Rồng từ xưa đến nay luôn là biểu tượng của vương thất, tượng trưng cho điềm lành, sự cao quý và may mắn, có rồng bảo vệ thì con người sẽ không gặp phải tai ương lớn. Vì vậy vào thời cổ đại, các vị vua trong quá khứ thường tự gọi mình là Chân Long Thiên Tử, những cận thần của vua hễ mở miệng đều gọi “thân rồng”, quần áo vua mặc được gọi là long bào, với hình vẽ của rồng trên đó. Vì vậy, trong lịch sử có không ít các nhà văn và họa sĩ thi nhau tạo ra những tác phẩm về rồng. Vào thời Nam Tống, có một người đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật vẽ rồng, người này chính là họa sĩ kiêm nhà thư pháp nổi tiếng thời Tống — Trần Dung.
Trần Dung (陳容) từ nhỏ đã thể hiện khả năng phi thường trong lĩnh vực hội họa và thư pháp. Sau khi trưởng thành, ông nổi tiếng với việc vẽ rồng bằng mực. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm trong suốt cuộc đời, không chỉ giỏi về vẽ rồng mà còn vẽ thông, tre, hạc, đôi khi cũng vẽ hổ. khi về già nét bút của ông rất đơn giản và tinh xảo nên được mệnh danh là “Sở Ông Long”, “Sở Ông Hạc” và “Sở Ông Trúc”.
Một góc trong tranh《Lục Long Đồ》(Ảnh mạng)
Ở thời đó, quan lại quyền quý và những nhà văn sĩ, thi nhân đều cảm thấy vinh dự khi được sở hữu một tác phẩm “Sở Ông Long”. Nó không chỉ có ảnh hưởng lớn đến họ mà còn lan truyền rộng rãi đến các thế hệ đời sau. Bức tranh “Lục Long Đồ” do ông vẽ sau đó đã được hoàng đế Càn Long tình cờ thu thập. Sau khi xem bức tranh này, Càn Long không chỉ ngạc nhiên với sự sống động của con rồng và nét vẽ mạnh mẽ của Trần Dung, mà còn kinh ngạc trước sự xuất sắc vượt trội của người đặc biệt này. Thật là một kỳ nhân đáng kinh ngạc!
Sau đó, bức tranh này đã qua tay người Nhật và được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Fujita ở Nhật Bản. Chủ nhân của Bảo tàng Mỹ thuật Fujita là Nam tước Denzaburo Fujita, vì mục tiêu hoàn thiện và phát triển tương lai của Bảo tàng Mỹ thuật Fujita mà đã gặp phải khó khăn tài chính trong những năm gần đây. Vì vậy, Fujita không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải giao bức tranh cho Christie’s để tiến hành đấu giá.
Từ thời đại Nam Tống trở đi, sau Trần Dung, hình tượng cơ bản của rồng đã được xác định, những tác phẩm về sau được phát triển dựa trên cơ sở của Trần Dung. Bộ tranh này đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật vẽ rồng trong thời kỳ Nam Tống. Họa sĩ Trần Dung trở thành người tiên phong trong việc vẽ rồng ở Trung Quốc.
Ngay cả ở Nhật Bản, hầu hết các bức tranh có hoa văn rồng trong hàng trăm năm qua đều được mô phỏng dựa theo tranh của Trần Dung. Họa sĩ Junsaku Koizumi nổi tiếng của Nhật Bản đã đánh giá chân thành: “Rồng của Trần Dung rất có sức hút và sống động như thật, chỉ có thiên tài mới vẽ được bức tranh như vậy!”
Trần Dung không chỉ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật Trung Quốc mà còn có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới, một bậc thầy như vậy thật khiến người đời ngưỡng mộ và kính phục!
Lan Chi biên tập
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment