Không những vậy ông lại có tài thao lược, có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử, đa mưu túc trí, thần cơ diệu toán. Ông đã hỗ trợ Lưu Bị bắt đầu sự nghiệp, bày mưu tính kế, bách chiến bách thắng, cai trị Thục Hán, cúc cung tận tụy tới lúc lâm chung. Ông tài hoa hơn người, tiếng lành đồn xa, công lao to lớn, là tấm gương mẫu mực và được người được xưng là bậc kỳ tài tế thế từ cổ tới nay.
Một ngàn năm sau, trong nước lại sinh ra một nhân tài kinh thiên động địa, thế nhân ca ngợi tài năng của Lưu Bá Ôn không kém gì Khổng Minh. Lưu Bá Ôn là người tinh thông mệnh lý học. Trong dân gian cũng có truyền thuyết kể ông là Thần tiên hạ phàm đến để trợ giúp Minh Thái Tổ thành tựu đại nghiệp.
Trong các câu chuyện dân gian và trong các tác phẩm văn học, ông thường được nhắc đến với tài thần cơ diệu toán, biết trước tương lai, nhìn thấu kim cổ. Hơn nữa, ông còn có tài hô phong hoán vũ, thần thông quảng đại.
Gia Cát Lượng sinh năm 181, Lưu Bá Ôn sinh năm 1311, chênh lệch hơn 1.000 năm, lịch sử thực sự kinh ngạc.
Gia Cát Lượng
Lưu Bá Ôn đương thời là vị quân sư đầy trí huệ. Người ta nói rằng, Lưu Bá Ôn là Gia Cát Lượng tái thế, là Khổng Minh hoàn dương chuyển sinh. Bá Ôn cũng tự phụ coi mình tài cao kỹ tuyệt, đức cao vọng trọng thường tùy tiện bình phẩm, trong tâm có điều không phục. “Khổng Minh học vấn uyên thâm, ta so với ông ấy chỉ kém 1 ly, Khổng Minh đức năng phi phàm, ta so với ông ấy chỉ thiếu một chút. Khổng Minh trí huệ siêu việt, ta so với ông ấy chỉ kém một ti (đề-xi-mi-li-mét; một phần vạn phân). Khổng Minh có thể dự trước đoán sau, chưa đoán đã biết, ta so với ông cũng không hề thua kém”.
Theo truyền thuyết , ngôi mộ của Gia Cát Lượng đã hàng nghìn năm không được tìm thấy, không ai biết rõ mộ của Gia Cát Lượng chôn ở đâu, chủ đề này đã trở thành câu hỏi lớn trong thiên hạ. Do vậy, Lưu Bá Ôn muốn chứng minh ông là người thông minh nhất trong thiên hạ.
Ông dẫn một số người đi theo và sử dụng các phương pháp để tìm lăng mộ của Gia Cát Lượng. Lưu Bá Ôn thậm chí còn cả gan thách thức: “Sinh thời Gia Cát Lượng liệu sự như thần có thể biết được sau khi mất ai sẽ là người tới viếng mộ tế lễ đầu tiên, người nào đến đào mộ ông, và ghi vào trong sách để trong mộ đá và lưu truyền qua các thời đại.
Ta quyết định sẽ đích thân tới viếng mộ Khổng Minh đầu tiên, nếu ông ấy có thể liệu sự như thần và biết được, ta sẽ đến quỳ gối dập đầu 1000 cái. Khổng Minh nếu không đoán ra được, ta sẽ chê cười vì tài năng ông ấy thấp hơn ta ba thước”.
Lăng của Gia cát Lượng. Nguồn ảnh: soundofhope
Sau khi xuyên qua cổng vòm cao ông bước lên những bậc thang lát đá hoa trước mặt là một tượng đài khổng lồ, phía trên có năm chữ do đích thân ‘Ngọa long sơn nhân’ (một biệt danh khác của Gia Cát Lượng) viết: “Ngô đáo vô nhân đáo” (吾到无人到), tạm dịch: Ta tới không ai tới.
Lưu Bá Ôn vô cùng kiêu ngạo, sau khi nhìn thấy tấm bia, không kìm được cười lạnh một tiếng. “Nghe nói Gia Cát Lượng Khổng Minh được coi là người có năng lực nhất thiên hạ, theo những gì ta thấy, e rằng không phải. Từ nay về sau, danh hiệu năng lực “đệ nhất thiên hạ” này ngoài Lưu Bá Ôn ta không ai xứng đáng!”. Lưu Bá Ôn chắp tay sau lưng, quay lưng lại đi với bộ dạng huênh hoang đắc ý.
Lưu Bá Ôn đi chưa được 20 bước đã có một tảng đá lớn chắn đường đi. Lưu Bá Ôn lệnh cho thuộc hạ lau đi lớp bụi mờ, từng nét chữ khắc trên phiến đá hiện lên một cách rõ ràng. Sau khi nhìn dòng chữ trên phiến đá, tùy tùng của Lưu Bá Ôn vô cùng hoang mang, lo lắng. Lưu Bá Ôn khi đó hắng giọng hét lớn: “Sai lầm, đúng là ta sai lầm. Học trò tự cao tự đại, không biết trời cao đất dày, đập vỡ bia đá bôi nhọ làm nhục tiên sư, tội đáng muôn chết”. Hóa ra, trên phiến đá có năm chữ “Chỉ có Bá Ôn đến” (只有伯温到) do chính Khổng Minh viết tay.
Lúc này, Lưu Bá Ôn vô cùng xấu hổ, nhanh chóng tới hành lễ một cách thành khẩn. Sau khi hành lễ, thân nặng tựa đá đeo, chân mềm như bún, không cách nào có thể đứng lên được. Ngay khi không thể đứng dậy, Lưu Bá Ôn bỗng dưng nhìn thấy một hàng chữ được khắc phía dưới của phiến đá, rằng: “Bá Ôn đội mũ hành lễ, bỏ mũ có thể đứng dậy”. Bá Ôn cảm giác Khổng Minh như đang ở trước mặt. Ông nhanh chóng bỏ mũ, khi ấy cơ thể dường như được thả lỏng, hành lễ 3 lần nữa rồi từ từ đứng dậy.
Gia Cát Lượng miếu ở Ngũ Trượng Nguyên
Hóa ra Gia Cát Lượng từ ngàn năm trước đã biết được ai là người đầu tiên viếng mộ của ông, ông đã để lại tấm bia đá cảnh cáo trước, xem ra trí tuệ của Gia Cát Lượng là không ai có thể so sánh được.
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: soundofhope (Lý Tịnh Nhu)
Link tham khảo:https://www.soundofhope.org/post/504689