnh viễn, khiến nhân loại khổ không muốn sống, khổ mà không thể nói nên lời.
(Sưu tầm trên mạng)

闲说“自由”
什么是自由?这个问题常常会有各种不同的答案。有人说:“自由就是随心所欲的生活,我想做什么就能做什么,不受约束。”有人说:“自由是可以用金钱换取的,拥有多少钞票就意味着拥有多少自由。”也有人说:“自由是人身和行动不受束缚,刑满释放的牢狱之徒是最能体会自由的价值和意义的。”还有人说:“自由是精神和灵魂的家园,精神和灵魂没有自由的人,只是一副骨骸和行尸走肉而已。”
对于这些不同的诠释,你是否能找到自己满意的答案?如果没有产生些许共鸣,那你自己对自由的定义又是什么?什么样的自由才是应该努力追寻的呢?
当身边的朋友侃侃而谈“随心所欲”一词时,他们的脸上尽显无与伦比的喜悦和满足,似乎人生的终极目标也不外乎于此。美酒佳肴可以随时满足着他们的味蕾;沉迷于各种兴奋刺激的娱乐方式可以让他们得到短暂而简单的快乐;青春年少拒绝读书求知、正值当年拒绝工作也是他们所认为的“避免吃苦受累,享受人生”的最佳方 式;或者走入另一种极端当中,竭尽所能的追名逐利,以“赚大钱、赚快钱”作为他们人生的目标,在他们的眼中,金钱是帮助他们实现“物质自由”的唯一途径。他们享受着这种自由,他们憧憬着这种自由,他们用尽毕生的时间和精力去追逐这样的自由。


然而,时过境迁,当人生逝去了往日的芳华,当所有的自由走到了生命的尽头,他们才恍然大悟,这样的自由不过是另一种更为悲哀的束缚。把酒言欢,美食饕餮,五脏六腑由于承受了太大的负荷,早已品不出甘甜和美味;无所顾忌的沉醉于各种瘾好,这种纵容在透支生命和时光的同时,也把那些可以滋润心灵的真正快乐拒之门外,等回首过往,才发现记忆中除了早已没有兴趣的短暂瞬间,什么都没有留下;至于满足于自己不用努力求知和辛勤劳作的那种贪图一时安逸的心态,观其人生更是空洞之极,这样的人生不仅丧失了了解世间百态和万象的自由和乐趣,而且也让自己画地为牢,将人生变成牢笼,囚禁着自己的灵魂和青春年华。
如果自由只是用来满足欲望的说辞和藉口,如果自由只是不假思索的满足感官上的刺激,如果自由只是纵容懒惰和贪欲,那么请你和这样的自由划清界限。因为它将摧毁你的意志,消磨你的宝贵时光,让你对自己的人生追悔莫及。这样的自由将成为贪婪的恶魔,吞噬着人性中的本真和善念。
放眼当今社会,尽管法律的精神赋予了人性最基本的自由,然而这样的自由却没有荡涤世间所有的不公平和邪恶。少数当权者限制民众享有这样的基本自由,却为自己争取最大的特权和专制。对他们来说,“州官放火”是自由的,“百姓点灯”不允许。因此,那些当权者逐渐放大这种不公平的自由,将自己的权力凌驾于法律之 上,而实际上,这样的自由背后是不可示人的邪恶之心。
与法律有所不同,世人自古秉承天道,道德的传承让人类社会中浮现的人心受到约束,而人心的克制和平和才能让人类实现真正的安宁和自由。在道德面前,虽然人们不可以随心所欲,但也正是因为如此,欲望不会被魔鬼操控,让人们得以分辨真理与谎言,真善与邪恶。然而如今,世人对道德的误解和偏见已经让自己不再受到约束,在物欲横流的世界中,人心已经失控,道德被看成是一种禁锢和束缚。那些教人放下执著、舍弃欲望的教诲却由于对“随心所欲”的眷恋而被世人遗弃在尘世中。


由此,我们不难发现,自由绝不是表面上各种行为的无所顾忌,不是仅仅由纵欲带来的快感和短暂的安逸,更不是堕入对名、利、权执著追逐的邪恶之渊而无法自拔。
真正的自由来源于真善,来源于一种远离邪恶的正行。如果没有善念,自由只是走向邪恶的地狱阶梯;如果没有正念正行,自由将成为滑向毁灭的一股邪力,永远无法回头。真正的自由是一种“大自在”,它萌生于对欲念的舍弃,如果内心充斥着太多的欲望和对各种“情”的执著,那所谓的“自由”将变成一种永远的折磨和束缚,让人痛不欲生,苦不堪言。
(網上搜查)

No comments: