Dưới đây là 10 loại bánh có cái tên lạ lùng nhất Việt Nam nhưng lại là đặc sản tuyệt ngon, các mẹ biết và được ăn thử mấy loại trong đây rồi?
Bánh gật gù
Bánh gật gù là một loại bánh truyền thống của người dân huyện Tiên Yên, Quảng Ninh.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh gật gù được làm từ bột gạo tương tự bánh cuốn, bánh phở. Gạo được ngâm sau đó đem nghiền thành bột, trong lúc nghiền bột người dân thường cho thêm cơm nguội để khi tráng bánh có độ phồng, xốp, dẻo mịn mà các loại bánh cùng loại không so sánh được. Bánh sau đó được tráng, hấp chín, đổ bột bánh lên khuôn một lớp dày và cuộn tròn không nhân và cắt thành từng khúc dài khoảng 15–20 cm.
Khi ăn, miếng bánh cuộn tròn, dẻo quẹo, gật lên gật xuống khi cầm tay quẹt một chút nước mắm chấm, mọi người tấm tắc khen ngon, tên bánh gật gù có từ đó.
Bánh uôi
Bánh uôi là đặc sản và niềm tự hào của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, thường được người địa phương nơi đây gọi là "peẻng uôi" (trong tiếng Mường thì từ này không có ý nghĩa rõ ràng).
Bánh uôi là đặc sản và niềm tự hào của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, thường được người địa phương nơi đây gọi là "peẻng uôi" (trong tiếng Mường thì từ này không có ý nghĩa rõ ràng).
Ảnh minh họa - nguồn internet
Ngoài ra, bánh còn có nhiều tên gọi hay ho khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết,… Bánh uôi có nguyên liệu chính là bột nếp nương, gồm hai loại: nhân mặn làm từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, còn nhân ngọt làm từ hạt nho nhe (một loại hạt có ở địa phương) hoặc từ đậu xanh.
Bánh răng bừa
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Nguyên liệu để làm bánh tẻ truyền thống nhân thịt bao gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong (ở Sơn Tây dùng lá chuối). Nhân bánh tẻ y chang với bánh giò. Một số địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương. Ngoài ra hiện nay, ngoài bánh nhân thịt tại Phụng Công - Hưng Yên còn có thêm bánh nhân đỗ cho người không ăn được bánh nhân thịt lợn. Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ thơm, mềm, dẻo chắc bánh hơn.
Bánh khọt
Bánh khọt là món đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm hoặc các loại hải sản, trứng cút, khi ăn thường dùng kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh hỏi
Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Bánh cóng
Bánh cóng là một món ăn ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, là đặc sản của người Khmer Nam bộ. Bánh có độ giòn và cách làm là bỏ bột chiên và tôm lên trong khuôn như bánh tôm Hồ Tây của người Hà Nội.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh có màu hơi sậm chứ không tươi như những nơi khác nhưng lại có mùi thơm và cực kỳ hấp dẫn. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cóng Sóc Trăng.
Bánh cáy
Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng), mang hạt rang lên thành bỏng rồi giã thành bột, vê tròn thành quả. Quả được thái thành những thanh nhỏ bằng ngón tay, tẩm gấc thành con cái đỏ, tẩm quả dành dành thành con cái vàng, rồi đem rán mỡ giòn tan cộng với mạch nha làm từ mầm lúa ngọt và mát, mứt dừa, vừng, lạc rang thơm tróc vỏ.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa.
Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả…
Bánh pía
Bánh pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, là những chiếc bánh nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ. Từ pía bắt nguồn từ tiếng Triều Châu là "pi-é", âm Hán Việt có nghĩa là bánh. Ngày nay, đây được xem là đặc sản nức tiếng của tỉnh Sóc Trăng.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh tai
Bánh tai hay bánh hòn tai là một loại bánh đặc sản của vùng Phú Thọ, Việt Nam. Bánh mang tên này là do có hình thù giống cái tai. Bánh được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn.
Nguyên liệu để làm món bánh khá đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và các loại gia vị cần thiết.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Bánh ngải
Bánh ngải là đặc sản của người Tày ở Lạng Sơn. Thoạt nghe tên chắc hẳn nhiều người sẽ hiểu lầm, nhưng bánh ngải thực chất được làm từ lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo.
No comments:
Post a Comment