Hãy cùng xem những bí mật về đôi đũa cũng như cách sử dụng đũa ở Nhật có gì khác với Việt Nam; và cùng kiểm lại xem mình có từng hiểu sai về cách dùng đũa khi sống và làm việc ở đây qua bài viết sau của Suleco nhé.
1. Những con số về đôi đũa
Cùng là quốc gia sử dụng đũa như Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam nhưng có lẽ Nhật Bản là nước sử dụng nhiều đũa nhất hàng năm. Theo thống kê năm 2019, 25 triệu đôi đũa dùng 1 lần đã được sử dụng ở quốc gia Mặt trời mọc và dân số Nhật Bản năm này là trên 126 triệu người.
Bạn có để ý đến kích thước đũa không? Có lẽ không ít lần chúng ta từng thấy bất tiện khi đôi đũa quá dài hoặc quá ngắn, đặc biệt là khi tìm đũa cho các em bé có bàn tay nhỏ nhắn. Nhật Bản thì khác, kích thước từng đôi đũa được quy định rõ sao cho phù hợp với bàn tay. Muốn mua một đôi đũa cũng phải chú ý, nếu không thì sẽ có tình trạng đũa “mất kiểm soát” dù đang nằm trong tay mình.
Các kích cỡ của đôi đũa: cho trẻ nhỏ và người lớn, cho nam và nữ
Theo nghiên cứu, mặc dù cũng sử dụng đũa nhưng đôi đũa của người Nhật ngắn hơn của Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này không phải vì bàn tay của người Nhật nhỏ hơn mà vì họ cho rằng đôi đũa có kích thước dài quá sẽ khó điều khiển, khiến cho bữa ăn trở nên kém ngon.
2. Những điều cấm kỵ khi dùng đũa ở Nhật
Ngoài những quy tắc tương tự như khi dùng đũa ở Việt Nam (không cắn hoặc liếm đũa khi đang dùng bữa, không dùng đũa đảo xới tìm món mình muốn ăn trong đĩa, không chỉ đũa vào mặt người khác dù đang nói chuyện vui vẻ hoặc không gõ đũa, vung vẩy đũa làm rơi vãi đồ ăn) thì bạn cần phải nhớ những điều sau đây.
Cắm đũa trong chén cơm: đây được xem là nghi lễ thờ cúng người đã mất.
Gắp chuyền đũa: hình thức này dùng trong đám tang, vì vậy bạn không được gắp đồ ăn chuyền cho người khác bằng đũa.
Giữ đũa: Bạn muốn múc canh hoặc lấy chén nước chấm bằng bàn tay cầm đũa? Vậy thì hãy đặt đũa lên miếng gác rồi thao tác. Không được vừa cầm đũa vừa kéo chén hoặc múc canh nhé.
Kéo chén: Dù chén thức ăn ở xa đến đâu thì bạn cũng không được dùng đũa để làm phương tiện kéo chén/ đĩa thức ăn về phía mình.
Xiên đồ ăn: Có những món ăn có hình dạng tròn, trơn (như nấm, đậu hũ…) rất khó gắp. Dẫu vậy, bạn không được dùng đũa để xiên đồ ăn đâu, thay vào đó hãy dùng muỗng.
Xé thức ăn: Bạn dùng đũa xé thức ăn vì người phục vụ đã quên cắt trước khi đem ra bàn. Hãy tưởng tượng hình ảnh mình cầm mỗi tay một chiếc đũa và cố giằng thức ăn ra làm nhiều mảnh? Chẳng đẹp chút nào!
3. Cách cầm đũa
Với người đã sử dụng đũa thuần thục thì cách cầm đũa không còn quan trọng nữa, chúng ta chỉ quan tâm cầm đũa sao để đồ ăn không rơi vãi mà thôi. Nhưng với người Nhật thì quy tắc cầm đũa cũng được tính toán cẩn thận.
Về cách cầm đũa khi đang trong bữa ăn cũng có quy tắc: Khi không ăn thì đầu đũa cần khép lại và khi gắp thức ăn thì độ mở đũa ở mức vừa phải.
Đôi đũa nhỏ bé và thân quen hàng ngày là vậy nhưng có nhiều quy tắc khi sử dụng quá phải không các bạn? Thế nhưng, người Nhật vốn nổi tiếng về sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chu đáo nên các bạn hãy tập làm quen với văn hóa của Nhật từ những điều nhỏ bé này.
Chúc các bạn mau nắm các quy tắc trên và sớm hòa hợp với văn hóa của Nhật Bản nhé.
Theo: suleco
No comments:
Post a Comment